CTTĐT - Xác định được tầm quan trọng của giao thông trong phát triển kinh tế, nhiều năm trở lại đây, tỉnh Yên Bái đã tập trung mọi nguồn lực để phát triển giao thông, nhất là từ khi thực hiện chủ trương của đảng, nhà nước về xây dựng nông thôn mới, việc triển khai làm đường giao thông đã lan tỏa đến từng thôn bản, ngõ xóm, tạo ra sự đổi thay về nhiều mặt ở từng vùng quê.
Ðể triển khai có hiệu quả công tác phát triển hệ thống giao thông nông thôn,
tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo và phân công trách nhiệm cho từng thành
viên chỉ đạo phong trào. Ban chỉ đạo tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền xây
dựng các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn và tổ chức triển khai kế hoạch, hằng năm sơ
kết, tổng kết, bình xét, đánh giá các kết quả đã đạt được. Thực hiện Quy chế
dân chủ, các địa phương tự bàn việc tiến hành làm đường giao thông nông thôn, huy động nguồn
lực đúng và hợp lý với sức dân. Ở những nơi khó khăn, phức tạp vượt quá sức
dân, các địa phương chỉ đạo kết hợp giao thông với các chương trình kinh tế khác để thực
hiện. Nhờ vậy, trong 3 năm 2011 – 2014, mạng lưới giao thông nông thôn đã được
đầu tư xây dựng bằng nhiều nguồn vốn, các chương trình mục tiêu do Trung ương
hỗ trợ cùng với sự nỗ lực đóng góp của nhân dân trong tỉnh và nguồn vốn ngân
sách tập trung của tỉnh với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Trong
3 năm, đã đầu tư, cải tạo, nâng cấp, mở mới 1.651 km mặt đường nhựa, bê tông xi
măng tăng 545 km; mặt đường cấp phối tăng 347 km; mở mới đường xã, đường thôn
bản được 759 km nâng tổng số đường giao thông nông thôn là 6.386km, kiên cố hóa
được 1.725 km, tăng 892 km so với năm 2010 với kinh phí 860 tỷ đồng, trong đó
vốn ngân sách nhà nước là 516 tỷ, nhân dân đóng góp 344 tỷ đồng.
Việc đầu tư xây dựng các công trình giao
thông đã mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân trên địa bàn, tạo điều kiện
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh, góp phần xóa
đói, giảm nghèo nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Hiện nay
hầu hết các xã trên địa bàn tỉnh đã có đường ô-tô vào đến trung tâm xã. Chương
trình 135 lồng ghép với các chương trình, dự án khác đã giúp cho các xã vùng
sâu, vùng xa ở Yên Bái phát triển đường giao thông, không còn phải chịu cảnh đi
bộ hai, ba ngày đường mới ra đến UBND xã. Các trung tâm cụm xã đều được nhựa hóa...
Giao thông phát triển tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa. Ðời sống bà con
vùng sâu, vùng xa nhờ đó được nâng lên.
Trong điều kiện nguồn ngân sách địa phương
eo hẹp, tỉnh Yên Bái chủ trương ''Nhà nước và nhân dân cùng làm'' để phát triển
giao thông. Ðể mở rộng các tuyến đường, các địa phương
đã vận động nhân dân hiến đất làm đường, góp ngày công lao động để sửa chữa và
bê tông hóa các tuyến đường, các con hẻm. Bằng cách làm này, ba năm qua, tỉnh
đã vận động nhân dân hiến hàng nghìn m2 đất, góp hàng vạn công lao
động, trị giá hàng trăm tỷ đồng làm đường giao thông. Thực hiện đề án phát
triển giao thông nông thôn, đến hết năm 2014, khối lượng triển khai đạt trên
430 km đường bê tông, bằng 107,5% mục tiêu đề án; hoàn thành mở mới và mở rộng
trên 850km nền đường với tổng mức vốn huy động 650 tỷ đồng, đạt trên 130% so
với dự toán kinh phí đề án. Trong đó vốn ngân sách nhà nước là 390 tỷ
đồng, nhân dân đóng góp 260 tỷ đồng.
Cùng với đó, tỉnh Yên Bái đã triển
khai hoàn thành 6 công trình đường giao thông sử dụng nguồn vốn ODA: đường đến
trung tâm xã Phú Thịnh; đường Trạm Tấu – Xà Hồ; đường Tân Hợp – Đại Sơn; đường
giao thông nông thôn 3 xã phía Bắc huyện Lục Yên; đường giao thông nông thôn 4
xã phía Bắc huyện Trấn Yên. Ngoài ra, đã triển khai hoàn thành 9 tuyến đường
giao thông nông thôn sử dụng nguồn vốn WB3, có chiều dài 28km với kinh phí 98,3
triệu đồng.
Nhìn chung, việc đầu tư, nâng cấp hệ thống giao thông vùng nông thôn trong thời
gian qua tuy được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện nhưng vẫn còn hạn chế
so với nhu cầu. Hệ thống giao thông vùng nông thôn chưa phát triển hoàn chỉnh, chỉ mới
phục vụ được một phần nhu cầu đi lại của người dân...
Trong thời gian tới, để đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông nông thôn, tỉnh Yên Bái tiếp tục củng cố hệ thống đường giao thông nông
thôn. Nâng cấp các tuyến đường huyện, đường xã đạt tiêu chuẩn cấp VI trở lên,
đường thôn bản đạt cấp A,B giao thông nông thôn trở lên. Kiên cố hóa toàn bộ hệ
thống mặt đường, các công trình thoát nước đảm bảo giao thông thông suốt 4 mùa,
tạo điều kiện cho việc thông thương hàng hóa, nhu cầu đi lại của người dân. Cùng với đó, tỉnh Yên Bái sẽ xây
dựng và triển khai có hiệu quả Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 – 2020.
Có thể khẳng định với việc đẩy mạnh
phong trào bê tông hóa đường giao thông nông thôn và quan tâm sửa chữa nâng cấp
đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương đã
tạo thuận lợi trong thông thương hàng hóa, thúc đẩy phát triển sản xuất,
nâng cao mức sống người dân và làm thay đổi diện mạo nông thôn. Đây sẽ là điều
kiện tiên quyết để tỉnh Yên Bái tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
trên địa bàn.
1885 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định được tầm quan trọng của giao thông trong phát triển kinh tế, nhiều năm trở lại đây, tỉnh Yên Bái đã tập trung mọi nguồn lực để phát triển giao thông, nhất là từ khi thực hiện chủ trương của đảng, nhà nước về xây dựng nông thôn mới, việc triển khai làm đường giao thông đã lan tỏa đến từng thôn bản, ngõ xóm, tạo ra sự đổi thay về nhiều mặt ở từng vùng quê.
Ðể triển khai có hiệu quả công tác phát triển hệ thống giao thông nông thôn,
tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo và phân công trách nhiệm cho từng thành
viên chỉ đạo phong trào. Ban chỉ đạo tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền xây
dựng các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn và tổ chức triển khai kế hoạch, hằng năm sơ
kết, tổng kết, bình xét, đánh giá các kết quả đã đạt được. Thực hiện Quy chế
dân chủ, các địa phương tự bàn việc tiến hành làm đường giao thông nông thôn, huy động nguồn
lực đúng và hợp lý với sức dân. Ở những nơi khó khăn, phức tạp vượt quá sức
dân, các địa phương chỉ đạo kết hợp giao thông với các chương trình kinh tế khác để thực
hiện. Nhờ vậy, trong 3 năm 2011 – 2014, mạng lưới giao thông nông thôn đã được
đầu tư xây dựng bằng nhiều nguồn vốn, các chương trình mục tiêu do Trung ương
hỗ trợ cùng với sự nỗ lực đóng góp của nhân dân trong tỉnh và nguồn vốn ngân
sách tập trung của tỉnh với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Trong
3 năm, đã đầu tư, cải tạo, nâng cấp, mở mới 1.651 km mặt đường nhựa, bê tông xi
măng tăng 545 km; mặt đường cấp phối tăng 347 km; mở mới đường xã, đường thôn
bản được 759 km nâng tổng số đường giao thông nông thôn là 6.386km, kiên cố hóa
được 1.725 km, tăng 892 km so với năm 2010 với kinh phí 860 tỷ đồng, trong đó
vốn ngân sách nhà nước là 516 tỷ, nhân dân đóng góp 344 tỷ đồng.
Việc đầu tư xây dựng các công trình giao
thông đã mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân trên địa bàn, tạo điều kiện
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh, góp phần xóa
đói, giảm nghèo nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Hiện nay
hầu hết các xã trên địa bàn tỉnh đã có đường ô-tô vào đến trung tâm xã. Chương
trình 135 lồng ghép với các chương trình, dự án khác đã giúp cho các xã vùng
sâu, vùng xa ở Yên Bái phát triển đường giao thông, không còn phải chịu cảnh đi
bộ hai, ba ngày đường mới ra đến UBND xã. Các trung tâm cụm xã đều được nhựa hóa...
Giao thông phát triển tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa. Ðời sống bà con
vùng sâu, vùng xa nhờ đó được nâng lên.
Trong điều kiện nguồn ngân sách địa phương
eo hẹp, tỉnh Yên Bái chủ trương ''Nhà nước và nhân dân cùng làm'' để phát triển
giao thông. Ðể mở rộng các tuyến đường, các địa phương
đã vận động nhân dân hiến đất làm đường, góp ngày công lao động để sửa chữa và
bê tông hóa các tuyến đường, các con hẻm. Bằng cách làm này, ba năm qua, tỉnh
đã vận động nhân dân hiến hàng nghìn m2 đất, góp hàng vạn công lao
động, trị giá hàng trăm tỷ đồng làm đường giao thông. Thực hiện đề án phát
triển giao thông nông thôn, đến hết năm 2014, khối lượng triển khai đạt trên
430 km đường bê tông, bằng 107,5% mục tiêu đề án; hoàn thành mở mới và mở rộng
trên 850km nền đường với tổng mức vốn huy động 650 tỷ đồng, đạt trên 130% so
với dự toán kinh phí đề án. Trong đó vốn ngân sách nhà nước là 390 tỷ
đồng, nhân dân đóng góp 260 tỷ đồng.
Cùng với đó, tỉnh Yên Bái đã triển
khai hoàn thành 6 công trình đường giao thông sử dụng nguồn vốn ODA: đường đến
trung tâm xã Phú Thịnh; đường Trạm Tấu – Xà Hồ; đường Tân Hợp – Đại Sơn; đường
giao thông nông thôn 3 xã phía Bắc huyện Lục Yên; đường giao thông nông thôn 4
xã phía Bắc huyện Trấn Yên. Ngoài ra, đã triển khai hoàn thành 9 tuyến đường
giao thông nông thôn sử dụng nguồn vốn WB3, có chiều dài 28km với kinh phí 98,3
triệu đồng.
Nhìn chung, việc đầu tư, nâng cấp hệ thống giao thông vùng nông thôn trong thời
gian qua tuy được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện nhưng vẫn còn hạn chế
so với nhu cầu. Hệ thống giao thông vùng nông thôn chưa phát triển hoàn chỉnh, chỉ mới
phục vụ được một phần nhu cầu đi lại của người dân...
Trong thời gian tới, để đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông nông thôn, tỉnh Yên Bái tiếp tục củng cố hệ thống đường giao thông nông
thôn. Nâng cấp các tuyến đường huyện, đường xã đạt tiêu chuẩn cấp VI trở lên,
đường thôn bản đạt cấp A,B giao thông nông thôn trở lên. Kiên cố hóa toàn bộ hệ
thống mặt đường, các công trình thoát nước đảm bảo giao thông thông suốt 4 mùa,
tạo điều kiện cho việc thông thương hàng hóa, nhu cầu đi lại của người dân. Cùng với đó, tỉnh Yên Bái sẽ xây
dựng và triển khai có hiệu quả Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 – 2020.
Có thể khẳng định với việc đẩy mạnh
phong trào bê tông hóa đường giao thông nông thôn và quan tâm sửa chữa nâng cấp
đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương đã
tạo thuận lợi trong thông thương hàng hóa, thúc đẩy phát triển sản xuất,
nâng cao mức sống người dân và làm thay đổi diện mạo nông thôn. Đây sẽ là điều
kiện tiên quyết để tỉnh Yên Bái tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
trên địa bàn.