CTTĐT - Ngày 18 tháng 7 năm 2017, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 1321 công nhận Làng nghề đan rọ tôm thôn Đồng Tâm, xã Phú An, huyện Yên Bình.
Sản phẩm rọ tôm thôn Đồng Tâm, xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
1. Tên làng nghề: Làng nghề đan rọ tôm thôn Đồng Tâm, xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
2. Địa chỉ: Thôn Đồng Tâm, xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
3. Quyết định công bố: Quyết định số 1321/QĐ-UBND ngày 18/7/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.
4. Đường đến làng nghề:
* Đi bằng đường bộ:
Tuyến 1: Từ Trung tâm thành phố Yên Bái (km 5) đi đường Nguyễn Tất Thành đến km 12 (ngã ba giao giữa đường Nguyễn Tất Thành và Quốc lộ 70), đi tiếp Quốc lộ 70 Yên Bái - Hà Nội khoảng 20 km (ngã ba Cát Lem), rẽ trái đi Quốc lộ 37 khoảng 25km (hướng đi thị trấn Thác Bà) đến cầu Thác Ông, đi tiếp đường tỉnh lộ 170 (Vĩnh Kiên - Yên Thế) khoảng 20 km đến ngã ba Phúc An, tiếp tục rẽ trái đi khoảng 300 mét đến Cổng làng văn hóa thôn Đồng Tâm (cổng vào làng nghề).
Tuyến 2: Từ Trung tâm thành phố Yên Bái (km 5) đi đường Nguyễn Tất Thành đến km 12 (ngã ba giao giữa đường Nguyễn Tất Thành và Quốc lộ 70), đi tiếp Quốc lộ 70 Yên Bái - Hà Nội đến km 14 rẽ trái đi theo đường Hoàng Thi đến xã Hán Đà, rẽ trái đi theo Quốc lộ 37 (hướng đi thị trấn Thác Bà) đến cầu Thác Ông, đi tiếp đường tỉnh lộ 170 (Vĩnh Kiên - Yên Thế) khoảng 20 km đến ngã ba Phúc An, rẽ trái đi khoảng 300 mét đến Cổng làng văn hóa thôn Đồng Tâm (cổng vào làng nghề).
* Đi bằng đường thủy:
Xuất phát từ Cảng Hương Lý (thị trấn Yên Bình) đi khoảng 30 hải lý đến bến Phúc An, đi khoảng 200m theo hướng cầu treo đến Cổng làng văn hóa thôn Đồng Tâm (cổng vào làng nghề).
5. Quá trình hình thành và phát triển
Từ những năm đầu của thế kỷ XX, thôn Đồng Tâm, xã Phúc An, huyện Yên Bình đã nổi tiếng về nghề đan rọ tôm. Đồng thời cũng được phát triển theo thời gian lịch sử cha truyền con nối nhiều đời, cho đến nay do nhu cầu của người sử dụng cao hơn nên nghề đan Rọ tôm đã phát triển rộng gần như cả thôn. Đặc biệt, những năm gần đây, được sự quan tâm của tỉnh, các cấp, các ngành và nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nghề đan rọ tôm ở thôn Đồng Tâm đang ngày càng phát triển phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Hòa chung sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người dân đặt ra những yêu cầu cao hơn cho sản phẩm rọ tôm luôn phải đảm bảo chất lượng. Hiện thôn Đồng Tâm có 86 hộ gia đình với 315 nhân khẩu. Mặc dù trên địa bàn xã có rất nhiều các hộ đan rọ tôm nhưng rải rác ở các thôn và mang tính thời vụ, riêng thôn Đồng Tâm là thôn có những hộ dân đầu tiên làm nghề đan rọ và đến nay cũng là thôn có số hộ đan rọ nhiều nhất trong xã, có tỷ lệ đan rọ tôm có 70 hộ/84 hộ (năm 2015), 72 hộ/86 hộ = 83% (năm 2016.) Các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh tại xã luôn chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, phát triển thị trường tìm nơi tiêu thụ sản phẩm, kết quả, nhiều hộ đạt được mức doanh thu cao. Cụ thể, năm 2016 sản lượng đan rọ cả năm đạt 1.400.000 chiếc cho doanh thu 5.189 triệu đồng, chiếm 57% tổng doanh thu của thôn. Thu nhập bình quân đạt 10 triệu đồng/ hộ (2,5 triệu đồng/ người/ tháng). Hiệu quả kinh tế của các hộ đan rọ tương đối ổn định. Do công việc không vất vả nên có thể đan rọ tôm lúc rảnh rỗi, vào buổi tối, tận dụng được thời gian và lao động nông thôn, em nhỏ và người cao tuổi giúp đan hom, chẻ lạt tạo nên được nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, phương, nâng mức thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội.
Nghề đan rọ tôm được hình thành và duy trì lâu đời từ khi có hồ Thác Bà, người dân chủ yếu dựa vào sản xuất rừng và khai thác thủy sản lòng hồ, coi đây là nghề đem lại thu nhập chính của mình. Rọ tôm của thôn chủ yếu được đan bằng tre, nứa, giang, tế... được khai thác từ rừng và mua từ các xã lân cận. Lực lượng lao động có tay nghề nên rọ tôm ở đây được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng bởi chất lượng tốt, rọ to, bền, đẹp, rong rêu ít bám, nứa đan hom nhỏ, hom mảnh, tôm dễ vào, khó ra.
Tất cả cá thành viên gia đình bà Đỗ Thị Yến - thôn Đồng Tâm, xã Phúc An đều đan rọ tôm hàng ngày
Do nguyên liệu tự nhiên, các hộ lại sản xuất với quy mô gia đình, lượng chất thải của tre, nứa, giang không nhiều và được người dân tận dụng phơi khô có thể đun nấu và sản xuất hàng mã nên không gây ảnh hưởng đến môi trường.
Trong thời gian gần đây, với hệ thống giao thông thuận tiện, sản phẩm của thôn được tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành lân cận, giá thành sản phẩm tăng, thu nhập phát triển ổn định, người dân tích cực sản xuất hơn. Thị trường tiêu thụ chủ yếu ở Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Tuyên Quang. Sản phẩm chưa được đăng ký thương hiệu, giá bán hiện tại bình quân đạt từ 3.500 - 5.000 đồng/chiếc, sản phẩm được tiêu thụ quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa nước rút.
Việc công nhận Làng nghề rọ tôm thôn Đồng Tâm, làng nghề đầu tiên của huyện Yên Bình là bước khởi đầu quan trọng để xây dựng thương hiệu sản phẩm rọ tôm cũng như các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản đặc sản của huyện.
Thương lái đến tận nơi thu mua rọ tôm của bà con xã Phúc An
Việc xây dựng làng nghề rất cần thiết và đúng đắn, bởi làng nghề đã thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở nông thôn góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hội nhập thị trường, từng bước xóa đói giảm nghèo tiến tới làm giầu cho gia đình và xã hội.
Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXII nhiệm kỳ 2016 - 2020 đã khẳng định quyết tâm lãnh, chỉ đạo tập trung phát triển làng nghề tại địa phương, xây dựng làng nghề theo các tiêu trí đã được pháp luật quy định.
6. Phương hướng xây dựng, duy trì và phát triển ngành nghề trong những năm tiếp theo
Nghề đan rọ tôm Đồng Tâm là nghề có giá trị sản xuất lớn, thu nhập cao, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tận dụng được lực lượng lao động, xứng đáng với vai trò xoá đói giảm nghèo, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Ngay sau khi thôn Đồng Tâm được công nhận làng nghề nông thôn, xã Phúc An đề ra phương hướng những năm tiếp theo là tiếp tục giữ vững và phát triển làng nghề, cải tiến về mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, phấn đấu xây dựng nghề đan rọ tôm của địa phương có thương hiệu trên thị trường trong, ngoài tỉnh. Cùng với đó, xây dựng cơ sở hạ tầng của làng nghề tạo cảnh quan, môi trường sạch đẹp, cải thiện đời sống sinh hoạt của người lao động, xây dựng làng nghề cũng là làng văn hoá. Đồng thời, tổ chức hội nghề nghiệp, hoặc các câu lạc bộ, hợp tác xã, tổ hợp tác những người làm nghề để giúp nhau về kinh nghiệm, tôn vinh những hộ, những người có tay nghề cao. Tuyên truyền, khuyến khích các hộ tổ chức lại cùng nhau nghiên cứu, đưa kỹ thuật mới và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, thực hiện phát triển thương hiệu, đưa sản phẩm đến với nhiều người tiêu dùng hơn nữa.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao Giấy công nhận làng nghề đan rọ tôm cho xã Phúc An
Việc công nhận làng nghề đan rọ tôm thôn Đồng Tâm không chỉ là sự ghi nhận, tôn vinh, khẳng định thương hiệu sản phẩm làng nghề, mà còn góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống mang bản sắc riêng của huyện Yên Bình, tạo tiền đề cho việc phát triển du lịch địa phương.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Chi cục Phát triển Nông thôn cung cấp)
7339 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 18 tháng 7 năm 2017, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 1321 công nhận Làng nghề đan rọ tôm thôn Đồng Tâm, xã Phú An, huyện Yên Bình. 1. Tên làng nghề: Làng nghề đan rọ tôm thôn Đồng Tâm, xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
2. Địa chỉ: Thôn Đồng Tâm, xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
3. Quyết định công bố: Quyết định số 1321/QĐ-UBND ngày 18/7/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.
4. Đường đến làng nghề:
* Đi bằng đường bộ:
Tuyến 1: Từ Trung tâm thành phố Yên Bái (km 5) đi đường Nguyễn Tất Thành đến km 12 (ngã ba giao giữa đường Nguyễn Tất Thành và Quốc lộ 70), đi tiếp Quốc lộ 70 Yên Bái - Hà Nội khoảng 20 km (ngã ba Cát Lem), rẽ trái đi Quốc lộ 37 khoảng 25km (hướng đi thị trấn Thác Bà) đến cầu Thác Ông, đi tiếp đường tỉnh lộ 170 (Vĩnh Kiên - Yên Thế) khoảng 20 km đến ngã ba Phúc An, tiếp tục rẽ trái đi khoảng 300 mét đến Cổng làng văn hóa thôn Đồng Tâm (cổng vào làng nghề).
Tuyến 2: Từ Trung tâm thành phố Yên Bái (km 5) đi đường Nguyễn Tất Thành đến km 12 (ngã ba giao giữa đường Nguyễn Tất Thành và Quốc lộ 70), đi tiếp Quốc lộ 70 Yên Bái - Hà Nội đến km 14 rẽ trái đi theo đường Hoàng Thi đến xã Hán Đà, rẽ trái đi theo Quốc lộ 37 (hướng đi thị trấn Thác Bà) đến cầu Thác Ông, đi tiếp đường tỉnh lộ 170 (Vĩnh Kiên - Yên Thế) khoảng 20 km đến ngã ba Phúc An, rẽ trái đi khoảng 300 mét đến Cổng làng văn hóa thôn Đồng Tâm (cổng vào làng nghề).
* Đi bằng đường thủy:
Xuất phát từ Cảng Hương Lý (thị trấn Yên Bình) đi khoảng 30 hải lý đến bến Phúc An, đi khoảng 200m theo hướng cầu treo đến Cổng làng văn hóa thôn Đồng Tâm (cổng vào làng nghề).
5. Quá trình hình thành và phát triển
Từ những năm đầu của thế kỷ XX, thôn Đồng Tâm, xã Phúc An, huyện Yên Bình đã nổi tiếng về nghề đan rọ tôm. Đồng thời cũng được phát triển theo thời gian lịch sử cha truyền con nối nhiều đời, cho đến nay do nhu cầu của người sử dụng cao hơn nên nghề đan Rọ tôm đã phát triển rộng gần như cả thôn. Đặc biệt, những năm gần đây, được sự quan tâm của tỉnh, các cấp, các ngành và nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nghề đan rọ tôm ở thôn Đồng Tâm đang ngày càng phát triển phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Hòa chung sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người dân đặt ra những yêu cầu cao hơn cho sản phẩm rọ tôm luôn phải đảm bảo chất lượng. Hiện thôn Đồng Tâm có 86 hộ gia đình với 315 nhân khẩu. Mặc dù trên địa bàn xã có rất nhiều các hộ đan rọ tôm nhưng rải rác ở các thôn và mang tính thời vụ, riêng thôn Đồng Tâm là thôn có những hộ dân đầu tiên làm nghề đan rọ và đến nay cũng là thôn có số hộ đan rọ nhiều nhất trong xã, có tỷ lệ đan rọ tôm có 70 hộ/84 hộ (năm 2015), 72 hộ/86 hộ = 83% (năm 2016.) Các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh tại xã luôn chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, phát triển thị trường tìm nơi tiêu thụ sản phẩm, kết quả, nhiều hộ đạt được mức doanh thu cao. Cụ thể, năm 2016 sản lượng đan rọ cả năm đạt 1.400.000 chiếc cho doanh thu 5.189 triệu đồng, chiếm 57% tổng doanh thu của thôn. Thu nhập bình quân đạt 10 triệu đồng/ hộ (2,5 triệu đồng/ người/ tháng). Hiệu quả kinh tế của các hộ đan rọ tương đối ổn định. Do công việc không vất vả nên có thể đan rọ tôm lúc rảnh rỗi, vào buổi tối, tận dụng được thời gian và lao động nông thôn, em nhỏ và người cao tuổi giúp đan hom, chẻ lạt tạo nên được nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, phương, nâng mức thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội.
Nghề đan rọ tôm được hình thành và duy trì lâu đời từ khi có hồ Thác Bà, người dân chủ yếu dựa vào sản xuất rừng và khai thác thủy sản lòng hồ, coi đây là nghề đem lại thu nhập chính của mình. Rọ tôm của thôn chủ yếu được đan bằng tre, nứa, giang, tế... được khai thác từ rừng và mua từ các xã lân cận. Lực lượng lao động có tay nghề nên rọ tôm ở đây được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng bởi chất lượng tốt, rọ to, bền, đẹp, rong rêu ít bám, nứa đan hom nhỏ, hom mảnh, tôm dễ vào, khó ra.
Tất cả cá thành viên gia đình bà Đỗ Thị Yến - thôn Đồng Tâm, xã Phúc An đều đan rọ tôm hàng ngày
Do nguyên liệu tự nhiên, các hộ lại sản xuất với quy mô gia đình, lượng chất thải của tre, nứa, giang không nhiều và được người dân tận dụng phơi khô có thể đun nấu và sản xuất hàng mã nên không gây ảnh hưởng đến môi trường.
Trong thời gian gần đây, với hệ thống giao thông thuận tiện, sản phẩm của thôn được tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành lân cận, giá thành sản phẩm tăng, thu nhập phát triển ổn định, người dân tích cực sản xuất hơn. Thị trường tiêu thụ chủ yếu ở Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Tuyên Quang. Sản phẩm chưa được đăng ký thương hiệu, giá bán hiện tại bình quân đạt từ 3.500 - 5.000 đồng/chiếc, sản phẩm được tiêu thụ quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa nước rút.
Việc công nhận Làng nghề rọ tôm thôn Đồng Tâm, làng nghề đầu tiên của huyện Yên Bình là bước khởi đầu quan trọng để xây dựng thương hiệu sản phẩm rọ tôm cũng như các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản đặc sản của huyện.
Thương lái đến tận nơi thu mua rọ tôm của bà con xã Phúc An
Việc xây dựng làng nghề rất cần thiết và đúng đắn, bởi làng nghề đã thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở nông thôn góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hội nhập thị trường, từng bước xóa đói giảm nghèo tiến tới làm giầu cho gia đình và xã hội.
Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXII nhiệm kỳ 2016 - 2020 đã khẳng định quyết tâm lãnh, chỉ đạo tập trung phát triển làng nghề tại địa phương, xây dựng làng nghề theo các tiêu trí đã được pháp luật quy định.
6. Phương hướng xây dựng, duy trì và phát triển ngành nghề trong những năm tiếp theo
Nghề đan rọ tôm Đồng Tâm là nghề có giá trị sản xuất lớn, thu nhập cao, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tận dụng được lực lượng lao động, xứng đáng với vai trò xoá đói giảm nghèo, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Ngay sau khi thôn Đồng Tâm được công nhận làng nghề nông thôn, xã Phúc An đề ra phương hướng những năm tiếp theo là tiếp tục giữ vững và phát triển làng nghề, cải tiến về mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, phấn đấu xây dựng nghề đan rọ tôm của địa phương có thương hiệu trên thị trường trong, ngoài tỉnh. Cùng với đó, xây dựng cơ sở hạ tầng của làng nghề tạo cảnh quan, môi trường sạch đẹp, cải thiện đời sống sinh hoạt của người lao động, xây dựng làng nghề cũng là làng văn hoá. Đồng thời, tổ chức hội nghề nghiệp, hoặc các câu lạc bộ, hợp tác xã, tổ hợp tác những người làm nghề để giúp nhau về kinh nghiệm, tôn vinh những hộ, những người có tay nghề cao. Tuyên truyền, khuyến khích các hộ tổ chức lại cùng nhau nghiên cứu, đưa kỹ thuật mới và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, thực hiện phát triển thương hiệu, đưa sản phẩm đến với nhiều người tiêu dùng hơn nữa.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao Giấy công nhận làng nghề đan rọ tôm cho xã Phúc An
Việc công nhận làng nghề đan rọ tôm thôn Đồng Tâm không chỉ là sự ghi nhận, tôn vinh, khẳng định thương hiệu sản phẩm làng nghề, mà còn góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống mang bản sắc riêng của huyện Yên Bình, tạo tiền đề cho việc phát triển du lịch địa phương.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Chi cục Phát triển Nông thôn cung cấp)