Hội nghị xúc tiến đầu tư, an sinh xã hội vùng Tây Bắc sẽ diễn ra trong hai ngày 3-4/4/2015, tại tỉnh Sơn La.
Đầu tư phát triển vùng Tây Bắc là nhiệm vụ luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, nhằm khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng; thu hút mạnh mẽ các nguồn lực, các thành phần kinh tế trong nước và quốc tế. Ngoài ý nghĩa về kinh tế, còn thể hiện tình cảm, trách nhiệm của cả nước đối với vùng Tây Bắc, nơi đang giữ vai trò to lớn đối với môi trường sinh thái vùng Bắc Bộ, điều hoà nguồn nước, bình ổn khí hậu; nơi có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; là căn cứ cách mạng và an toàn khu của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, nơi biên cương phên dậu của đất nước; đồng bào nhân dân các dân tộc Tây Bắc mặc dù đời sống vật chất còn nghèo nhưng tấm lòng hiếu khách thì luôn luôn rộng mở.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc về việc tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, an sinh xã hội vùng Tây Bắc, biểu dương các doanh nghiệp tiêu biểu và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Ban Chỉ đạo Tây Bắc phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan và UBND tỉnh Sơn La tổ chức tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La vào các ngày 03/4 và 04/4/2015. Vào 20 giờ ngày 03/4 sẽ diễn ra Chương trình nghệ thuật “Chung tay cùng đồng bào Tây Bắc”, được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam. Ngoài ra còn nhiều hoạt động phụ trợ khác được tổ chức trong khuôn khổ sự kiện này.
Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Bắc được tổ chức vào ngày 04/4 tới đây sẽ giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, lợi thế của vùng; gồm các thế mạnh trong sản xuất nông, lâm nghiệp; những định hướng thu hút đầu tư, phát triển các loại hình dịch vụ, đầu tư chiều sâu để khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển thuỷ lợi vừa và nhỏ gắn với thủy điện theo quy hoạch, các ngành công nghiệp chế biến và bảo quản nông lâm sản; đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông; phát triển kinh tế cửa khẩu. Đây là diễn đàn cho các tổ chức, nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước và quốc tế gặp gỡ, đối thoại, trao đổi kinh nghiệm, thiết lập quan hệ hợp tác, liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc. Đồng thời, tạo điều kiện để các nhà quản lý, nhà khoa học và nhà đầu tư gặp gỡ trao đổi về công tác quản lý nhà nước, các cơ chế chính sách, môi trường đầu tư vùng Tây Bắc; tạo điều kiện để nhà đầu tư tiếp cận các dự án trọng điểm; tìm hiểu về cơ chế, chính sách ưu đãi tại các địa phương và tình hình tín dụng đầu tư, công tác an sinh xã hội ở vùng Tây Bắc.
Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Bắc ngày 3-4/4/2015 tổ chức tại tỉnh Sơn La, có sự tham gia của trên 500 đại biểu, trong đó có gần 200 đại biểu là các doanh nhân và nhà đầu tư tiềm năng, các tổ chức tài chính, tín dụng, cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư; đại diện cơ quan ngoại giao nước ngoài; lãnh đạo 14 tỉnh vùng Tây Bắc và một số địa phương (thành phố (TP) Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Bình Dương) cùng sự có mặt của lãnh đạo và đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, các nhà quản lý; các cơ quan thông tấn, báo chí.
Đoàn đại biểu của tỉnh Yên Bái tham gia Hội nghị do đồng chí Phạm Duy Cường - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn. Tham gia có lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Các doanh nghiệp được tỉnh lựa chọn dự Hội nghị, cũng là 5 doanh nghiệp được biểu dương trong đợt này, bao gồm: Công ty Liên doanh Cacbonat Canxi YBB, Công ty cổ phần Nhựa và Khoáng sản An Phát, Công ty TNHH Xuân Thiện - Yên Bái, Công ty cổ phần Sân golf Ngôi Sao Yên Bái, Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Đồng Tiến.
Tại Hội nghị, tỉnh cũng lựa chọn trao giấy chứng nhận đầu tư cho 2 dự án: Dự án Tổ hợp sân golf Ngôi Sao Yên Bái (đầu tư xây dựng và kinh doanh tổ hợp sân golf 27 lỗ) được xây dựng tại thôn Đức Quân, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, do Công ty cổ phần sân golf Ngôi Sao Yên Bái đầu tư với tổng số vốn 683 tỷ đồng; Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất chì kim loại (công suất 40 ngàn tấn/năm), được xây dựng tại xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, do Công ty cổ phần Luyện kim màu Yên Bái đầu tư với số vốn 1.493 tỷ đồng. |
Qua các hội nghị xúc tiến đầu tư của vùng Tây Bắc được tổ chức, đã có nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu, khảo sát, lập dự án phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương, nhiều dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc cam kết chấp thuận đầu tư. Đến nay, ngành ngân hàng đã ký cam kết cho trên 2.200 doanh nghiệp vay vốn và giải ngân được trên 15.000 tỷ đồng. Tại Hội nghị lần này (đây là lần thứ 4 do Ban Chỉ đạo Tây Bắc tổ chức), sẽ diễn ra lễ ký kết hợp đồng tài trợ vốn tín dụng giữa các ngân hàng với đối tác là nhà đầu tư vào vùng Tây Bắc, bao gồm 12 dự án với tổng vốn đầu tư 3.536 tỷ đồng. Ban tổ chức cũng lựa chọn 11 dự án để trao giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn 5.364 tỷ đồng; ký biên bản thoả thuận cam kết hợp tác đầu tư 14 dự án với tổng số vốn 11.248 tỷ đồng.
Đây là kết quả thể hiện hoạt động xúc tiến đầu tư của các địa phương thực sự được đẩy mạnh, đã và đang đem lại hiệu quả thiết thực. Chúng ta cũng chứng kiến, ghi nhận và biết ơn đối với những tấm lòng hảo tâm của các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp đã đồng hành cùng đồng bào nghèo vùng Tây Bắc trong suốt quá trình triển khai công cuộc xóa đói giảm nghèo; thông qua Chương trình “Chung tay cùng đồng bào Tây Bắc” đã ghi nhận những cam kết tài trợ an sinh xã hội cho vùng Tây Bắc được 468,5 tỷ đồng; thuộc các lĩnh vực về y tế, giáo dục, khắc phục hậu quả thiên tai, xóa nhà dột nát. Một số đơn vị đi đầu trong lĩnh vực an sinh là ngành ngân hàng, Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Xi măng Việt Nam.... Nhiều doanh nghiệp đã vượt qua mọi khó khăn đồng hành cùng đồng bào nghèo vùng Tây Bắc bằng cả sự cảm thông, chia sẻ, trách nhiệm.
Tại Hội nghị này cũng sẽ công bố quyết định thành lập và ra mắt Hội đồng Hiệp hội Doanh nghiệp vùng Tây Bắc. Với hoạt động của Hội đồng Hiệp hội sẽ bảo vệ được quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp trong vùng, hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Hội nghị cũng lựa chọn và biểu dương 100 doanh nghiệp tiêu biểu đã có những đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển chung của vùng, tích cực tham gia công tác an sinh xã hội, hỗ trợ đồng bào nghèo vùng Tây Bắc.
Thông điệp mà Hội nghị mong muốn gửi tới các cấp ủy Đảng, chính quyền các tỉnh vùng Tây Bắc là cần làm tốt hơn nữa nhiệm vụ thu hút đầu tư phát triển trên địa bàn; nghiên cứu ban hành nghị quyết, chương trình hành động, các đề án, thành lập ban chỉ đạo và đưa vào nghị quyết đại hội Đảng bộ các tỉnh sắp tới về việc nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Đồng thời củng cố, thành lập và đề cao vai trò của hiệp hội doanh nghiệp địa phương, xác định là đối tác quan trọng của cơ quan chính quyền tỉnh; quan tâm công tác rà soát, điều chỉnh theo thẩm quyền, hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho phù hợp với yêu cầu thực tế; vận dụng sáng tạo các chủ trương, cơ chế, chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước vào địa bàn; xây dựng và quản lý có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng, các khu, cụm công nghiệp; đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, đảm bảo sự bình đẳng, công khai, minh bạch trong quá trình vận động, thu hút đầu tư. Đối với các dự án có yêu cầu triển khai trên địa bàn nhiều tỉnh, cần chủ động phối hợp để giải quyết kịp thời các vướng mắc hoặc báo cáo các Bộ, ngành liên quan để cùng có hướng khắc phục, giải quyết.
2637 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Hội nghị xúc tiến đầu tư, an sinh xã hội vùng Tây Bắc sẽ diễn ra trong hai ngày 3-4/4/2015, tại tỉnh Sơn La.
Đầu tư phát triển vùng Tây Bắc là nhiệm vụ luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, nhằm khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng; thu hút mạnh mẽ các nguồn lực, các thành phần kinh tế trong nước và quốc tế. Ngoài ý nghĩa về kinh tế, còn thể hiện tình cảm, trách nhiệm của cả nước đối với vùng Tây Bắc, nơi đang giữ vai trò to lớn đối với môi trường sinh thái vùng Bắc Bộ, điều hoà nguồn nước, bình ổn khí hậu; nơi có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; là căn cứ cách mạng và an toàn khu của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, nơi biên cương phên dậu của đất nước; đồng bào nhân dân các dân tộc Tây Bắc mặc dù đời sống vật chất còn nghèo nhưng tấm lòng hiếu khách thì luôn luôn rộng mở.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc về việc tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, an sinh xã hội vùng Tây Bắc, biểu dương các doanh nghiệp tiêu biểu và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Ban Chỉ đạo Tây Bắc phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan và UBND tỉnh Sơn La tổ chức tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La vào các ngày 03/4 và 04/4/2015. Vào 20 giờ ngày 03/4 sẽ diễn ra Chương trình nghệ thuật “Chung tay cùng đồng bào Tây Bắc”, được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam. Ngoài ra còn nhiều hoạt động phụ trợ khác được tổ chức trong khuôn khổ sự kiện này.
Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Bắc được tổ chức vào ngày 04/4 tới đây sẽ giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, lợi thế của vùng; gồm các thế mạnh trong sản xuất nông, lâm nghiệp; những định hướng thu hút đầu tư, phát triển các loại hình dịch vụ, đầu tư chiều sâu để khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển thuỷ lợi vừa và nhỏ gắn với thủy điện theo quy hoạch, các ngành công nghiệp chế biến và bảo quản nông lâm sản; đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông; phát triển kinh tế cửa khẩu. Đây là diễn đàn cho các tổ chức, nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước và quốc tế gặp gỡ, đối thoại, trao đổi kinh nghiệm, thiết lập quan hệ hợp tác, liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc. Đồng thời, tạo điều kiện để các nhà quản lý, nhà khoa học và nhà đầu tư gặp gỡ trao đổi về công tác quản lý nhà nước, các cơ chế chính sách, môi trường đầu tư vùng Tây Bắc; tạo điều kiện để nhà đầu tư tiếp cận các dự án trọng điểm; tìm hiểu về cơ chế, chính sách ưu đãi tại các địa phương và tình hình tín dụng đầu tư, công tác an sinh xã hội ở vùng Tây Bắc.
Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Bắc ngày 3-4/4/2015 tổ chức tại tỉnh Sơn La, có sự tham gia của trên 500 đại biểu, trong đó có gần 200 đại biểu là các doanh nhân và nhà đầu tư tiềm năng, các tổ chức tài chính, tín dụng, cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư; đại diện cơ quan ngoại giao nước ngoài; lãnh đạo 14 tỉnh vùng Tây Bắc và một số địa phương (thành phố (TP) Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Bình Dương) cùng sự có mặt của lãnh đạo và đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, các nhà quản lý; các cơ quan thông tấn, báo chí.
Đoàn đại biểu của tỉnh Yên Bái tham gia Hội nghị do đồng chí Phạm Duy Cường - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn. Tham gia có lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Các doanh nghiệp được tỉnh lựa chọn dự Hội nghị, cũng là 5 doanh nghiệp được biểu dương trong đợt này, bao gồm: Công ty Liên doanh Cacbonat Canxi YBB, Công ty cổ phần Nhựa và Khoáng sản An Phát, Công ty TNHH Xuân Thiện - Yên Bái, Công ty cổ phần Sân golf Ngôi Sao Yên Bái, Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Đồng Tiến.
Tại Hội nghị, tỉnh cũng lựa chọn trao giấy chứng nhận đầu tư cho 2 dự án: Dự án Tổ hợp sân golf Ngôi Sao Yên Bái (đầu tư xây dựng và kinh doanh tổ hợp sân golf 27 lỗ) được xây dựng tại thôn Đức Quân, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, do Công ty cổ phần sân golf Ngôi Sao Yên Bái đầu tư với tổng số vốn 683 tỷ đồng; Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất chì kim loại (công suất 40 ngàn tấn/năm), được xây dựng tại xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, do Công ty cổ phần Luyện kim màu Yên Bái đầu tư với số vốn 1.493 tỷ đồng.
Qua các hội nghị xúc tiến đầu tư của vùng Tây Bắc được tổ chức, đã có nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu, khảo sát, lập dự án phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương, nhiều dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc cam kết chấp thuận đầu tư. Đến nay, ngành ngân hàng đã ký cam kết cho trên 2.200 doanh nghiệp vay vốn và giải ngân được trên 15.000 tỷ đồng. Tại Hội nghị lần này (đây là lần thứ 4 do Ban Chỉ đạo Tây Bắc tổ chức), sẽ diễn ra lễ ký kết hợp đồng tài trợ vốn tín dụng giữa các ngân hàng với đối tác là nhà đầu tư vào vùng Tây Bắc, bao gồm 12 dự án với tổng vốn đầu tư 3.536 tỷ đồng. Ban tổ chức cũng lựa chọn 11 dự án để trao giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn 5.364 tỷ đồng; ký biên bản thoả thuận cam kết hợp tác đầu tư 14 dự án với tổng số vốn 11.248 tỷ đồng.
Đây là kết quả thể hiện hoạt động xúc tiến đầu tư của các địa phương thực sự được đẩy mạnh, đã và đang đem lại hiệu quả thiết thực. Chúng ta cũng chứng kiến, ghi nhận và biết ơn đối với những tấm lòng hảo tâm của các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp đã đồng hành cùng đồng bào nghèo vùng Tây Bắc trong suốt quá trình triển khai công cuộc xóa đói giảm nghèo; thông qua Chương trình “Chung tay cùng đồng bào Tây Bắc” đã ghi nhận những cam kết tài trợ an sinh xã hội cho vùng Tây Bắc được 468,5 tỷ đồng; thuộc các lĩnh vực về y tế, giáo dục, khắc phục hậu quả thiên tai, xóa nhà dột nát. Một số đơn vị đi đầu trong lĩnh vực an sinh là ngành ngân hàng, Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Xi măng Việt Nam.... Nhiều doanh nghiệp đã vượt qua mọi khó khăn đồng hành cùng đồng bào nghèo vùng Tây Bắc bằng cả sự cảm thông, chia sẻ, trách nhiệm.
Tại Hội nghị này cũng sẽ công bố quyết định thành lập và ra mắt Hội đồng Hiệp hội Doanh nghiệp vùng Tây Bắc. Với hoạt động của Hội đồng Hiệp hội sẽ bảo vệ được quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp trong vùng, hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Hội nghị cũng lựa chọn và biểu dương 100 doanh nghiệp tiêu biểu đã có những đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển chung của vùng, tích cực tham gia công tác an sinh xã hội, hỗ trợ đồng bào nghèo vùng Tây Bắc.
Thông điệp mà Hội nghị mong muốn gửi tới các cấp ủy Đảng, chính quyền các tỉnh vùng Tây Bắc là cần làm tốt hơn nữa nhiệm vụ thu hút đầu tư phát triển trên địa bàn; nghiên cứu ban hành nghị quyết, chương trình hành động, các đề án, thành lập ban chỉ đạo và đưa vào nghị quyết đại hội Đảng bộ các tỉnh sắp tới về việc nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Đồng thời củng cố, thành lập và đề cao vai trò của hiệp hội doanh nghiệp địa phương, xác định là đối tác quan trọng của cơ quan chính quyền tỉnh; quan tâm công tác rà soát, điều chỉnh theo thẩm quyền, hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho phù hợp với yêu cầu thực tế; vận dụng sáng tạo các chủ trương, cơ chế, chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước vào địa bàn; xây dựng và quản lý có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng, các khu, cụm công nghiệp; đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, đảm bảo sự bình đẳng, công khai, minh bạch trong quá trình vận động, thu hút đầu tư. Đối với các dự án có yêu cầu triển khai trên địa bàn nhiều tỉnh, cần chủ động phối hợp để giải quyết kịp thời các vướng mắc hoặc báo cáo các Bộ, ngành liên quan để cùng có hướng khắc phục, giải quyết.