Thành phố đã có những chính sách khuyến
khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất
công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, kết hợp ưu tiên phát triển
mạnh một số ngành như: chế biến nông lâm sản, khoáng sản, sản xuất vật liệu xây
dựng và các mặt hàng xuất khẩu chủ lực để
công nghiệp thực sự là khâu đột
phá trong phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Vì vậy thành phố luôn duy
trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, dự kiến bình
quân 5 năm đạt 16,85%. Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tiếp tục có bước tăng trưởng; các ngành nghề
có lợi thế duy trì được sự phát triển như chế
biến lương thực thực phẩm và đồ uống; chế biến sản phẩm từ kim loại, vật
liệu xây dựng, chế biến khoáng sản, chế biến gỗ…với các sản phẩm chủ yếu như đá
cacbonnat, gỗ xẻ, gỗ thanh, đũa gỗ, giấy đế xuất khẩu, sứ điện, nhôm kính, sản xuất miến đao…. xuất khẩu các
mặt hàng chủ lực trên địa bàn tăng khá.
Các cụm công nghiệp tiếp tục được
đầu tư mở rộng, trong đó, cụm công nghiệp Đầm Hồng được đầu tư đường giao thông
nội bộ, cụm công nghiệp Âu Lâu được đầu tư
giai đoạn 1 với diện tích 10 ha
với hạ tầng giao thông khá hoàn
chỉnh, hiện đang tiếp tục mở rộng giai
đoạn 2 với điện tích 5 ha.
Tuy nhiên do những hạn chế từ những
nguyên nhân khách quan và chủ quan như xuất phát điểm thấp, nguồn lực đàu tư
hạn hẹp, giao thông đối ngoại khó khăn nên chưa
hấp dẫn, thu hút được các nhà đầu tư, vì vậy công nghiệp trên địa bàn
thành phố chưa thực sự là khâu đột phá trong phát triển kinh tế.
Về xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ
thuật, đặc biệt là đầu tư chỉnh trang nâng cấp đô thị đã có sự đầu tư mạnh mẽ
theo hướng hoàn chỉnh trong xây dựng nâng cấp hành lang hè phố, điện trang trí đô thị; các tuyến
đường giao thông, thủy lợi đã và đang được đầu tư theo hướng đồng bộ, đảm bảo
được tính kết nối cao trong toàn hệ thống. Giao thông nông thôn tiếp tục được
đầu tư hoàn chỉnh. Giai đoạn 2011-2013, thành phố đã đầu tư kiên cố hóa trên 70 km, mở mới trên
15 km đường liên thôn, liên xã và trên địa bàn các phường làm thay đổi cơ bản
hệ thống đường giao thông các xã phường góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn
thành phố, góp phần đắc lực trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương và
là điểm sáng trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và nguồn huy động đóng góp của người dân.
Công tác vận động thu hút đầu tư đã
đạt được những thành quả bước đầu. Hiện nay thành phố đang tích cực phối hợp
với Sở Kế hoạch và Đầu tư đẻ triển khai công tác chuẩn bị cho Tiểu dự án nâng cấp đô thị thành phố Yên Bái với quy mô dự án 29,450
triệu USD.
Về
thu hút các nguồn lực đầu tư, trong hơn nửa nhiệm kỳ qua thành phố đã có sự cố gắng nổi bật
trong thu hút các nguồn lực đầu tư thông qua việc huy động xã hội hóa với nguồn kinh phí trên 300 tỷ đồng, được đầu
tư rất hiệu quả trong xây dựng nhà văn
hóa, trạm y tế, nhà ở cho hộ chính sách, hộ nghèo…. Huy động trên 90 tỷ đồng
cho chỉnh trang đô thị.
Các công trình dự án đang được đầu
tư trên địa bàn với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng đã và đang tạo điều
kiện cho thành phố đạt mục tiêu đô thị
loại 2 trong giai đoạn đến năm 2020.
Công tác xúc tiến đầu tư đang được
tích cực triển khai tạo ra một hướng đi mang tính đột phá trong công tác quảng
bá, thu hút các nguồn lực phát triển thông qua các kênh đầu tư trong và ngoài nước vào thành phố. Đặc biệt
năm 2013, thành phố yên Bái đã tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư tại
Hà Nội, đã thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ
XVIII, nguồn nhân lực thành phố đã có những bước phát triển tích cực, chất
lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người lao động từng bước được nâng
lên. Thực hiện Nghị quyết của Thành ủy về “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
công chức, viên chức hệ thống chính trị thành phố giai đoạn 2011-2015 và
đến năm 2020”, thành phố đã tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp các trường đại học
chính quy về công tác tại các xã phường, phòng, ban thành phố để tạo nguồn cán
bộ.
Mạng lưới cơ cơ sở giáo dục và đào
tạo tiếp tục được quan tâm đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, phát triển quy mô,
nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác đào tạo nghề được chú trọng, đặc biệt là
công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
theo Đề án 1956 của Chính phủ. Các trường nghề, trung tâm dạy nghề được
quan tâm đầu tư cơ sở vật chất theo hướng hiện đại. Phấn đấu đến năm 2020,
thành phố Yên Bái trở thành một trong các trung tâm đào tạo nghề quan trọng của
khu vực Tây Bắc.
Kết quả của ba khâu đột phá chính là
tiền đề để thành phố Yên Bái vững vàng bước vào thực hiện Nghị quyết Đảng bộ
tỉnh lần thứ XIX, xây dựng thành phố Yên Bái trở thành trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Yên Bái và là trục động lực của
vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Đông của tỉnh.