Hàng năm cứ vào dịp cuối tháng Giêng và 3 ngày đầu của tháng 2 âm lịch, lễ hội Tết rừng Nà Hẩu của đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái lại được tổ chức nhằm mục đích bảo vệ rừng, cũng như phát huy phong tục tập quán truyền thống lâu đời của người Mông xã Nà Hẩu. Đây là nghi lễ truyền thống có ý nghĩa lớn nhất, quan trọng nhất trong năm đối với người dân nơi đây và còn được gọi là “Tết rừng”.
Thầy mo cùng nhân dân cúng rừng Nà Hẩu
1. Nguồn gốc Lễ hội
Lễ hội Tết rừng Nà Hẩu được xây dựng dựa trên ý nghĩa lịch sử truyền thống và tập tục lâu đời của dân tộc Mông, với ý niệm cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống người dân no ấm hạnh phúc.
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu có diện tích tự nhiên hơn 43.230 ha, trong đó diện tích có rừng là hơn 30.528 ha. Nằm trong vùng lõi của khu bảo tồn, xã Nà Hẩu có tổng diện tích tự nhiên là 5.640 ha, trong đó rừng tự nhiên đặc dụng là 4.700 ha. Đất đai sản xuất của xã Nà Hẩu rất ít, cuộc sống của các hộ đồng bào Mông chủ yếu dựa vào ruộng nước và vài chục ha ngô đồi nên cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, từ tập tục cúng rừng luôn được duy trì tổ chức hàng năm nên người dân Nà Hẩu không xâm hại đến rừng. Bởi vậy, trong khi rừng ở nhiều nơi bị tàn phá thì ở đây, hàng nghìn ha rừng nguyên sinh vẫn nguyên vẻ hoang sơ, tán rừng già vẫn tầng tầng, lớp lớp, ngút ngàn xanh.
2. Thời gian tổ chức Lễ hội
Lễ hội Tết rừng Nà Hẩu được tổ chức vào dịp cuối tháng Giêng và 3 ngày đầu của tháng 2 âm lịch hàng năm.
3. Địa điểm tổ chức Lễ hội
Lễ hội Tết rừng Nà Hẩu được tổ chức tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
4. Phần Lễ hội
Lễ hội Tết rừng Nà Hẩu diễn ra gồm có phần lễ và phần hội. Lễ hội cúng rừng mở đầu bằng phần rước lễ vật lên khu rừng cấm. Những nghi thức độc đáo, trang nghiêm của buổi lễ được diễn ra ở cửa rừng, nơi có nhiều cây cổ thụ lớn. Trên bàn thờ bằng đá, được đặt dưới gốc cây lớn nhất, là lễ vật để dâng cúng thần rừng gồm: một con gà trống lông trắng, một con gà mái lông đen, một con lợn đen do 6 thanh niên người Mông chưa lập gia đình rước từ trung tâm xã đến cửa rừng, rượu, hương, giấy bản… để dâng cúng thần rừng. Thầy mo hành lễ đốt 48 nén hương, rót rượu, xôi bày tại 4 góc ban thờ, sau đó thổi một hồi tù và, đánh một hồi mõ để bắt đầu làm lễ. Phần làm lễ được chia làm hai phần cúng lễ sống và lễ chín, khán cầu mưa thuận gió hòa, nhân dân phát triển kinh tế, bảo vệ rừng, không phá hay khai thác rừng.
Thực hiện xong nghi lễ cúng tế Thần rừng, người dân các thôn, bản tập trung dưới khu rừng thiêng của thôn mình để cùng mổ lợn liên hoan. Sau lễ hội là phong tục cấm rừng trong ba ngày. Theo tập tục, đồng bào dân tộc Mông trong xã Nà Hẩu nghỉ kiêng ăn Tết rừng ba ngày để tạ ơn thần rừng. Trong ba ngày này, mọi người phải tuyệt đối thực hiện các điều kiêng kỵ đã được quy định theo luật tục: không đi vào rừng chặt cây xanh, không đem lá xanh từ rừng về nhà, không đào củ, bẻ măng…
Cùng với phần lễ, người dân trên địa bàn xã Nà Hẩu và các xã lân cận đã hòa mình trong không khí vui tươi với các tiết mục văn nghệ và hoạt động thể thao mang đậm bản sắc dân tộc như đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ; tham quan; mua sắm. Tại khu vực chợ quê bày bán các sản vật của người dân bản địa.
Tín ngưỡng thờ Thần rừng của đồng bào Mông nơi đây đã được truyền qua nhiều thế hệ. Lễ hội Tết rừng gắn với những quy định bảo vệ rừng, đã trở thành ngày hội văn hóa cộng đồng độc đáo của xã Nà Hẩu từ nhiều năm nay. Nhờ có phong tục cúng rừng, người dân nơi đây luôn có ý thức bảo vệ rừng, nhiều năm qua rừng được bảo vệ tốt, không để xẩy ra cháy rừng, vận chuyển gỗ trái phép, những mái nhà nằm dưới những tán rừng già chính là hình ảnh đẹp về sự thân thiện với môi trường ở xã Nà Hẩu.
Những năm gần đây, tục cúng rừng còn được xem như một cuộc họp tổng kết năm của thôn, bản trong công tác bảo vệ rừng với sự tham gia của tất cả các chủ hộ trong thôn, cán bộ xã và cán bộ kiểm lâm. Việc thực hiện các quy ước, hương ước về bảo vệ rừng cấm; tình hình phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, an ninh trật tự thôn bản, các khoản đóng góp, các khoản được Nhà nước hỗ trợ… đều được đem ra bàn bạc công khai trong ba ngày “Tết rừng”.
Lễ hội là dịp quảng bá nhân rộng thúc đẩy ý thức giữ rừng, phát triển sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các dân tộc, từng bước thu hút khách du lịch đến thăm quan rừng sinh thái, khám phá sự kỳ thú của các hang động, thưởng thức các sản phẩm ẩm thực của người dân làm ra. Từ đó tạo điều kiện phát triển du lịch cộng đồng lâu dài, bền vững.
4331 lượt xem
Ban Biên tập
Hàng năm cứ vào dịp cuối tháng Giêng và 3 ngày đầu của tháng 2 âm lịch, lễ hội Tết rừng Nà Hẩu của đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái lại được tổ chức nhằm mục đích bảo vệ rừng, cũng như phát huy phong tục tập quán truyền thống lâu đời của người Mông xã Nà Hẩu. Đây là nghi lễ truyền thống có ý nghĩa lớn nhất, quan trọng nhất trong năm đối với người dân nơi đây và còn được gọi là “Tết rừng”. 1. Nguồn gốc Lễ hội
Lễ hội Tết rừng Nà Hẩu được xây dựng dựa trên ý nghĩa lịch sử truyền thống và tập tục lâu đời của dân tộc Mông, với ý niệm cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống người dân no ấm hạnh phúc.
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu có diện tích tự nhiên hơn 43.230 ha, trong đó diện tích có rừng là hơn 30.528 ha. Nằm trong vùng lõi của khu bảo tồn, xã Nà Hẩu có tổng diện tích tự nhiên là 5.640 ha, trong đó rừng tự nhiên đặc dụng là 4.700 ha. Đất đai sản xuất của xã Nà Hẩu rất ít, cuộc sống của các hộ đồng bào Mông chủ yếu dựa vào ruộng nước và vài chục ha ngô đồi nên cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, từ tập tục cúng rừng luôn được duy trì tổ chức hàng năm nên người dân Nà Hẩu không xâm hại đến rừng. Bởi vậy, trong khi rừng ở nhiều nơi bị tàn phá thì ở đây, hàng nghìn ha rừng nguyên sinh vẫn nguyên vẻ hoang sơ, tán rừng già vẫn tầng tầng, lớp lớp, ngút ngàn xanh.
2. Thời gian tổ chức Lễ hội
Lễ hội Tết rừng Nà Hẩu được tổ chức vào dịp cuối tháng Giêng và 3 ngày đầu của tháng 2 âm lịch hàng năm.
3. Địa điểm tổ chức Lễ hội
Lễ hội Tết rừng Nà Hẩu được tổ chức tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
4. Phần Lễ hội
Lễ hội Tết rừng Nà Hẩu diễn ra gồm có phần lễ và phần hội. Lễ hội cúng rừng mở đầu bằng phần rước lễ vật lên khu rừng cấm. Những nghi thức độc đáo, trang nghiêm của buổi lễ được diễn ra ở cửa rừng, nơi có nhiều cây cổ thụ lớn. Trên bàn thờ bằng đá, được đặt dưới gốc cây lớn nhất, là lễ vật để dâng cúng thần rừng gồm: một con gà trống lông trắng, một con gà mái lông đen, một con lợn đen do 6 thanh niên người Mông chưa lập gia đình rước từ trung tâm xã đến cửa rừng, rượu, hương, giấy bản… để dâng cúng thần rừng. Thầy mo hành lễ đốt 48 nén hương, rót rượu, xôi bày tại 4 góc ban thờ, sau đó thổi một hồi tù và, đánh một hồi mõ để bắt đầu làm lễ. Phần làm lễ được chia làm hai phần cúng lễ sống và lễ chín, khán cầu mưa thuận gió hòa, nhân dân phát triển kinh tế, bảo vệ rừng, không phá hay khai thác rừng.
Thực hiện xong nghi lễ cúng tế Thần rừng, người dân các thôn, bản tập trung dưới khu rừng thiêng của thôn mình để cùng mổ lợn liên hoan. Sau lễ hội là phong tục cấm rừng trong ba ngày. Theo tập tục, đồng bào dân tộc Mông trong xã Nà Hẩu nghỉ kiêng ăn Tết rừng ba ngày để tạ ơn thần rừng. Trong ba ngày này, mọi người phải tuyệt đối thực hiện các điều kiêng kỵ đã được quy định theo luật tục: không đi vào rừng chặt cây xanh, không đem lá xanh từ rừng về nhà, không đào củ, bẻ măng…
Cùng với phần lễ, người dân trên địa bàn xã Nà Hẩu và các xã lân cận đã hòa mình trong không khí vui tươi với các tiết mục văn nghệ và hoạt động thể thao mang đậm bản sắc dân tộc như đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ; tham quan; mua sắm. Tại khu vực chợ quê bày bán các sản vật của người dân bản địa.
Tín ngưỡng thờ Thần rừng của đồng bào Mông nơi đây đã được truyền qua nhiều thế hệ. Lễ hội Tết rừng gắn với những quy định bảo vệ rừng, đã trở thành ngày hội văn hóa cộng đồng độc đáo của xã Nà Hẩu từ nhiều năm nay. Nhờ có phong tục cúng rừng, người dân nơi đây luôn có ý thức bảo vệ rừng, nhiều năm qua rừng được bảo vệ tốt, không để xẩy ra cháy rừng, vận chuyển gỗ trái phép, những mái nhà nằm dưới những tán rừng già chính là hình ảnh đẹp về sự thân thiện với môi trường ở xã Nà Hẩu.
Những năm gần đây, tục cúng rừng còn được xem như một cuộc họp tổng kết năm của thôn, bản trong công tác bảo vệ rừng với sự tham gia của tất cả các chủ hộ trong thôn, cán bộ xã và cán bộ kiểm lâm. Việc thực hiện các quy ước, hương ước về bảo vệ rừng cấm; tình hình phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, an ninh trật tự thôn bản, các khoản đóng góp, các khoản được Nhà nước hỗ trợ… đều được đem ra bàn bạc công khai trong ba ngày “Tết rừng”.
Lễ hội là dịp quảng bá nhân rộng thúc đẩy ý thức giữ rừng, phát triển sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các dân tộc, từng bước thu hút khách du lịch đến thăm quan rừng sinh thái, khám phá sự kỳ thú của các hang động, thưởng thức các sản phẩm ẩm thực của người dân làm ra. Từ đó tạo điều kiện phát triển du lịch cộng đồng lâu dài, bền vững.
Các bài khác
- Độc đáo lễ hội Cầu mùa của dân tộc Khơ Mú, xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (29/03/2018)
- Lễ hội Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (15/03/2018)
- Lễ hội đền Mẫu Nam Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (15/03/2018)
- Lễ hội đền Tuần Quán, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (15/03/2018)
- Lễ hội đền Phúc Linh, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (15/03/2018)
- Lễ hội đền Hóa Cuông, xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (07/02/2018)
- Lễ hội đình làng Dọc, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (07/02/2018)
- Lễ hội đình và đền Quy Mông, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (06/02/2018)
- Lễ hội Lồng Tồng huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (31/01/2018)
- Lễ hội Đình Kỳ Can (31/01/2018)
Xem thêm »