Từ đầu năm 2015 đến nay, Việt Nam ghi nhận trên 8.000 trường hợp mắc bệnh tay-chân-miệng (TCM), trong đó có 2 ca tử vong tại khu vực phía nam. Tổng số ca mắc TCM khu vực miền Bắc tính đến trung tuần tháng 3/2015 gần 1.500 ca, tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng chưa có ca nào tử vong.
Các trường học cần chú ý vệ sinh đồ chơi, dụng cụ học tập để phòng ngừa bệnh tay - chân - miệng.
Tại Yên Bái, dịch bệnh TCM đã xuất hiện rải rác ở một số địa phương, số mắc tích lũy đến hết ngày 31/3 là 106 ca, tăng hơn 147% so với cùng kỳ năm 2014 là 36 ca, trong đó Yên Bình 31 ca, Trấn Yên 25 ca, Văn Chấn 20 ca, thành phố Yên Bái 17 ca…
Thạc sỹ, bác sỹ Lê Thị Hồng Vân - Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng cho biết: “Phát hiện ổ dịch TCM đầu tiên tại Yên Bái là năm 2008 ở xã Tích Cốc (huyện Yên Bình) và đến năm 2012 - 2013 dịch TCM tiếp tục xuất hiện và tiềm ẩn nguy cơ cao do sự biến chủng của các loại vi rút. Thời gian đó, ngoài các trường hợp mắc bệnh TCM tăng nhanh thì tại Yên Bái cũng có 1 số ca phát hiện loại vi rút TCM thuộc chủng EV71 (chủng rất nguy hiểm)… Tuy nhiên, do làm tốt công tác dự phòng nên dịch TCM tại Yên Bái được khống chế kịp thời và không có trường hợp tử vong. Năm 2014, các ca TCM giảm hẳn, song đầu năm 2015 đến nay lại có sự tăng nhanh đây chính là chu kỳ xuất hiện của dịch TCM (2 đến 3 năm lại xuất hiện trở lại). Bệnh TCM hiện nay chưa có vắc - xin đặc hiệu phòng bệnh nên việc vệ sinh sạch sẽ, phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất”.
TCM là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, rất dễ bùng phát thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối… Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Bệnh lây truyền chủ yếu theo đường tiêu hóa, nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh…
Trẻ có mụn nước ở gan bàn chân cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế để khám bệnh.
Với những diễn biến phức tạp hiện nay trong cả nước nói chung, Yên Bái nói riêng, nhất là vào mùa hè thời tiết nắng nóng sẽ là yếu tố tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát dịch TCM. Vì vậy, công tác dự phòng là yếu tố đặc biệt quan trọng. Theo Công điện số 1403/CĐ-BYT ngày 9/3/2015 của Bộ Y tế về tăng cường công tác phòng chống bệnh TCM thì để chủ động phòng chống dịch bệnh và hạn chế thấp nhất tỷ lệ mắc, tử vong do bệnh TCM gây ra, Sở Y tế yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, ngành chức năng cần khẩn trương triển khai tốt các nhiệm vụ chuyên môn.
Trong đó, Trung tâm Y tế dự phòng tập trung tăng cường chỉ đạo giám sát, hỗ trợ y tế cơ sở phát hiện sớm các ca bệnh; tiến hành điều tra dịch tễ, khoanh vùng và xử lý triệt để ổ dịch; lấy mẫu gửi đi xét nghiệm phân loại vi rút để có biện pháp ứng phó kịp thời, không để dịch lây lan rộng; chủ động phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về bệnh TCM.
Đặc biệt, phát động chiến dịch rửa tay bằng xà phòng trong các trường học, nhà trẻ, mẫu giáo; chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, các trang thiết bị phòng chống dịch bệnh; tổ chức thường trực phòng chống dịch khi có dịch xảy ra; thu thập thông tin, báo cáo, phản hồi thông tin kịp thời theo quy định của chế độ báo cáo thông tin đối với bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là báo cáo hàng ngày khi có dịch xảy ra về Cục Y tế Dự phòng… Đối với phòng y tế, trung tâm y tế, các bệnh viện huyện, thị, thành phố cần chủ động tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo, tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh tại địa phương; tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn, phối hợp với các cở sở điều trị tăng cường giám sát, phát hiện các trường hợp mắc TCM; phối hợp với ngành giáo dục tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh, nhất là vệ sinh cá nhân, phòng học, dụng cụ, đồ chơi của trẻ, bảo đảm nước uống, thức ăn hợp vệ sinh… tại nhà trẻ, trường học; bảo đảm trang thiết bị, kỹ thuật, thuốc để sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân kịp thời, hạn chế biến chứng nặng, tử vong, hướng dẫn điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở. Đồng thời, tổ chức tập huấn lại về phòng, điều trị bệnh TCM cho các cán bộ, nhân viên y tế tại các địa phương.
2441 lượt xem
Theo Ngọc Sơn/Báo Yên Bái
Từ đầu năm 2015 đến nay, Việt Nam ghi nhận trên 8.000 trường hợp mắc bệnh tay-chân-miệng (TCM), trong đó có 2 ca tử vong tại khu vực phía nam. Tổng số ca mắc TCM khu vực miền Bắc tính đến trung tuần tháng 3/2015 gần 1.500 ca, tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng chưa có ca nào tử vong.Tại Yên Bái, dịch bệnh TCM đã xuất hiện rải rác ở một số địa phương, số mắc tích lũy đến hết ngày 31/3 là 106 ca, tăng hơn 147% so với cùng kỳ năm 2014 là 36 ca, trong đó Yên Bình 31 ca, Trấn Yên 25 ca, Văn Chấn 20 ca, thành phố Yên Bái 17 ca…
Thạc sỹ, bác sỹ Lê Thị Hồng Vân - Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng cho biết: “Phát hiện ổ dịch TCM đầu tiên tại Yên Bái là năm 2008 ở xã Tích Cốc (huyện Yên Bình) và đến năm 2012 - 2013 dịch TCM tiếp tục xuất hiện và tiềm ẩn nguy cơ cao do sự biến chủng của các loại vi rút. Thời gian đó, ngoài các trường hợp mắc bệnh TCM tăng nhanh thì tại Yên Bái cũng có 1 số ca phát hiện loại vi rút TCM thuộc chủng EV71 (chủng rất nguy hiểm)… Tuy nhiên, do làm tốt công tác dự phòng nên dịch TCM tại Yên Bái được khống chế kịp thời và không có trường hợp tử vong. Năm 2014, các ca TCM giảm hẳn, song đầu năm 2015 đến nay lại có sự tăng nhanh đây chính là chu kỳ xuất hiện của dịch TCM (2 đến 3 năm lại xuất hiện trở lại). Bệnh TCM hiện nay chưa có vắc - xin đặc hiệu phòng bệnh nên việc vệ sinh sạch sẽ, phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất”.
TCM là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, rất dễ bùng phát thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối… Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Bệnh lây truyền chủ yếu theo đường tiêu hóa, nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh…
Trẻ có mụn nước ở gan bàn chân cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế để khám bệnh.
Với những diễn biến phức tạp hiện nay trong cả nước nói chung, Yên Bái nói riêng, nhất là vào mùa hè thời tiết nắng nóng sẽ là yếu tố tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát dịch TCM. Vì vậy, công tác dự phòng là yếu tố đặc biệt quan trọng. Theo Công điện số 1403/CĐ-BYT ngày 9/3/2015 của Bộ Y tế về tăng cường công tác phòng chống bệnh TCM thì để chủ động phòng chống dịch bệnh và hạn chế thấp nhất tỷ lệ mắc, tử vong do bệnh TCM gây ra, Sở Y tế yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, ngành chức năng cần khẩn trương triển khai tốt các nhiệm vụ chuyên môn.
Trong đó, Trung tâm Y tế dự phòng tập trung tăng cường chỉ đạo giám sát, hỗ trợ y tế cơ sở phát hiện sớm các ca bệnh; tiến hành điều tra dịch tễ, khoanh vùng và xử lý triệt để ổ dịch; lấy mẫu gửi đi xét nghiệm phân loại vi rút để có biện pháp ứng phó kịp thời, không để dịch lây lan rộng; chủ động phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về bệnh TCM.
Đặc biệt, phát động chiến dịch rửa tay bằng xà phòng trong các trường học, nhà trẻ, mẫu giáo; chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, các trang thiết bị phòng chống dịch bệnh; tổ chức thường trực phòng chống dịch khi có dịch xảy ra; thu thập thông tin, báo cáo, phản hồi thông tin kịp thời theo quy định của chế độ báo cáo thông tin đối với bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là báo cáo hàng ngày khi có dịch xảy ra về Cục Y tế Dự phòng… Đối với phòng y tế, trung tâm y tế, các bệnh viện huyện, thị, thành phố cần chủ động tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo, tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh tại địa phương; tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn, phối hợp với các cở sở điều trị tăng cường giám sát, phát hiện các trường hợp mắc TCM; phối hợp với ngành giáo dục tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh, nhất là vệ sinh cá nhân, phòng học, dụng cụ, đồ chơi của trẻ, bảo đảm nước uống, thức ăn hợp vệ sinh… tại nhà trẻ, trường học; bảo đảm trang thiết bị, kỹ thuật, thuốc để sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân kịp thời, hạn chế biến chứng nặng, tử vong, hướng dẫn điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở. Đồng thời, tổ chức tập huấn lại về phòng, điều trị bệnh TCM cho các cán bộ, nhân viên y tế tại các địa phương.