Ông Lương Mạnh Hùng - Bí thư Đảng ủy thị trấn Yên Bình (huyện Yên Bình) khẳng định: "Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn Yên Bình lần thứ VIII, nhiệm kỳ (2010 - 2015), cơ cấu kinh tế của thị trấn tiếp tục chuyển dịch đúng hướng và phát triển mạnh với tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ chiếm 85% (tăng 15% so với đầu nhiệm kỳ), tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 17,5%".
Nhiều mô hình nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà phát huy hiệu quả.
Để có được kết quả đó, Đảng bộ, chính quyền thị trấn Yên Bình đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước lãnh đạo nhân dân phát triển đa dạng các ngành nghề, dịch vụ gắn với trồng rừng, chăn nuôi thủy, đặc sản, mở ra nhiều hướng đi mới thoát nghèo và làm giầu cho dân.
Nằm giữa trung tâm huyện lỵ, thị trấn Yên Bình là đầu mối giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Yên Bình. Cơ sở hạ tầng thị trấn được đầu tư khá đồng bộ, vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng đất đai, sức lao động dồi dào là điều kiện tốt để thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển .
Thành tựu nổi bật và được coi là bước đột phá nhất trong lĩnh vực phát triển kinh tế của thị trấn Yên Bình 5 năm qua là tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ tăng nhanh và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Nếu như ở thời điểm năm 2010, tỷ trọng này chỉ chiếm trên 65% thì nay đã tăng lên xấp xỉ 85%. Số doanh nghiệp, hộ tư nhân đăng ký sản xuất, kinh doanh các ngành nghề và buôn bán dịch vụ trên địa bàn ngày càng tăng cao.
Hiện, thị trấn Yên Bình có khoảng 30 doanh nghiệp lớn, vừa, nhỏ và gần 700 hộ cá thế hoạt động kinh doanh sản xuất các ngành nghề như: sản xuất vật liệu xây dựng, bao bì, gò hàn, sửa chữa cơ khí, chế biến gỗ, sản xuất chè đen, làm dịch vụ ăn uống, nhà hàng, vận tải và du lịch. Mặc dù, thời gian qua phải chịu những tác động lớn của nền kinh tế thị trường nhưng với sự năng động, nhạy bén trong sản xuất, kinh doanh của các chủ doanh nghiệp mà các ngành nghề sản xuất công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ trên địa bàn thị trấn vẫn hoạt động hiệu quả với qui mô và mức độ ngày càng mở rộng. Đã hình thành nên những khu phố cùng kinh doanh một mặt hàng, từ đó tăng khả năng cạnh tranh và tạo được địa chỉ tin cậy cho người tiêu dùng. Hơn thế, ở thị trấn Yên Bình còn có nhiều doanh nghiệp lớn của tỉnh đóng chân đã không chỉ góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lao động lớn dôi dư ở địa phương mà còn thúc đẩy các loại hình dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, vận tải và du lịch phát triển mạnh, đóng góp nguồn thu không nhỏ cho ngân sách địa phương.
Không chỉ khuyến khích người dân phát triển mạnh các ngành nghề sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đối với các hộ có đất, sức lao động và nằm cách xa quốc lộ, thị trấn Yên Bình luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bà con được tiếp cận với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và được vay vốn để đầu tư vào phát triển nghề trồng rừng. Với diện tích rừng trồng hiện có hơn 1.100ha, thị trấn Yên Bình cũng là một trong những địa phương có nghề trồng rừng phát triển hiệu quả ở huyện Yên Bình. Trung bình mỗi năm, nhân dân thị trấn khai thác được từ 5.000-6.000m3 gỗ rừng trồng cung ứng ra thị trường, thu về hàng chục tỷ đồng. Khai thác đến đâu, bà con tiến hành trồng kế tiếp ngay tới đó đã nâng độ tàn che phủ của rừng hiện đạt trên 70% (dẫn đầu các địa phương trong huyện). Đặc biệt, mấy năm trở lại đây, ngoài việc trồng các loại cây truyền thống như keo, bạch đàn và bồ đề, nhiều hộ dân ở thị trấn Yên Bình còn mạnh dạn đưa giống gỗ xưa quí hiếm vào trồng với số lượng lớn. Hàng năm, từ nghề trồng rừng đã đem lại nguồn thu không nhỏ và làm giầu cho nhiều hộ dân.
Anh Lương Bá Thảo, tổ 7 (thị trấn Yên Bình) cho biết: "Với 30 triệu đồng vốn vay ngân hàng cộng với số tiền dành dụm được, gia đình tôi đầu tư trồng 4ha rừng, gần 1ha chè, đào 3 sào ao thả cá và chăn nuôi trâu bò. Hiện tại, gia đình đã có cuộc sống khá giả với tổng thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm”.
Trồng rừng kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy đặc sản như gia đình anh Thảo đang được khá nhiều hộ dân ở thị trấn Yên Bình áp dụng. Do đồng cỏ bị thu hẹp nên bà con chủ yếu đầu tư vào chăn nuôi lợn, gà, hươu sao, ba ba gai, nhím và ong mật. Hiện tại, thị trấn có 9 mô hình chăn nuôi lợn, 4 mô hình nuôi gà tập trung số lượng lớn, 2 mô hình nuôi hươu sao. Bên cạnh đó, tận dụng mặt nước hồ Thác Bà và các eo ngách nhỏ, thị trấn Yên Bình vận động nhân dân còn đẩy mạnh nghề chăn nuôi thủy đặc sản, duy trì 55 lồng nuôi cá trắm cỏ, rô phi, cá lăng và khai thác có hiệu quả hơn 71ha ao đầm. Mỗi năm, nhân dân thị trấn khai thác được trên 120 tấn cá thịt cung cấp cho các nhà hàng và phục vụ khách du lịch, góp phần đưa mức thu nhập bình quân đầu người đạt 40,5 triệu đồng/người/năm, đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị trấn phát triển khá nhanh và bền vững.
Bằng những hướng đi phù hợp, hiệu quả, thị trấn Yên Bình đang bứt phá trên con đường đổi mới và phát triển, xứng đáng với vị trí là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Yên Bình.
2572 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Ông Lương Mạnh Hùng - Bí thư Đảng ủy thị trấn Yên Bình (huyện Yên Bình) khẳng định: "Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn Yên Bình lần thứ VIII, nhiệm kỳ (2010 - 2015), cơ cấu kinh tế của thị trấn tiếp tục chuyển dịch đúng hướng và phát triển mạnh với tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ chiếm 85% (tăng 15% so với đầu nhiệm kỳ), tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 17,5%".Để có được kết quả đó, Đảng bộ, chính quyền thị trấn Yên Bình đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước lãnh đạo nhân dân phát triển đa dạng các ngành nghề, dịch vụ gắn với trồng rừng, chăn nuôi thủy, đặc sản, mở ra nhiều hướng đi mới thoát nghèo và làm giầu cho dân.
Nằm giữa trung tâm huyện lỵ, thị trấn Yên Bình là đầu mối giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Yên Bình. Cơ sở hạ tầng thị trấn được đầu tư khá đồng bộ, vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng đất đai, sức lao động dồi dào là điều kiện tốt để thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển .
Thành tựu nổi bật và được coi là bước đột phá nhất trong lĩnh vực phát triển kinh tế của thị trấn Yên Bình 5 năm qua là tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ tăng nhanh và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Nếu như ở thời điểm năm 2010, tỷ trọng này chỉ chiếm trên 65% thì nay đã tăng lên xấp xỉ 85%. Số doanh nghiệp, hộ tư nhân đăng ký sản xuất, kinh doanh các ngành nghề và buôn bán dịch vụ trên địa bàn ngày càng tăng cao.
Hiện, thị trấn Yên Bình có khoảng 30 doanh nghiệp lớn, vừa, nhỏ và gần 700 hộ cá thế hoạt động kinh doanh sản xuất các ngành nghề như: sản xuất vật liệu xây dựng, bao bì, gò hàn, sửa chữa cơ khí, chế biến gỗ, sản xuất chè đen, làm dịch vụ ăn uống, nhà hàng, vận tải và du lịch. Mặc dù, thời gian qua phải chịu những tác động lớn của nền kinh tế thị trường nhưng với sự năng động, nhạy bén trong sản xuất, kinh doanh của các chủ doanh nghiệp mà các ngành nghề sản xuất công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ trên địa bàn thị trấn vẫn hoạt động hiệu quả với qui mô và mức độ ngày càng mở rộng. Đã hình thành nên những khu phố cùng kinh doanh một mặt hàng, từ đó tăng khả năng cạnh tranh và tạo được địa chỉ tin cậy cho người tiêu dùng. Hơn thế, ở thị trấn Yên Bình còn có nhiều doanh nghiệp lớn của tỉnh đóng chân đã không chỉ góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lao động lớn dôi dư ở địa phương mà còn thúc đẩy các loại hình dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, vận tải và du lịch phát triển mạnh, đóng góp nguồn thu không nhỏ cho ngân sách địa phương.
Không chỉ khuyến khích người dân phát triển mạnh các ngành nghề sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đối với các hộ có đất, sức lao động và nằm cách xa quốc lộ, thị trấn Yên Bình luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bà con được tiếp cận với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và được vay vốn để đầu tư vào phát triển nghề trồng rừng. Với diện tích rừng trồng hiện có hơn 1.100ha, thị trấn Yên Bình cũng là một trong những địa phương có nghề trồng rừng phát triển hiệu quả ở huyện Yên Bình. Trung bình mỗi năm, nhân dân thị trấn khai thác được từ 5.000-6.000m3 gỗ rừng trồng cung ứng ra thị trường, thu về hàng chục tỷ đồng. Khai thác đến đâu, bà con tiến hành trồng kế tiếp ngay tới đó đã nâng độ tàn che phủ của rừng hiện đạt trên 70% (dẫn đầu các địa phương trong huyện). Đặc biệt, mấy năm trở lại đây, ngoài việc trồng các loại cây truyền thống như keo, bạch đàn và bồ đề, nhiều hộ dân ở thị trấn Yên Bình còn mạnh dạn đưa giống gỗ xưa quí hiếm vào trồng với số lượng lớn. Hàng năm, từ nghề trồng rừng đã đem lại nguồn thu không nhỏ và làm giầu cho nhiều hộ dân.
Anh Lương Bá Thảo, tổ 7 (thị trấn Yên Bình) cho biết: "Với 30 triệu đồng vốn vay ngân hàng cộng với số tiền dành dụm được, gia đình tôi đầu tư trồng 4ha rừng, gần 1ha chè, đào 3 sào ao thả cá và chăn nuôi trâu bò. Hiện tại, gia đình đã có cuộc sống khá giả với tổng thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm”.
Trồng rừng kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy đặc sản như gia đình anh Thảo đang được khá nhiều hộ dân ở thị trấn Yên Bình áp dụng. Do đồng cỏ bị thu hẹp nên bà con chủ yếu đầu tư vào chăn nuôi lợn, gà, hươu sao, ba ba gai, nhím và ong mật. Hiện tại, thị trấn có 9 mô hình chăn nuôi lợn, 4 mô hình nuôi gà tập trung số lượng lớn, 2 mô hình nuôi hươu sao. Bên cạnh đó, tận dụng mặt nước hồ Thác Bà và các eo ngách nhỏ, thị trấn Yên Bình vận động nhân dân còn đẩy mạnh nghề chăn nuôi thủy đặc sản, duy trì 55 lồng nuôi cá trắm cỏ, rô phi, cá lăng và khai thác có hiệu quả hơn 71ha ao đầm. Mỗi năm, nhân dân thị trấn khai thác được trên 120 tấn cá thịt cung cấp cho các nhà hàng và phục vụ khách du lịch, góp phần đưa mức thu nhập bình quân đầu người đạt 40,5 triệu đồng/người/năm, đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị trấn phát triển khá nhanh và bền vững.
Bằng những hướng đi phù hợp, hiệu quả, thị trấn Yên Bình đang bứt phá trên con đường đổi mới và phát triển, xứng đáng với vị trí là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Yên Bình.