CTTĐT - Đối với một xã thuần nông thuộc diện 135 như xã Nghĩa Lợi của thị xã Nghĩa Lộ, bà con nông dân chủ yếu sản xuất lúa nước, chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ tại gia đình do không có đồi núi, không có nhiều sông suối, ngành nghề phụ chưa phát triển. Vậy mà đối với gia đình cựu chiến binh Hoàng Văn Giờ - Thôn Phán Thượng - xã Nghĩa Lợi lại có nguồn thu nhập bình quân trên 300 triệu đồng/ năm từ chăn nuôi thì đây là một nguồn thu nhập quá lớn đối với những người nông dân nơi đây.
Mô hình chăn nuôi gia súc của Cựu chiến binh Hoàng Văn Giờ - Thôn Phán Thượng - xã Nghĩa Lợi - thị xã Nghĩa Lộ.
Con đường bê tông thẳng tắp chạy giữa cánh đồng lúa đang thì con gái đưa chúng tôi đến thôn Phán Thượng - xã Nghĩa Lợi. Qua chiếc cổng chào của thôn, hàng hồng kỳ bay phấp phới với khí thế thi đua chào mừng đại hội đảng các cấp. Đồng chí Lò Minh Tâm - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Nghĩa Lợi đưa chúng tôi vào tham quan mô hình phát triển kinh tế của cựu chiến binh Hoàng Văn Giờ. Ngôi nhà sàn khang trang được thiết kế theo kiểu truyền thống song vẫn đảm bảo sạch đẹp quy hoạch bếp, công trình vệ sinh khép kín. Trước cửa là ao cá, khu vực chuồng trại được bố trí riêng. Đưa chúng tôi đi tham quan thực tế khu vực chuồng trại chăn nuôi gồm lợn, trâu bò, gà. CCB Hoàng Văn Giờ cho biết: Gia đình ông chăn nuôi theo quy mô hàng hóa nuôi cả lợn thịt và lợn nái. Mỗi năm nuôi 3 con lợn nái, mỗi lợn nái sinh sản 3 lứa/ năm, mỗi lứa trung bình được 10 con. Như vậy bình quân mỗi năm xuất 90 con giống với trên 9 tạ giống cho thu nhập gần 60 triệu đồng; Đối với nuôi lợn thịt mỗi năm xuất 3 - 4 lứa trung bình là trên 2 tấn lợn thịt cho thu nhập gần 80 triệu đồng; Về chăn nuôi gà thịt với quy mô 100 con/ lứa, bình quân gà xuất bán từ 1,2kg/con, mỗi năm bán được 2 lứa cho thu nhập trên 30 triệu đồng. Hiện nay gia đình ông có 5 con trâu, 2 con bò trị giá gần 170 triệu đồng, có ao thả cá và mạnh dạn tìm hiểu và áp dụng thêm nghề nuôi ong, trong vườn nhà có từ 3- 5 đõ ong.
Để có một gia trại chăn nuôi tổng hợp thu nhập cao như vậy ngoài sự cần cù chịu thương, chịu khó của bản thân ông và các thành viên trong gia đình thì qua tìm hiểu chúng tôi còn biết đó là nhờ kinh nghiệm của hơn chục năm làm trưởng ban thú y xã. CCB Hoàng Văn Giờ cho biết: Bằng ấy thời gian trong nghề đã giúp ông tích lũy nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi như mùa nào thì dễ phát sinh những bệnh gì ở đàn gia súc, gia cầm, cách phòng chống, điều trị. Vì vậy, ông luôn lấy phương châm phòng là chính. Ngoài triển khai tiêm phòng đầy đủ theo lịch chỉ đạo của thị xã, của xã và phun tiêu độc khử trùng thì ông còn triển khai phun thêm vào các giai đoạn thấy cần thiết. Thêm vào đó là khâu vệ sinh chuồng trại, tắm mát sạch sẽ cho đàn gia súc, thức ăn đầy đủ đảm bảo cho sự sinh trưởng, phát triển của đàn vật nuôi và tăng cường sức đề kháng. Những thời điểm giao mùa dễ phát sinh dịch bệnh thì cách ly chuồng trại, không cho người lạ đến gần khu vực chăn nuôi. Bây giờ tuy không làm trưởng ban thú y xã nhưng ông vẫn tham gia cùng các thú ý viên của xã, của thôn đi tiêm phòng cho các hộ dân và chủ động tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm của gia đình mình.
Để phục vụ chăn nuôi với 1.400m2 ruộng, ông đã để lại vài trăm m2 trồng cỏ voi, còn lại cấy các giống cho năng suất, chất lượng cao; vụ đông sản xuất hết 100% diện tích với cây chủ lực là cây ngô và các loại rau màu chất lượng cao. Nhờ đó tận dụng được các nguồn thức ăn phục vụ cho chăn nuôi.
Cựu chiến binh Hoàng Văn Giờ được biết đến không chỉ bởi chăn nuôi giỏi mà còn là gia đình điển hình tiêu biểu trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Gia đình ông có 6 người con đều đã trưởng thành, khá giả. Hiện vợ chồng ông ở cùng với vợ chồng người con trai thứ 3, sống 3 thế hệ: Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền. Năm 2012 ông Giờ đã được bầu là người cao tuổi uy tín trong thôn bản và làm trưởng ban mặt trận của thôn. Ông đã cùng chi bộ, thôn bản triển khai kịp thời các chỉ thị, nghị quyết của Đảng tới nhân dân. Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Vận động nhân dân tích cự tham gia phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa. Thôn bản Phán Thượng luôn giữ vững danh hiệu thôn bản văn hóa, thôn đã làm xong nhà văn hóa, 100% tuyến đường nội thôn được bê tông hóa, trong thông không có tệ nạn xã hội, không có trường hợp sinh con thứ 3.
Đáng giá cao về mô hình chăn nuôi gia trại tổng hợp của CCB Hoàng Văn Giờ, Ông Trần Thanh Nghiêm - Thường trực Hội CCB thị xã Nghĩa Lộ cho biết thêm: Đây là một mô hình phát triển hiệu quả phù hợp với đặc điểm địa hình của xã Nghĩa Lợi và hội tiếp tục chỉ đạo nhân rộng. Còn đối với các xã, phường khác cũng tùy theo địa hình, điều kiện mà chỉ đạo các hội viên xây dựng các mô hình phát triển kinh tế phù hợp như: xã Nghĩa An sẽ nhân rộng các mô hình chăn nuôi đại gia súc, trồng rừng; Phường Trung Tâm sẽ nhân rộng các mô hình kinh doanh dịch vụ; sản xuất tiểu thủ công nghiệp; Phường Cầu Thia sẽ nhân rộng các mô hình trồng cây màu vụ ba chất lượng cao….
Ông Lò Minh Tâm - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Nghĩa Lợi cũng cho biết: Trước đây CCB Hoàng Văn Giờ còn làm chi trưởng hội CCB của thôn, bây giờ tuy tuổi cao đã về nghỉ song ông vẫn trực tiếp tham gia phát triển kinh tế và tuyên truyền, giúp đỡ về kiến thức, con giống cho các cựu chiến binh nghèo phát triển kinh tế.
Phát huy phẩm chất của người lính cụ Hồ, CCB Hoàng Văn Giờ tâm sự: Là những người lính rèn luyện trong chiến tranh, gian khổ nhưng tinh thần luôn lạc quan, yêu đời và đặc biệt là ý chí quyết tâm chiến thắng kẻ thù, thi đua hăng hái lao động sản xuất. Ngày hôm nay ý chí đó trong tôi vẫn còn nguyên vẹn nhưng mặt trận đã thay đổi không còn khói đạn, súng lửa nhưng thay vào đó là mặt trận xóa đói giảm nghèo cũng khó khăn, gian khổ không kém. Nhưng mình vẫn tiên phong gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế và mong muốn làm sao giúp đỡ các hộ nghèo về kiến thức, tư duy, cây con giống và áp dụng tiến bộ khoa học vào chăn nuôi trồng trọt để góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương./.
2460 lượt xem
Thu Hằng: Đài TT - TH thị xã Nghĩa Lộ
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đối với một xã thuần nông thuộc diện 135 như xã Nghĩa Lợi của thị xã Nghĩa Lộ, bà con nông dân chủ yếu sản xuất lúa nước, chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ tại gia đình do không có đồi núi, không có nhiều sông suối, ngành nghề phụ chưa phát triển. Vậy mà đối với gia đình cựu chiến binh Hoàng Văn Giờ - Thôn Phán Thượng - xã Nghĩa Lợi lại có nguồn thu nhập bình quân trên 300 triệu đồng/ năm từ chăn nuôi thì đây là một nguồn thu nhập quá lớn đối với những người nông dân nơi đây.Con đường bê tông thẳng tắp chạy giữa cánh đồng lúa đang thì con gái đưa chúng tôi đến thôn Phán Thượng - xã Nghĩa Lợi. Qua chiếc cổng chào của thôn, hàng hồng kỳ bay phấp phới với khí thế thi đua chào mừng đại hội đảng các cấp. Đồng chí Lò Minh Tâm - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Nghĩa Lợi đưa chúng tôi vào tham quan mô hình phát triển kinh tế của cựu chiến binh Hoàng Văn Giờ. Ngôi nhà sàn khang trang được thiết kế theo kiểu truyền thống song vẫn đảm bảo sạch đẹp quy hoạch bếp, công trình vệ sinh khép kín. Trước cửa là ao cá, khu vực chuồng trại được bố trí riêng. Đưa chúng tôi đi tham quan thực tế khu vực chuồng trại chăn nuôi gồm lợn, trâu bò, gà. CCB Hoàng Văn Giờ cho biết: Gia đình ông chăn nuôi theo quy mô hàng hóa nuôi cả lợn thịt và lợn nái. Mỗi năm nuôi 3 con lợn nái, mỗi lợn nái sinh sản 3 lứa/ năm, mỗi lứa trung bình được 10 con. Như vậy bình quân mỗi năm xuất 90 con giống với trên 9 tạ giống cho thu nhập gần 60 triệu đồng; Đối với nuôi lợn thịt mỗi năm xuất 3 - 4 lứa trung bình là trên 2 tấn lợn thịt cho thu nhập gần 80 triệu đồng; Về chăn nuôi gà thịt với quy mô 100 con/ lứa, bình quân gà xuất bán từ 1,2kg/con, mỗi năm bán được 2 lứa cho thu nhập trên 30 triệu đồng. Hiện nay gia đình ông có 5 con trâu, 2 con bò trị giá gần 170 triệu đồng, có ao thả cá và mạnh dạn tìm hiểu và áp dụng thêm nghề nuôi ong, trong vườn nhà có từ 3- 5 đõ ong.
Để có một gia trại chăn nuôi tổng hợp thu nhập cao như vậy ngoài sự cần cù chịu thương, chịu khó của bản thân ông và các thành viên trong gia đình thì qua tìm hiểu chúng tôi còn biết đó là nhờ kinh nghiệm của hơn chục năm làm trưởng ban thú y xã. CCB Hoàng Văn Giờ cho biết: Bằng ấy thời gian trong nghề đã giúp ông tích lũy nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi như mùa nào thì dễ phát sinh những bệnh gì ở đàn gia súc, gia cầm, cách phòng chống, điều trị. Vì vậy, ông luôn lấy phương châm phòng là chính. Ngoài triển khai tiêm phòng đầy đủ theo lịch chỉ đạo của thị xã, của xã và phun tiêu độc khử trùng thì ông còn triển khai phun thêm vào các giai đoạn thấy cần thiết. Thêm vào đó là khâu vệ sinh chuồng trại, tắm mát sạch sẽ cho đàn gia súc, thức ăn đầy đủ đảm bảo cho sự sinh trưởng, phát triển của đàn vật nuôi và tăng cường sức đề kháng. Những thời điểm giao mùa dễ phát sinh dịch bệnh thì cách ly chuồng trại, không cho người lạ đến gần khu vực chăn nuôi. Bây giờ tuy không làm trưởng ban thú y xã nhưng ông vẫn tham gia cùng các thú ý viên của xã, của thôn đi tiêm phòng cho các hộ dân và chủ động tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm của gia đình mình.
Để phục vụ chăn nuôi với 1.400m2 ruộng, ông đã để lại vài trăm m2 trồng cỏ voi, còn lại cấy các giống cho năng suất, chất lượng cao; vụ đông sản xuất hết 100% diện tích với cây chủ lực là cây ngô và các loại rau màu chất lượng cao. Nhờ đó tận dụng được các nguồn thức ăn phục vụ cho chăn nuôi.
Cựu chiến binh Hoàng Văn Giờ được biết đến không chỉ bởi chăn nuôi giỏi mà còn là gia đình điển hình tiêu biểu trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Gia đình ông có 6 người con đều đã trưởng thành, khá giả. Hiện vợ chồng ông ở cùng với vợ chồng người con trai thứ 3, sống 3 thế hệ: Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền. Năm 2012 ông Giờ đã được bầu là người cao tuổi uy tín trong thôn bản và làm trưởng ban mặt trận của thôn. Ông đã cùng chi bộ, thôn bản triển khai kịp thời các chỉ thị, nghị quyết của Đảng tới nhân dân. Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Vận động nhân dân tích cự tham gia phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa. Thôn bản Phán Thượng luôn giữ vững danh hiệu thôn bản văn hóa, thôn đã làm xong nhà văn hóa, 100% tuyến đường nội thôn được bê tông hóa, trong thông không có tệ nạn xã hội, không có trường hợp sinh con thứ 3.
Đáng giá cao về mô hình chăn nuôi gia trại tổng hợp của CCB Hoàng Văn Giờ, Ông Trần Thanh Nghiêm - Thường trực Hội CCB thị xã Nghĩa Lộ cho biết thêm: Đây là một mô hình phát triển hiệu quả phù hợp với đặc điểm địa hình của xã Nghĩa Lợi và hội tiếp tục chỉ đạo nhân rộng. Còn đối với các xã, phường khác cũng tùy theo địa hình, điều kiện mà chỉ đạo các hội viên xây dựng các mô hình phát triển kinh tế phù hợp như: xã Nghĩa An sẽ nhân rộng các mô hình chăn nuôi đại gia súc, trồng rừng; Phường Trung Tâm sẽ nhân rộng các mô hình kinh doanh dịch vụ; sản xuất tiểu thủ công nghiệp; Phường Cầu Thia sẽ nhân rộng các mô hình trồng cây màu vụ ba chất lượng cao….
Ông Lò Minh Tâm - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Nghĩa Lợi cũng cho biết: Trước đây CCB Hoàng Văn Giờ còn làm chi trưởng hội CCB của thôn, bây giờ tuy tuổi cao đã về nghỉ song ông vẫn trực tiếp tham gia phát triển kinh tế và tuyên truyền, giúp đỡ về kiến thức, con giống cho các cựu chiến binh nghèo phát triển kinh tế.
Phát huy phẩm chất của người lính cụ Hồ, CCB Hoàng Văn Giờ tâm sự: Là những người lính rèn luyện trong chiến tranh, gian khổ nhưng tinh thần luôn lạc quan, yêu đời và đặc biệt là ý chí quyết tâm chiến thắng kẻ thù, thi đua hăng hái lao động sản xuất. Ngày hôm nay ý chí đó trong tôi vẫn còn nguyên vẹn nhưng mặt trận đã thay đổi không còn khói đạn, súng lửa nhưng thay vào đó là mặt trận xóa đói giảm nghèo cũng khó khăn, gian khổ không kém. Nhưng mình vẫn tiên phong gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế và mong muốn làm sao giúp đỡ các hộ nghèo về kiến thức, tư duy, cây con giống và áp dụng tiến bộ khoa học vào chăn nuôi trồng trọt để góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương./.