Từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cơ bản đã được khống chế, nhất là dịch lở mồm long móng (LMLM), tụ huyết trùng, tả, tiêu chảy... Tuy nhiên, để tạo thế chủ động trong phòng, chống dịch bệnh, ngành nông nghiệp, các huyện, thị, thành phố và các cơ sở xã, phường, các hộ chăn nuôi không được chủ quan, lơ là, khẩn trương xây dựng kế hoạch phòng, chống một cách hiệu quả.
Cán bộ thú y huyện Văn Chấn phun thuốc khử trùng tiêu độc tại các điểm chợ.
Ông Đặng Bình Nguyên - Phó chi cục trưởng
Chi cục Thú y tỉnh cho biết: “Trong một hai năm trở lại đây, Yên Bái đã xây
dựng kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và bố trí kinh
phí để triển khai phòng, chống dịch bệnh nên đã kiểm soát khá tốt nhiều loại
dịch bệnh nguy hiểm ở động vật. Trong ba tháng đầu năm, trên địa bàn không xảy
ra ổ dịch bệnh nguy hiểm nào trên đàn gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, không vì thế
mà chủ quan, lơ là bởi tình hình dịch bệnh vẫn tiềm ẩn khó lường, nhất là trong
thời điểm giao mùa giữa xuân sang hè và hiện nay, bà con, các hộ chăn nuôi đang
tái đàn”.
Không phát sinh dịch bệnh mới nhưng Yên Bái
là một trong những địa phương luôn tiềm ẩn phát sinh dịch bệnh LMLM, cúm gia
cầm, lợn tai xanh, tụ huyết trùng trâu, bò. Mới nhất, ngày 10/12/2014, dịch
LMLM đã bùng phát ở xã các Hát Lừu, Pá Lau, Tà Si Láng và thị trấn Trạm Tấu
(huyện Trạm Tấu). Đến ngày 4/1/2015, dịch đã lan rộng ra 14 thôn, bản làm 227 con
gia súc mắc bệnh, các ngành chức năng, tiêu hủy 70 con gia súc (59 con lợn, 11
con trâu, bò), qua đó, cho thấy sự tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch rất cao.
Một vấn đề nữa là trong dịp trước và sau
tết Nguyên đán, cơ bản các hộ chăn nuôi đã tiêu thụ hết gia súc, gia cầm thịt
nay cũng là thời điểm tái đàn thích hợp nhất để cung ứng cho thị trường. Tình
trạng chăn nuôi ở Yên Bái chủ yếu là nông hộ, nhỏ lẻ và phần lớn nguồn giống
trâu, bò, lợn và gia cầm đều nhập từ các địa phương khác về. Do chăn nuôi nhỏ
lẻ, giống nhập từ khắp các vùng nên rất khó khăn cho công tác kiểm dịch, cũng
như phòng, chống dịch bệnh.
Trước những thực tế đó, để chăn nuôi an
toàn, hiệu quả đòi hỏi các cấp, các ngành, nhất là các hộ chăn nuôi cần đặc
biệt chú ý tới công tác phòng, chống dịch bệnh. Trước khi tái đàn, bà con nên
khử trùng, tiêu độc chuồng trại bằng cách rắc vôi bột và phun thuốc sát trùng
CloraminB; chỉ mua con giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và qua kiểm dịch của
cơ quan thú y.
Các địa phương cần tăng cường tuyên truyền
để các hộ chăn nuôi nhận thức rõ ý nghĩa, tác dụng và tự giác, chủ động tiêm
vắc xin cho gia súc, gia cầm; chỉ đạo quyết liệt và kiện toàn ban chỉ đạo về
phòng, chống dịch cho gia súc, gia cầm, chỉ đạo xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin
chống dịch LMLM gia súc năm 2015 theo Quyết định số 459/QĐ của UBND tỉnh. Cụ thể,
đợt 1 thực hiện trong tháng 5 và 6, đợt 2 từ tháng 11 đến tháng 12. Mục tiêu
phòng phải đạt tối thiểu trên 80%, triển khai tại 167 xã, phường với số trâu,
bò dự kiến 164.000 liều; đồng thời, triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh tụ huyết
trùng trâu, bò, dịch tả lợn và vắc xin dại chó, trong đó, 125.660 liều tụ huyết
trùng trâu, bò, trên 131.000 liều tụ huyết trùng lợn, 137.000 liều dịch tả lợn
và trên 46.000 liều vắc xin dại chó.
Lãnh đạo các địa phương phải thường xuyên
kiểm tra và chịu trách nhiệm việc tổ chức thực hiện tiêm vắc xin cho gia
súc, gia cầm trên địa bàn; xử lý nghiêm những trường hợp không chấp hành tiêm
phòng bắt buộc cho gia súc, gia cầm để dịch bệnh phát sinh. Ngành thú y cũng
phải tăng cường hơn nữa công tác giám sát dịch bệnh, xây dựng phương án phòng, chống
khi có ổ dịch xảy ra, tăng cường công tác kiểm soát giết mổ, kiểm dịch vận
chuyển và kiểm tra vệ sinh thú y.
Chăn nuôi chỉ phát triển khi chúng ta có
con giống tốt, phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, do đó, tất cả các cấp, các
ngành cùng với hộ chăn nuôi và mỗi người dân cần vào cuộc tích cực, nâng cao ý
thức, trách nhiệm phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
2079 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cơ bản đã được khống chế, nhất là dịch lở mồm long móng (LMLM), tụ huyết trùng, tả, tiêu chảy... Tuy nhiên, để tạo thế chủ động trong phòng, chống dịch bệnh, ngành nông nghiệp, các huyện, thị, thành phố và các cơ sở xã, phường, các hộ chăn nuôi không được chủ quan, lơ là, khẩn trương xây dựng kế hoạch phòng, chống một cách hiệu quả.
Ông Đặng Bình Nguyên - Phó chi cục trưởng
Chi cục Thú y tỉnh cho biết: “Trong một hai năm trở lại đây, Yên Bái đã xây
dựng kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và bố trí kinh
phí để triển khai phòng, chống dịch bệnh nên đã kiểm soát khá tốt nhiều loại
dịch bệnh nguy hiểm ở động vật. Trong ba tháng đầu năm, trên địa bàn không xảy
ra ổ dịch bệnh nguy hiểm nào trên đàn gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, không vì thế
mà chủ quan, lơ là bởi tình hình dịch bệnh vẫn tiềm ẩn khó lường, nhất là trong
thời điểm giao mùa giữa xuân sang hè và hiện nay, bà con, các hộ chăn nuôi đang
tái đàn”.
Không phát sinh dịch bệnh mới nhưng Yên Bái
là một trong những địa phương luôn tiềm ẩn phát sinh dịch bệnh LMLM, cúm gia
cầm, lợn tai xanh, tụ huyết trùng trâu, bò. Mới nhất, ngày 10/12/2014, dịch
LMLM đã bùng phát ở xã các Hát Lừu, Pá Lau, Tà Si Láng và thị trấn Trạm Tấu
(huyện Trạm Tấu). Đến ngày 4/1/2015, dịch đã lan rộng ra 14 thôn, bản làm 227 con
gia súc mắc bệnh, các ngành chức năng, tiêu hủy 70 con gia súc (59 con lợn, 11
con trâu, bò), qua đó, cho thấy sự tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch rất cao.
Một vấn đề nữa là trong dịp trước và sau
tết Nguyên đán, cơ bản các hộ chăn nuôi đã tiêu thụ hết gia súc, gia cầm thịt
nay cũng là thời điểm tái đàn thích hợp nhất để cung ứng cho thị trường. Tình
trạng chăn nuôi ở Yên Bái chủ yếu là nông hộ, nhỏ lẻ và phần lớn nguồn giống
trâu, bò, lợn và gia cầm đều nhập từ các địa phương khác về. Do chăn nuôi nhỏ
lẻ, giống nhập từ khắp các vùng nên rất khó khăn cho công tác kiểm dịch, cũng
như phòng, chống dịch bệnh.
Trước những thực tế đó, để chăn nuôi an
toàn, hiệu quả đòi hỏi các cấp, các ngành, nhất là các hộ chăn nuôi cần đặc
biệt chú ý tới công tác phòng, chống dịch bệnh. Trước khi tái đàn, bà con nên
khử trùng, tiêu độc chuồng trại bằng cách rắc vôi bột và phun thuốc sát trùng
CloraminB; chỉ mua con giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và qua kiểm dịch của
cơ quan thú y.
Các địa phương cần tăng cường tuyên truyền
để các hộ chăn nuôi nhận thức rõ ý nghĩa, tác dụng và tự giác, chủ động tiêm
vắc xin cho gia súc, gia cầm; chỉ đạo quyết liệt và kiện toàn ban chỉ đạo về
phòng, chống dịch cho gia súc, gia cầm, chỉ đạo xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin
chống dịch LMLM gia súc năm 2015 theo Quyết định số 459/QĐ của UBND tỉnh. Cụ thể,
đợt 1 thực hiện trong tháng 5 và 6, đợt 2 từ tháng 11 đến tháng 12. Mục tiêu
phòng phải đạt tối thiểu trên 80%, triển khai tại 167 xã, phường với số trâu,
bò dự kiến 164.000 liều; đồng thời, triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh tụ huyết
trùng trâu, bò, dịch tả lợn và vắc xin dại chó, trong đó, 125.660 liều tụ huyết
trùng trâu, bò, trên 131.000 liều tụ huyết trùng lợn, 137.000 liều dịch tả lợn
và trên 46.000 liều vắc xin dại chó.
Lãnh đạo các địa phương phải thường xuyên
kiểm tra và chịu trách nhiệm việc tổ chức thực hiện tiêm vắc xin cho gia
súc, gia cầm trên địa bàn; xử lý nghiêm những trường hợp không chấp hành tiêm
phòng bắt buộc cho gia súc, gia cầm để dịch bệnh phát sinh. Ngành thú y cũng
phải tăng cường hơn nữa công tác giám sát dịch bệnh, xây dựng phương án phòng, chống
khi có ổ dịch xảy ra, tăng cường công tác kiểm soát giết mổ, kiểm dịch vận
chuyển và kiểm tra vệ sinh thú y.
Chăn nuôi chỉ phát triển khi chúng ta có
con giống tốt, phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, do đó, tất cả các cấp, các
ngành cùng với hộ chăn nuôi và mỗi người dân cần vào cuộc tích cực, nâng cao ý
thức, trách nhiệm phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.