Là xã vùng 3 đặc biệt khó khăn của huyện Yên Bình (Yên Bái), Yên Thành hiện có hơn 900 hộ, với gần 5.000 nhân khẩu, trong đó, chiếm 95% là đồng bào dân tộc Dao, sinh sống ở 11 thôn. Nhờ phát huy nội lực, chủ động, nhạy bén trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bộ mặt vùng quê nông thôn này đang từng ngày khởi sắc.
Người dân xã Yên Thành, huyện Yên Bình trồng dưa hấu trên đảo hồ, đem lại thu nhập cao.
Đồng chí Bàn Văn Thắng - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Tuy là xã thuần nông nhưng diện tích ruộng cấy lúa của xã chỉ có chưa đầy 30ha. Hơn nữa, trình độ nhận thức của người dân còn rất nhiều hạn chế. Do vậy, để thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho bà con, Đảng bộ, chính quyền địa phương đã không ngừng đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế, vận động bà con nhạy bén trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi".
Đến nay, 100% số hộ gia đình trong xã đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào thâm canh sản xuất, vì thế, đời sống cải thiện hơn nhiều so với trước. Do diện tích cấy lúa ít nên hàng năm nên xã đã vận động nhân dân tận dụng tối đa diện tích đất dưới cos 58 hồ Thác Bà để đưa các loại cây màu vào trồng.
Những năm trước đây, nếu việc tuyên truyền vận động bà con trồng cây màu ở địa phương khó bao nhiêu thì nay đã trở thành phong trào được bà con thực hiện một cách tự giác. Trung bình mỗi năm, xã đã trồng từ 150 - 200ha cây màu các loại. Đặc biệt, từ năm 2013 đến nay, nhiều hộ dân ở xã còn mạnh dạn đưa cây dưa hấu vào trồng trên đảo hồ với diện tích từ 2,5 - 3ha.
Anh Lý Văn Nguyên ở thôn 8 vui mừng cho biết: "Gia đình tôi trồng hơn 3 sào dưa hấu, năm ngoái, thu hoạch hơn 1 tấn quả, thu gần chục triệu đồng. Hiện, vườn dưa của gia đình tôi đang phát triển tốt. Đây là loại cây trồng rất phù hợp với đất đảo hồ và cho thu nhập cao hơn từ 2 đến 3 lần so với các loại cây màu khác".
Ngoài ra, bà con nơi đây còn đẩy mạnh trồng cây lâm nghiệp, với hơn 1.200ha rừng trồng, mỗi năm, khai thác gần 4.000m3 gỗ cung ứng ra thị trường, thu về hàng chục tỷ đồng. Đối với diện tích rừng năm đầu chưa khép tán, xã đã chỉ đạo bà con đưa cây sắn vào trồng xen với diện tích 160ha trở lên. Cách làm này không những mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân trong xã mà còn giúp đất canh tác lại không bị xói mòn.
Đặc biệt, để tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích người dân phát triển kinh tế có hiệu quả, xã đã tập trung chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên chủ động phối hợp với các ngành chuyên môn của huyện, tăng cường mở các lớp tập huấn chuyển giao KHKT và tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn viên, hội viên vay vốn. Hiện tại, tỷ lệ hộ dân được tiếp cận với các nguồn vốn vay tại địa phương đã đạt trên 80%. Có vốn lại thường xuyên được hướng dẫn cách làm ăn nên hầu hết các hộ đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong xã ngày càng xuất hiện nhiều mô hình kinh tế làm ăn hiệu quả, với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Chị Lý Thị Thủy ở thôn 2 cho biết: "Được tập huấn về KHKT, gia đình tôi đã mạnh dạn đầu tư gần một trăm triệu đồng để xây dựng chuồng trại và mua lợn giống. Hiện tại, tôi nuôi 50 con lợn thịt và 4 con lợn nái, mỗi năm, xuất bán 3 lứa trừ chi phí, thu lãi vài chục triệu đồng". Có vốn tích lũy, chị Thủy tiếp tục đầu tư nuôi hàng trăm con ngan, gà và mở cửa hàng dịch vụ bán vật tư nông nghiệp. Đời sống gia đình chị ngày càng khá giả, với mức thu nhập trên 300 triệu đồng mỗi năm.
Nhờ có nhiều đổi mới trong công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền và sự cần cù trong lao động, sản xuất của người dân, năm qua, xã đã xóa 39 hộ nghèo. Bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi do từ năm 2010 đến nay, xã đã được đầu tư trên 5 tỷ đồng từ các chương trình, dự án để xây dựng kết cấu hạ tầng. Xã đang là một trong những địa phương có nhiều chuyển biến tích cực trong phong trào đào hố xử lý và thu gom rác thải sinh hoạt của huyện. Tuy nhiên, nơi đây vẫn chưa phải đã hết khó khăn vì tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm trên 32%; thu nhập bình quân đầu người vẫn ở mức thấp so với mặt bằng chung của huyện. Do vậy, những năm tới, cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, xã sẽ tiếp tục phát huy nội lực trong phát triển kinh tế để sớm bứt ra khỏi danh sách xã vùng 135.
2499 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Là xã vùng 3 đặc biệt khó khăn của huyện Yên Bình (Yên Bái), Yên Thành hiện có hơn 900 hộ, với gần 5.000 nhân khẩu, trong đó, chiếm 95% là đồng bào dân tộc Dao, sinh sống ở 11 thôn. Nhờ phát huy nội lực, chủ động, nhạy bén trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bộ mặt vùng quê nông thôn này đang từng ngày khởi sắc.Đồng chí Bàn Văn Thắng - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Tuy là xã thuần nông nhưng diện tích ruộng cấy lúa của xã chỉ có chưa đầy 30ha. Hơn nữa, trình độ nhận thức của người dân còn rất nhiều hạn chế. Do vậy, để thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho bà con, Đảng bộ, chính quyền địa phương đã không ngừng đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế, vận động bà con nhạy bén trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi".
Đến nay, 100% số hộ gia đình trong xã đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào thâm canh sản xuất, vì thế, đời sống cải thiện hơn nhiều so với trước. Do diện tích cấy lúa ít nên hàng năm nên xã đã vận động nhân dân tận dụng tối đa diện tích đất dưới cos 58 hồ Thác Bà để đưa các loại cây màu vào trồng.
Những năm trước đây, nếu việc tuyên truyền vận động bà con trồng cây màu ở địa phương khó bao nhiêu thì nay đã trở thành phong trào được bà con thực hiện một cách tự giác. Trung bình mỗi năm, xã đã trồng từ 150 - 200ha cây màu các loại. Đặc biệt, từ năm 2013 đến nay, nhiều hộ dân ở xã còn mạnh dạn đưa cây dưa hấu vào trồng trên đảo hồ với diện tích từ 2,5 - 3ha.
Anh Lý Văn Nguyên ở thôn 8 vui mừng cho biết: "Gia đình tôi trồng hơn 3 sào dưa hấu, năm ngoái, thu hoạch hơn 1 tấn quả, thu gần chục triệu đồng. Hiện, vườn dưa của gia đình tôi đang phát triển tốt. Đây là loại cây trồng rất phù hợp với đất đảo hồ và cho thu nhập cao hơn từ 2 đến 3 lần so với các loại cây màu khác".
Ngoài ra, bà con nơi đây còn đẩy mạnh trồng cây lâm nghiệp, với hơn 1.200ha rừng trồng, mỗi năm, khai thác gần 4.000m3 gỗ cung ứng ra thị trường, thu về hàng chục tỷ đồng. Đối với diện tích rừng năm đầu chưa khép tán, xã đã chỉ đạo bà con đưa cây sắn vào trồng xen với diện tích 160ha trở lên. Cách làm này không những mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân trong xã mà còn giúp đất canh tác lại không bị xói mòn.
Đặc biệt, để tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích người dân phát triển kinh tế có hiệu quả, xã đã tập trung chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên chủ động phối hợp với các ngành chuyên môn của huyện, tăng cường mở các lớp tập huấn chuyển giao KHKT và tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn viên, hội viên vay vốn. Hiện tại, tỷ lệ hộ dân được tiếp cận với các nguồn vốn vay tại địa phương đã đạt trên 80%. Có vốn lại thường xuyên được hướng dẫn cách làm ăn nên hầu hết các hộ đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong xã ngày càng xuất hiện nhiều mô hình kinh tế làm ăn hiệu quả, với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Chị Lý Thị Thủy ở thôn 2 cho biết: "Được tập huấn về KHKT, gia đình tôi đã mạnh dạn đầu tư gần một trăm triệu đồng để xây dựng chuồng trại và mua lợn giống. Hiện tại, tôi nuôi 50 con lợn thịt và 4 con lợn nái, mỗi năm, xuất bán 3 lứa trừ chi phí, thu lãi vài chục triệu đồng". Có vốn tích lũy, chị Thủy tiếp tục đầu tư nuôi hàng trăm con ngan, gà và mở cửa hàng dịch vụ bán vật tư nông nghiệp. Đời sống gia đình chị ngày càng khá giả, với mức thu nhập trên 300 triệu đồng mỗi năm.
Nhờ có nhiều đổi mới trong công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền và sự cần cù trong lao động, sản xuất của người dân, năm qua, xã đã xóa 39 hộ nghèo. Bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi do từ năm 2010 đến nay, xã đã được đầu tư trên 5 tỷ đồng từ các chương trình, dự án để xây dựng kết cấu hạ tầng. Xã đang là một trong những địa phương có nhiều chuyển biến tích cực trong phong trào đào hố xử lý và thu gom rác thải sinh hoạt của huyện. Tuy nhiên, nơi đây vẫn chưa phải đã hết khó khăn vì tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm trên 32%; thu nhập bình quân đầu người vẫn ở mức thấp so với mặt bằng chung của huyện. Do vậy, những năm tới, cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, xã sẽ tiếp tục phát huy nội lực trong phát triển kinh tế để sớm bứt ra khỏi danh sách xã vùng 135.