Ngày 6/4, tại Nhà khách Hào Gia (thành phố Yên Bái), Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015.
Quang cảnh Hội nghị.
Hội nghị tiến hành dưới sự chủ trì của đồng chí Hoàng Xuân Nguyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Ban Chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh. Tham dự Hội nghị còn có các lãnh đạo các sở, ban, ngành; thành viên Ban Chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh và huyện, thị xã, thành phố.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh, năm 2014, tình hình mưa bão, lũ quét, sạt lở đất trên các sông, suối diễn biến ít khắc nghiệt hơn so với những năm trước. Đỉnh lũ hầu hết xuất hiện vào trung tuần tháng 7 và cuối tháng 8. Trên sông Hồng tại Yên Bái đỉnh lũ cao nhất năm đạt 31m51, vượt mức báo động 2 là 0,51m.
Trong năm đã có 20 đợt không khí lạnh, 9 trận mưa vừa, mưa to kèm theo lốc xoáy đã gây thiệt hại chủ yếu về tài sản và hoa màu. Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã phải ban hành 7 công điện để chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố về việc đối phó với tình huống mưa, bão gây ra trên địa bàn; các ngành, các địa phương đã tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai. Ban Chỉ huy PCTT – TKCN tỉnh đã huy động gần 900 cán bộ, chiến sỹ tham gia cứu hộ và giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, bão lốc; thực hiện quyết định của UBND tỉnh hỗ trợ các địa phương trên 5.400 triệu đồng.
Tuy nhiên, trước những diễn biến khắc nghiệt của thời tiết, năm 2014, ước thiệt hại vì thiên tai toàn tỉnh khoảng 23,6 tỷ đồng (trong đó: về giao thông 7 tỷ đồng, thủy lợi 5 tỷ đồng, tài sản của nhân dân 3 tỷ đồng, nông nghiệp 7 tỷ đồng, thiệt hại máy móc, tài sản là 1,6 tỷ đồng); chết và bị thương 4 người; thiệt hại 3.164 ngôi nhà, 4 cơ sở công cộng; 882,75 ha lúa; 357,89 ha ngô; trên 800 con gia súc gia cầm, hư hỏng 34 công trình thủy lợi…
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Hoàng Xuân Nguyên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Năm 2015, các sở, ban, ngành, địa phương cần chú trọng triển khai hiệu quả Luật Phòng, chống thiên tai và Chỉ thị 05 ngày 26/3/2015 của UBND tỉnh về tăng cường công tác PCTT - TKCN trên địa bàn tỉnh. Các địa phương khẩn trương hoàn thành tổng kết công tác PCTT - TKCN năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015 xong trước ngày 15/4; tăng cường chỉ đạo, đôn đốc cơ sở, xã, phường, thôn, bản chủ động công tác phòng chống thiên tai, tiến hành rà soát, bổ sung phương án phòng chống thiên tai tại các xã, phường; thực hiện kiểm tra các khu dân cư vùng lũ ống, lũ quét, vùng nguy cơ sạt lở cao để ưu tiên di dời về nơi an toàn; thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” để ứng phó kịp thời khi có thiên tai; các sở, ban, ngành chủ động chuẩn bị lực lượng sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu; kiểm tra các công trình hồ chứa trước mùa mưa, các khu vực sạt lở ven sông, suối để chủ động tu sửa đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ; chủ động giống cây trồng lương thực khắc phục hậu quả mưa lũ; chú trọng nâng cao chất lượng dự báo thời tiết, thông báo kịp thời khi có tình huống bất ngờ xảy ra.
2199 lượt xem
Theo Hoài Văn – Quyết Thắng/Báo Yên Bái
Ngày 6/4, tại Nhà khách Hào Gia (thành phố Yên Bái), Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015.
Hội nghị tiến hành dưới sự chủ trì của đồng chí Hoàng Xuân Nguyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Ban Chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh. Tham dự Hội nghị còn có các lãnh đạo các sở, ban, ngành; thành viên Ban Chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh và huyện, thị xã, thành phố.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh, năm 2014, tình hình mưa bão, lũ quét, sạt lở đất trên các sông, suối diễn biến ít khắc nghiệt hơn so với những năm trước. Đỉnh lũ hầu hết xuất hiện vào trung tuần tháng 7 và cuối tháng 8. Trên sông Hồng tại Yên Bái đỉnh lũ cao nhất năm đạt 31m51, vượt mức báo động 2 là 0,51m.
Trong năm đã có 20 đợt không khí lạnh, 9 trận mưa vừa, mưa to kèm theo lốc xoáy đã gây thiệt hại chủ yếu về tài sản và hoa màu. Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã phải ban hành 7 công điện để chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố về việc đối phó với tình huống mưa, bão gây ra trên địa bàn; các ngành, các địa phương đã tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai. Ban Chỉ huy PCTT – TKCN tỉnh đã huy động gần 900 cán bộ, chiến sỹ tham gia cứu hộ và giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, bão lốc; thực hiện quyết định của UBND tỉnh hỗ trợ các địa phương trên 5.400 triệu đồng.
Tuy nhiên, trước những diễn biến khắc nghiệt của thời tiết, năm 2014, ước thiệt hại vì thiên tai toàn tỉnh khoảng 23,6 tỷ đồng (trong đó: về giao thông 7 tỷ đồng, thủy lợi 5 tỷ đồng, tài sản của nhân dân 3 tỷ đồng, nông nghiệp 7 tỷ đồng, thiệt hại máy móc, tài sản là 1,6 tỷ đồng); chết và bị thương 4 người; thiệt hại 3.164 ngôi nhà, 4 cơ sở công cộng; 882,75 ha lúa; 357,89 ha ngô; trên 800 con gia súc gia cầm, hư hỏng 34 công trình thủy lợi…
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Hoàng Xuân Nguyên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Năm 2015, các sở, ban, ngành, địa phương cần chú trọng triển khai hiệu quả Luật Phòng, chống thiên tai và Chỉ thị 05 ngày 26/3/2015 của UBND tỉnh về tăng cường công tác PCTT - TKCN trên địa bàn tỉnh. Các địa phương khẩn trương hoàn thành tổng kết công tác PCTT - TKCN năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015 xong trước ngày 15/4; tăng cường chỉ đạo, đôn đốc cơ sở, xã, phường, thôn, bản chủ động công tác phòng chống thiên tai, tiến hành rà soát, bổ sung phương án phòng chống thiên tai tại các xã, phường; thực hiện kiểm tra các khu dân cư vùng lũ ống, lũ quét, vùng nguy cơ sạt lở cao để ưu tiên di dời về nơi an toàn; thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” để ứng phó kịp thời khi có thiên tai; các sở, ban, ngành chủ động chuẩn bị lực lượng sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu; kiểm tra các công trình hồ chứa trước mùa mưa, các khu vực sạt lở ven sông, suối để chủ động tu sửa đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ; chủ động giống cây trồng lương thực khắc phục hậu quả mưa lũ; chú trọng nâng cao chất lượng dự báo thời tiết, thông báo kịp thời khi có tình huống bất ngờ xảy ra.