Những năm qua, huyện Lục Yên đã tận dụng tốt lợi thế về nguồn tài nguyên khoáng sản để đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đến nay, huyện đã có 18 nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp hoạt động hiệu quả, trong đó có 2 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Khai thác đá xuất khẩu tại Công ty Đá cẩm thạch R.K Việt Nam.
Các ngành nghề thế mạnh của địa phương như
sản xuất tranh đá quí, tượng đá, đá cảnh, sản xuất vật liệu xây dựng, khai
thác, chế biến gỗ rừng trồng... cũng được quan tâm phát triển.
Liễu Đô là xã giáp với thị trấn Yên Thế, có
lợi thế về giao thông với tuyến đường Yên Thế - Vĩnh Kiên chạy qua. Thời gian
qua, Liễu Đô đã thu hút 5 công ty, doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà xưởng chủ
yếu hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản. Trên địa bàn xã cũng có 12
cơ sở chế tác đá mỹ nghệ, đá phong cảnh, chế biến gỗ rừng trồng.
Ông Nguyễn Cao Cảnh - Phó chủ tịch UBND xã
Liễu Đô cho biết: “Cơ cấu kinh tế của xã vẫn chủ yếu là nông, lâm, ngư nghiệp
chiếm 80%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 10%, dịch vụ - thương mại
chiếm 10%. Tuy nhiên, lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã góp phần
không nhỏ tạo việc làm cho lao động địa phương, thu ngân sách và phát triển
kinh tế của xã. Để kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn
định và bền vững, UBND xã đã tạo điều kiện cho các cơ sở, các cá nhân, tổ chức
hoạt động, nhận ủy thác với các ngân hàng để tạo nguồn vốn cho các cơ sở mở
rộng và phát triển”.
Cơ sở chế tác đá Hải Đức, thôn Cây Mơ, xã
Liễu Đô do chị Đỗ Thị Mận làm chủ, hoạt động sản xuất chuyên chế tác đá phong
cảnh, đá mỹ nghệ đã vài năm nay. Hàng tháng, cơ sở của chị Mận cung cấp ra thị
trường nhiều sản phẩm đủ kích cỡ, đa dạng về mẫu mã, sản phẩm có giá từ vài
trăm nghìn đồng cho đến cả trăm triệu đồng.
Chị Mận cho biết: “Địa phương tạo điều kiện
để các cơ sở sản xuất nhỏ như chúng tôi được vay vốn ủy thác qua các tổ chức
tín dụng để mở rộng sản xuất. Ngay những tháng đầu năm nay, cơ sở chế tác đá
của chúng tôi đã có nhiều đơn vị đặt hàng. Hiện cơ sở có 8 lao động có công
việc ổn định thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng/tháng”.
Năm 2014, sản xuất công nghiệp, xây dựng
chiếm trên 46% trong cơ cấu kinh tế của huyện. Trong năm 2015, Lục Yên phấn đấu
giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 1.025 tỷ đồng. Những
tháng đầu năm 2015, hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp
tục có bước phát triển cao và ổn định, giá trị sản xuất 3 tháng đạt trên 242 tỷ
đồng, đạt trên 17% so với kế hoạch huyện giao, trong đó công nghiệp ngoài quốc
doanh đạt 144,5 tỷ đồng, đạt trên 18%; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt
98,3 tỷ đồng, đạt gần 16%, so với cùng kì năm 2014 đạt 100,18%. Tuy nhiên,
3 tháng đầu năm, sản lượng khai thác, chế biến của các ngành công nghiệp mũi
nhọn như: khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất ván bóc, ván xẻ thanh, ván ép
vẫn chưa cao do điều kiện thời tiết không thuận lợi.
Trong thời gian tới, Lục Yên tiếp tục xác
định công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, là khâu đột
phá góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của huyện. Bên cạnh việc tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, thời gian tới, huyện
sẽ thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư;
chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo vệ môi trường trong ngành
khai thác khoáng sản; tích cực hỗ trợ các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp
thông qua các chương trình khuyến công.
2014 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Những năm qua, huyện Lục Yên đã tận dụng tốt lợi thế về nguồn tài nguyên khoáng sản để đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đến nay, huyện đã có 18 nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp hoạt động hiệu quả, trong đó có 2 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Các ngành nghề thế mạnh của địa phương như
sản xuất tranh đá quí, tượng đá, đá cảnh, sản xuất vật liệu xây dựng, khai
thác, chế biến gỗ rừng trồng... cũng được quan tâm phát triển.
Liễu Đô là xã giáp với thị trấn Yên Thế, có
lợi thế về giao thông với tuyến đường Yên Thế - Vĩnh Kiên chạy qua. Thời gian
qua, Liễu Đô đã thu hút 5 công ty, doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà xưởng chủ
yếu hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản. Trên địa bàn xã cũng có 12
cơ sở chế tác đá mỹ nghệ, đá phong cảnh, chế biến gỗ rừng trồng.
Ông Nguyễn Cao Cảnh - Phó chủ tịch UBND xã
Liễu Đô cho biết: “Cơ cấu kinh tế của xã vẫn chủ yếu là nông, lâm, ngư nghiệp
chiếm 80%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 10%, dịch vụ - thương mại
chiếm 10%. Tuy nhiên, lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã góp phần
không nhỏ tạo việc làm cho lao động địa phương, thu ngân sách và phát triển
kinh tế của xã. Để kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn
định và bền vững, UBND xã đã tạo điều kiện cho các cơ sở, các cá nhân, tổ chức
hoạt động, nhận ủy thác với các ngân hàng để tạo nguồn vốn cho các cơ sở mở
rộng và phát triển”.
Cơ sở chế tác đá Hải Đức, thôn Cây Mơ, xã
Liễu Đô do chị Đỗ Thị Mận làm chủ, hoạt động sản xuất chuyên chế tác đá phong
cảnh, đá mỹ nghệ đã vài năm nay. Hàng tháng, cơ sở của chị Mận cung cấp ra thị
trường nhiều sản phẩm đủ kích cỡ, đa dạng về mẫu mã, sản phẩm có giá từ vài
trăm nghìn đồng cho đến cả trăm triệu đồng.
Chị Mận cho biết: “Địa phương tạo điều kiện
để các cơ sở sản xuất nhỏ như chúng tôi được vay vốn ủy thác qua các tổ chức
tín dụng để mở rộng sản xuất. Ngay những tháng đầu năm nay, cơ sở chế tác đá
của chúng tôi đã có nhiều đơn vị đặt hàng. Hiện cơ sở có 8 lao động có công
việc ổn định thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng/tháng”.
Năm 2014, sản xuất công nghiệp, xây dựng
chiếm trên 46% trong cơ cấu kinh tế của huyện. Trong năm 2015, Lục Yên phấn đấu
giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 1.025 tỷ đồng. Những
tháng đầu năm 2015, hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp
tục có bước phát triển cao và ổn định, giá trị sản xuất 3 tháng đạt trên 242 tỷ
đồng, đạt trên 17% so với kế hoạch huyện giao, trong đó công nghiệp ngoài quốc
doanh đạt 144,5 tỷ đồng, đạt trên 18%; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt
98,3 tỷ đồng, đạt gần 16%, so với cùng kì năm 2014 đạt 100,18%. Tuy nhiên,
3 tháng đầu năm, sản lượng khai thác, chế biến của các ngành công nghiệp mũi
nhọn như: khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất ván bóc, ván xẻ thanh, ván ép
vẫn chưa cao do điều kiện thời tiết không thuận lợi.
Trong thời gian tới, Lục Yên tiếp tục xác
định công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, là khâu đột
phá góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của huyện. Bên cạnh việc tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, thời gian tới, huyện
sẽ thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư;
chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo vệ môi trường trong ngành
khai thác khoáng sản; tích cực hỗ trợ các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp
thông qua các chương trình khuyến công.