CTTĐT - Thực hiện đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, những năm gần đây nhiều hộ dân xã Minh Xuân - huyện Lục Yên đã mạnh dạn đưa các giống cây ăn quả có múi vào trồng cho thu nhập ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, trong đó điển hình là mô hình trồng bưởi Diễn.
Trồng Bưởi Diễn mang lại thu nhập cao
Vườn cây ăn quả của gia đình ông Nguyễn Thọ Ánh - thôn 13 - xã Minh Xuân hiện có 30 cây bưởi Diễn đã cho quả, trung bình mỗi cây có từ 70-100 quả. Những ngày này ông đang tất bật chăm sóc để chuẩn bị đến mùa thu hoạch. Giáp Tết năm ngoái, trung bình mỗi cây bưởi ông thu về trên dưới 3 triệu đồng. Thực hiện chủ trương xóa bỏ vườn tạp, năm 2010 gia đình ông đã mạnh dạn trồng thử nghiệm giống bưởi Diễn. Lúc đầu trồng thử nghiệm khoảng 30 cây, sau hơn 2 năm trồng và chăm sóc, ông Ánh nhận thấy thấy cây bưởi Diễn phù hợp với thổ nhưỡng của vùng đất này, quả sai và ngọt không kém gì bưởi Diễn ở Hà Nội. Đến năm 2014, qua học hỏi kinh nghiệm ở huyện Hàm Yên (Tuyên Quang), và các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, gia đình ông tiếp tục trồng thêm hơn 100 cây. Hiện 30 cây trồng thử nghiệm đã cho quả mùa thứ 2, chất lượng bưởi rất tốt, thương lái đến tại vườn mua với giá 25 ngàn đồng/quả không kể to nhỏ, qua hạch toán năm 2016 gia đình ông bán được khoảng hơn 2 nghìn quả thu về gần 50 triệu đồng.
Còn với gia đình bà Triệu Thị Liên - thôn 16 nhờ mạnh dạn chuyển đổi vườn tạp sang trồng bưởi Diễn mà đến nay đời sống gia đình bà đã được cải thiện rõ rệt. Trong khu vườn rộng chỉ được vài trăm mét vuông đất, năm 2010 bà trồng được 50 cây bưởi Diễn, đến nay sau 7 năm kiên trì học hỏi kinh nghiệm từ nhiều nơi, hơn 20 cây đã cho thu hoạch và bán cho thị trường. Bằng kinh nghiệm tích lũy được, mỗi năm bà Liên tiến hành bón phân 3 lần vào tháng giêng, tháng năm và tháng tám với các loại phân tổng hợp và phân hữu cơ. Ðể tăng khả năng đậu quả, khi cây ra nụ bà Liên tiến hành cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân qua lá, phun 2 lần cách nhau 15 ngày. Ðể phòng sâu bệnh, bà thường xuyên kiểm tra và dùng các loại thuốc đặc hiệu để phun. Chính vì không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độc hại nên chất lượng quả khi thu hoạch của gia đình bà luôn cao và được người tiêu dùng ở trong huyện ưa chuộng. Tính riêng năm 2016 gia đình bà bán được trên 1 nghìn quả thu về cho gia đình 30 triệu đồng.
Qua thống kê của UBND xã Minh Xuân, hiện nay toàn xã có khoảng 100ha diện tích cây ăn quả, trong đó cây ăn quả có múi chiếm khoảng 50%, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, những năm qua UBND xã Minh Xuân đã tập trung tuyên truyền, vận động bà con nhân dân đẩy mạnh trồng các loại cây ăn quả có múi vào phát triển kinh tế gia đình, nhờ đó đến nay đã xuất hiện nhiều mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, điển hình như mô hình trồng cây bưởi Diễn với tổng diện tích khoảng 6ha với trên 10 hộ tham gia, tập trung nhiều ở các thôn 4,6,8… trong đó tỷ lệ bưởi được cho thu hoạch chiếm trên 50%. Trung bình mỗi cây có từ 50 đến trên 100 quả, có giá trị từ 1 đến gần 3 triệu đồng, do vậy mà nhiều hộ dân trong xã Minh Xuân mỗi năm có thu nhập từ 40-60 triệu đồng. Nhận thấy cây bưởi Diễn hợp đất, hợp khí hậu, mang lại hiệu quả kinh tế cao, xã Minh Xuân đã quy hoạch lại diện tích trồng bưởi, đồng thời vận động bà con nhân dân tận dụng các diện tích đất phù hợp để đưa bưởi vào trồng theo hướng hàng hóa. Đến nay, nhiều hộ trong xã có vườn bưởi với diện tích lớn đã cho thu hoạch và trở thành cây làm giàu của gia đình, góp phần quan trọng vào chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo tại địa phương, ông Nông Mạnh Tường - Chủ tịch UBND xã Minh Xuân nói: “Thời gian tới, UBND xã sẽ tập trung tuyên truyền, vận động bà con nhân dân các thôn chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang cây ăn quả có múi, trong đó tập trung vào mô hình bưởi Diễn để tạo ra sản phẩm cung ứng cho thị trường, đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân”.
Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất đang là hướng đi đúng giúp người dân xã Minh Xuân nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích canh tác, góp phần cải thiện cuộc sống. Bưởi Diễn là cây trồng đã và đang khẳng định rõ nét về ưu thế vựơt trội của mình trong đời sống sản xuất với bà con nhân dân nơi đây./.
1407 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, những năm gần đây nhiều hộ dân xã Minh Xuân - huyện Lục Yên đã mạnh dạn đưa các giống cây ăn quả có múi vào trồng cho thu nhập ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, trong đó điển hình là mô hình trồng bưởi Diễn.Vườn cây ăn quả của gia đình ông Nguyễn Thọ Ánh - thôn 13 - xã Minh Xuân hiện có 30 cây bưởi Diễn đã cho quả, trung bình mỗi cây có từ 70-100 quả. Những ngày này ông đang tất bật chăm sóc để chuẩn bị đến mùa thu hoạch. Giáp Tết năm ngoái, trung bình mỗi cây bưởi ông thu về trên dưới 3 triệu đồng. Thực hiện chủ trương xóa bỏ vườn tạp, năm 2010 gia đình ông đã mạnh dạn trồng thử nghiệm giống bưởi Diễn. Lúc đầu trồng thử nghiệm khoảng 30 cây, sau hơn 2 năm trồng và chăm sóc, ông Ánh nhận thấy thấy cây bưởi Diễn phù hợp với thổ nhưỡng của vùng đất này, quả sai và ngọt không kém gì bưởi Diễn ở Hà Nội. Đến năm 2014, qua học hỏi kinh nghiệm ở huyện Hàm Yên (Tuyên Quang), và các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, gia đình ông tiếp tục trồng thêm hơn 100 cây. Hiện 30 cây trồng thử nghiệm đã cho quả mùa thứ 2, chất lượng bưởi rất tốt, thương lái đến tại vườn mua với giá 25 ngàn đồng/quả không kể to nhỏ, qua hạch toán năm 2016 gia đình ông bán được khoảng hơn 2 nghìn quả thu về gần 50 triệu đồng.
Còn với gia đình bà Triệu Thị Liên - thôn 16 nhờ mạnh dạn chuyển đổi vườn tạp sang trồng bưởi Diễn mà đến nay đời sống gia đình bà đã được cải thiện rõ rệt. Trong khu vườn rộng chỉ được vài trăm mét vuông đất, năm 2010 bà trồng được 50 cây bưởi Diễn, đến nay sau 7 năm kiên trì học hỏi kinh nghiệm từ nhiều nơi, hơn 20 cây đã cho thu hoạch và bán cho thị trường. Bằng kinh nghiệm tích lũy được, mỗi năm bà Liên tiến hành bón phân 3 lần vào tháng giêng, tháng năm và tháng tám với các loại phân tổng hợp và phân hữu cơ. Ðể tăng khả năng đậu quả, khi cây ra nụ bà Liên tiến hành cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân qua lá, phun 2 lần cách nhau 15 ngày. Ðể phòng sâu bệnh, bà thường xuyên kiểm tra và dùng các loại thuốc đặc hiệu để phun. Chính vì không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độc hại nên chất lượng quả khi thu hoạch của gia đình bà luôn cao và được người tiêu dùng ở trong huyện ưa chuộng. Tính riêng năm 2016 gia đình bà bán được trên 1 nghìn quả thu về cho gia đình 30 triệu đồng.
Qua thống kê của UBND xã Minh Xuân, hiện nay toàn xã có khoảng 100ha diện tích cây ăn quả, trong đó cây ăn quả có múi chiếm khoảng 50%, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, những năm qua UBND xã Minh Xuân đã tập trung tuyên truyền, vận động bà con nhân dân đẩy mạnh trồng các loại cây ăn quả có múi vào phát triển kinh tế gia đình, nhờ đó đến nay đã xuất hiện nhiều mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, điển hình như mô hình trồng cây bưởi Diễn với tổng diện tích khoảng 6ha với trên 10 hộ tham gia, tập trung nhiều ở các thôn 4,6,8… trong đó tỷ lệ bưởi được cho thu hoạch chiếm trên 50%. Trung bình mỗi cây có từ 50 đến trên 100 quả, có giá trị từ 1 đến gần 3 triệu đồng, do vậy mà nhiều hộ dân trong xã Minh Xuân mỗi năm có thu nhập từ 40-60 triệu đồng. Nhận thấy cây bưởi Diễn hợp đất, hợp khí hậu, mang lại hiệu quả kinh tế cao, xã Minh Xuân đã quy hoạch lại diện tích trồng bưởi, đồng thời vận động bà con nhân dân tận dụng các diện tích đất phù hợp để đưa bưởi vào trồng theo hướng hàng hóa. Đến nay, nhiều hộ trong xã có vườn bưởi với diện tích lớn đã cho thu hoạch và trở thành cây làm giàu của gia đình, góp phần quan trọng vào chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo tại địa phương, ông Nông Mạnh Tường - Chủ tịch UBND xã Minh Xuân nói: “Thời gian tới, UBND xã sẽ tập trung tuyên truyền, vận động bà con nhân dân các thôn chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang cây ăn quả có múi, trong đó tập trung vào mô hình bưởi Diễn để tạo ra sản phẩm cung ứng cho thị trường, đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân”.
Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất đang là hướng đi đúng giúp người dân xã Minh Xuân nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích canh tác, góp phần cải thiện cuộc sống. Bưởi Diễn là cây trồng đã và đang khẳng định rõ nét về ưu thế vựơt trội của mình trong đời sống sản xuất với bà con nhân dân nơi đây./.