Là huyện miền núi có địa hình bị chia cắt mạnh với núi cao, vực sâu, nhiều khu dân cư luôn đối mặt với nguy cơ sạt lở đất nhưng nhiều năm trở lại đây, huyện Trạm Tấu đã chủ động rà soát các điểm có nguy cơ cao, lập kế hoạch di dời những hộ sinh sống trong vùng nguy hiểm, xây dựng các phương án phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai… Vì vậy, trên địa bàn không có thiệt hại về người, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra.
Cán bộ xã Pá Lau kiểm tra vết nứt trong nền nhà người dân trước mùa mưa bão.
Với huyện Trạm Tấu, lũ quét, sạt lở đất là những nguy cơ tiềm ẩn tại những địa bàn trọng điểm như: thôn Pá Lau (xã Pá Lau), khu phố 4 (thị trấn Trạm Tấu), Bản Cại (xã Phình Hồ), khu vực thôn Búng Tàu (xã Hát Lừu)… Do vậy, vào mùa mưa bão hàng năm, Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn (PCLB&TKCN) huyện cùng ban chỉ huy PCLB&TKCN các xã thực hiện rà soát những vị trí xung yếu có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, xây dựng phương án ứng phó kịp thời khi có tình huống xảy ra.
Ông Nguyễn Thành Hưng - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện - cơ quan thường trực Ban Chỉ huy PCLB&TKCN huyện cho biết: “Chúng tôi luôn theo dõi sát tình hình diễn biến của thời tiết, thủy văn; chỉ đạo các cơ sở bám địa bàn để kịp thời phòng tránh; tổ chức lực lượng ứng cứu khi bão lũ xảy ra, thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ”; nhanh chóng khắc phục hậu quả, vệ sinh môi trường đề phòng dịch bệnh, ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất, giữ vững an ninh trật tự địa bàn”.
Trong suốt mùa mưa lũ năm 2014, mỗi khi có dự báo diễn biến thời tiết bất thường, Ban Chỉ huy PCLB&TKCN huyện đều tham mưu cho lãnh đạo huyện ban hành công điện triển khai một số biện pháp cấp bách để phòng tránh thiên tai, đôn đốc các ban chỉ huy PCLB&TKCN xã, thị trấn triển khai các biện pháp ứng phó như: kiểm tra, canh gác, theo dõi những điểm có nguy cơ sạt lở đất, đá lăn để thực hiện di dời dân đến nơi an toàn, không cho người dân ra suối vớt củi, đánh cá...
Hiện, Trạm Tấu còn một số điểm có nguy cơ sạt lở gây nguy hiểm cho tính mạng và tài sản người dân, cụ thể: khu 4, thị trấn Trạm Tấu còn 6 hộ trong khu vực có nguy cơ sạt lở taluy âm; khu Búng Tàu, xã Hát Lừu có 3 hộ nguy cơ ảnh hưởng sản lở taluy dương; thôn Pá Lau, xã Pá Lau còn 16 hộ cần di dời đến nơi an toàn; một số hộ dân thôn Bản Cại, xã Phình Hồ có nguy cơ ảnh hưởng do đá lăn nếu trời mưa to, kéo dài… |
Mùa mưa lũ năm 2014, thiên tai đã gây thiệt hại trên 200 triệu đồng cho người dân, 4,5 tỷ đồng cho các công trình phúc lợi và trên 130 triệu đồng cho giao thông của huyện, tuy nhiên trên địa bàn không có thiệt hại về người. Theo đó, huyện đã hỗ trợ kịp thời 160 triệu đồng cho 80 nhà bị tốc mái từ 30 - 50% diện tích, hỗ trợ 54 triệu đồng cho 18 nhà bị tốc mái từ 50% diện tích trở lên, hỗ trợ 7 triệu đồng cho 1 nhà bị sập đổ, hỗ trợ di dời 10 hộ dân ra khỏi vùng thiên tai tại xã Pá Lau và Túc Đán, hỗ trợ thiệt hại hoa màu cho 162 hộ có diện tích lúa bị thiệt hại từ 70%... Với các công trình thủy lợi bị hư hỏng nhẹ, các xã, thị trấn đã huy động sức dân khắc phục kịp thời để phục vụ sản xuất, không để ách tắc giao thông do sạt lở đất.
Tuy đã giảm thiểu tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, nhanh chóng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả nhưng qua thực tế, công tác PCLB&TKCN ở Trạm Tấu còn bộc lộ tồn tại cần khắc phục. Một số ban chỉ huy PCLB&TKCN cấp xã chưa đôn đốc, kiểm tra hoạt động của các thành viên được phân công phụ trách thôn, bản; thông tin hai chiều giữa xã và thôn, bản còn chậm. Một số gia đình còn trông chờ, ỷ lại, nhận thức về mức độ ảnh hưởng, sự nguy hiểm của thiên tai đối với tính mạng và tài sản còn thấp, chưa chủ động sơ tán đến nơi an toàn.
Công tác thường trực và chế độ báo cáo về PCLB&TKCN của một số ban chỉ huy cấp xã chưa nghiêm túc. Một số thành viên ban chỉ huy cấp huyện được phân công phụ trách giúp các xã chưa chủ động nắm bắt tình hình trước, trong và sau các đợt mưa lũ. Kinh phí cho hoạt động của ban chỉ huy, các trang thiết bị phục vụ công tác PCLB&TKCN chưa đáp ứng nhu cầu công tác…
Để giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra, Trạm Tấu xác định, mùa mưa bão năm 2015, huyện phải xây dựng thật tốt phương án PCLB&TKCN, trọng tâm là công tác chuẩn bị trước mọi tình huống theo phương châm “4 tại chỗ”, thực hiện chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, có hiệu quả, lấy phòng ngừa là chính.
2286 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Là huyện miền núi có địa hình bị chia cắt mạnh với núi cao, vực sâu, nhiều khu dân cư luôn đối mặt với nguy cơ sạt lở đất nhưng nhiều năm trở lại đây, huyện Trạm Tấu đã chủ động rà soát các điểm có nguy cơ cao, lập kế hoạch di dời những hộ sinh sống trong vùng nguy hiểm, xây dựng các phương án phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai… Vì vậy, trên địa bàn không có thiệt hại về người, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra.
Với huyện Trạm Tấu, lũ quét, sạt lở đất là những nguy cơ tiềm ẩn tại những địa bàn trọng điểm như: thôn Pá Lau (xã Pá Lau), khu phố 4 (thị trấn Trạm Tấu), Bản Cại (xã Phình Hồ), khu vực thôn Búng Tàu (xã Hát Lừu)… Do vậy, vào mùa mưa bão hàng năm, Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn (PCLB&TKCN) huyện cùng ban chỉ huy PCLB&TKCN các xã thực hiện rà soát những vị trí xung yếu có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, xây dựng phương án ứng phó kịp thời khi có tình huống xảy ra.
Ông Nguyễn Thành Hưng - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện - cơ quan thường trực Ban Chỉ huy PCLB&TKCN huyện cho biết: “Chúng tôi luôn theo dõi sát tình hình diễn biến của thời tiết, thủy văn; chỉ đạo các cơ sở bám địa bàn để kịp thời phòng tránh; tổ chức lực lượng ứng cứu khi bão lũ xảy ra, thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ”; nhanh chóng khắc phục hậu quả, vệ sinh môi trường đề phòng dịch bệnh, ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất, giữ vững an ninh trật tự địa bàn”.
Trong suốt mùa mưa lũ năm 2014, mỗi khi có dự báo diễn biến thời tiết bất thường, Ban Chỉ huy PCLB&TKCN huyện đều tham mưu cho lãnh đạo huyện ban hành công điện triển khai một số biện pháp cấp bách để phòng tránh thiên tai, đôn đốc các ban chỉ huy PCLB&TKCN xã, thị trấn triển khai các biện pháp ứng phó như: kiểm tra, canh gác, theo dõi những điểm có nguy cơ sạt lở đất, đá lăn để thực hiện di dời dân đến nơi an toàn, không cho người dân ra suối vớt củi, đánh cá...
Hiện, Trạm Tấu còn một số điểm có nguy cơ sạt lở gây nguy hiểm cho tính mạng và tài sản người dân, cụ thể: khu 4, thị trấn Trạm Tấu còn 6 hộ trong khu vực có nguy cơ sạt lở taluy âm; khu Búng Tàu, xã Hát Lừu có 3 hộ nguy cơ ảnh hưởng sản lở taluy dương; thôn Pá Lau, xã Pá Lau còn 16 hộ cần di dời đến nơi an toàn; một số hộ dân thôn Bản Cại, xã Phình Hồ có nguy cơ ảnh hưởng do đá lăn nếu trời mưa to, kéo dài…
Mùa mưa lũ năm 2014, thiên tai đã gây thiệt hại trên 200 triệu đồng cho người dân, 4,5 tỷ đồng cho các công trình phúc lợi và trên 130 triệu đồng cho giao thông của huyện, tuy nhiên trên địa bàn không có thiệt hại về người. Theo đó, huyện đã hỗ trợ kịp thời 160 triệu đồng cho 80 nhà bị tốc mái từ 30 - 50% diện tích, hỗ trợ 54 triệu đồng cho 18 nhà bị tốc mái từ 50% diện tích trở lên, hỗ trợ 7 triệu đồng cho 1 nhà bị sập đổ, hỗ trợ di dời 10 hộ dân ra khỏi vùng thiên tai tại xã Pá Lau và Túc Đán, hỗ trợ thiệt hại hoa màu cho 162 hộ có diện tích lúa bị thiệt hại từ 70%... Với các công trình thủy lợi bị hư hỏng nhẹ, các xã, thị trấn đã huy động sức dân khắc phục kịp thời để phục vụ sản xuất, không để ách tắc giao thông do sạt lở đất.
Tuy đã giảm thiểu tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, nhanh chóng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả nhưng qua thực tế, công tác PCLB&TKCN ở Trạm Tấu còn bộc lộ tồn tại cần khắc phục. Một số ban chỉ huy PCLB&TKCN cấp xã chưa đôn đốc, kiểm tra hoạt động của các thành viên được phân công phụ trách thôn, bản; thông tin hai chiều giữa xã và thôn, bản còn chậm. Một số gia đình còn trông chờ, ỷ lại, nhận thức về mức độ ảnh hưởng, sự nguy hiểm của thiên tai đối với tính mạng và tài sản còn thấp, chưa chủ động sơ tán đến nơi an toàn.
Công tác thường trực và chế độ báo cáo về PCLB&TKCN của một số ban chỉ huy cấp xã chưa nghiêm túc. Một số thành viên ban chỉ huy cấp huyện được phân công phụ trách giúp các xã chưa chủ động nắm bắt tình hình trước, trong và sau các đợt mưa lũ. Kinh phí cho hoạt động của ban chỉ huy, các trang thiết bị phục vụ công tác PCLB&TKCN chưa đáp ứng nhu cầu công tác…
Để giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra, Trạm Tấu xác định, mùa mưa bão năm 2015, huyện phải xây dựng thật tốt phương án PCLB&TKCN, trọng tâm là công tác chuẩn bị trước mọi tình huống theo phương châm “4 tại chỗ”, thực hiện chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, có hiệu quả, lấy phòng ngừa là chính.