Đồng chí Lò Văn Phan - Bí thư Đảng bộ xã Nghĩa Phúc (thị xã Nghĩa Lộ) cho biết: "Là địa phương mới được sáp nhập vào thị xã Nghĩa Lộ nhưng từ sự quan tâm của các cấp, ngành, sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân, xã Nghĩa Phúc đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đời sống người dân không ngừng được cải thiện. Năm 2014, Nghĩa Phúc còn 21,8% hộ nghèo, bằng 114 hộ…".
Nông dân xã Nghĩa Phúc thăm quan mô hình trồng ngô nếp tím ở xã Nghĩa Lợi (thị xã Nghĩa Lộ). Ảnh: Nguyễn Nhật Thanh
Do trình độ dân trí còn thấp, không đồng
đều, nguồn lao động của xã hầu hết chưa qua đào tạo, các ngành nghề chưa phát
triển, sản xuất nông nghiệp thuần túy là cây lúa, chăn nuôi nhỏ lẻ và một bộ
phận người dân còn tư tưởng trông chờ vào Nhà nước, số ít cán bộ chưa thực sự
tích cực trong thực hiện nhiệm vụ được giao… nên Nghĩa Phúc vẫn là một xã
nghèo.
Tuy nhiên, với quyết tâm hoàn thành thắng
lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XVIII, Đảng ủy xã đã nhanh chóng xây
dựng chương trình toàn khóa; xây dựng quy chế làm việc; phân công từng đồng chí
ủy viên ban chấp hành phụ trách từng lĩnh vực, từng thôn, bản; chú trọng đổi
mới nội dung, phương thức lãnh đạo; không ngừng kiện toàn hệ thống tổ chức chính
trị; từng bước cải tiến phương pháp, lề lối làm việc, nâng cao chất lượng
chuyên môn… nên những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội địa
phương đều được bàn bạc, thống nhất.
Qua đó, hàng năm Đảng bộ đã chỉ đạo gieo
cây hết 100% diện tích, vận động nhân dân đưa tới 70% diện tích trồng lúa chất
lượng cao, đẩy mạnh sản xuất vụ đông, quan tâm tu sửa, nâng cấp công trình thủy
lợi, đẩy mạnh khuyến nông, phòng trừ sâu bệnh kịp thời… nên giá trị thu nhập
trên một diện tích canh tác năm 2014 đạt 110 triệu đồng/ha, tăng 25 triệu đồng/ha
so với năm 2010, đạt 126,3% so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII và
sản lượng lương thực có hạt năm 2014 là 910 tấn, đạt 113% chỉ tiêu Nghị quyết.
Trong Chương trình xây dựng nông thôn mới,
sau 4 năm thực hiện, Nghĩa Phúc đã có 8/19 tiêu chí đạt, 5 tiêu chí đạt từ 70%
trở lên và bộ mặt nông thôn đã có nhiều đổi thay. Tổng vốn đầu tư cho xây dựng
nông thôn mới đạt 1,5 tỷ đồng, trong đó nhà nước đầu tư 810 triệu đồng, nhân
dân đóng góp 700 triệu đồng. Cùng với đẩy mạnh chăn nuôi, sản xuất lâm nghiệp,
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ cũng được chú trọng,
góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân với mức thu nhập bình
quân đầu người đạt 18 triệu đồng/năm, tăng gấp 2 lần so với năm 2010, bằng 112%
chỉ tiêu nghị quyết Đảng bộ đề ra.
Song song với phát triển kinh tế, Đảng bộ
Nghĩa Phúc đã tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng phong trào "Dân vận
khéo", phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư", xây dựng thôn, bản, gia đình văn hóa. Qua đó, Nghĩa Phúc đã có
nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, tiêu biểu là mô hình "Thôn, bản tự quả
về an toàn giao thông" ở thôn Ả Thượng; mô hình vận động nhân dân xây dựng
đường giao thông nông thôn ở thôn Bản Bay; mô hình "Thôn, bản tự quản về
vệ sinh môi trường" ở thôn Bản Pưn, Ả Hạ; mô hình phát triển kinh tế ở
thôn Pá Làng… Xã đã thành lập 6 đội văn nghệ, tích cực tham gia các đợt hội
diễn nghệ thuật của thị xã và phong trào xây dựng đời sống văn hóa đã dần xóa
bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan trong việc cưới, việc tang.
Hết năm 2014, Nghĩa Phúc có 67% số hộ đạt
tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 4/5 thôn, bản đạt danh hiệu văn hóa, 4/4 cơ quan,
đơn vị được công nhận đơn vị văn hóa. Xã giữ vững phổ cập giáo dục mầm non cho
trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học
cơ sở. Công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em có nhiều chuyển biến tích cực,
trong đó đã cấp 1.598 thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng, đẩy mạnh vệ sinh môi
trường với phong trào 3 sạch: sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ. Hiện nay, 66% số hộ
có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn, 95% số hộ được dùng nước hợp vệ sinh, tỷ
lệ trẻ 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 12%...
Kết quả đạt được trong lãnh đạo phát triển
kinh tế, xã hội giai đoạn 2010 - 2015, Đảng bộ xã Nghĩa Phúc đã có nhiều bài
học kinh nghiệm quý, đó là, phải đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy; thực
hiện nghiêm túc quy chế dân chủ; mở rộng, phát huy quyền làm chủ của người dân,
đồng thời giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị; ban hành
nghị quyết, chủ trương sát hợp với điều kiện thực tế; thực hiện tốt quy chế làm
việc của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể; coi trọng phân công nhiệm vụ rõ
ràng, cụ thể; tăng cường kiểm tra giám sát của Đảng, HĐND, phản biện xã hội của
mặt trận Tổ quốc; thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình, nâng cao kỷ
luật của Đảng trong thực hiện nhiệm vụ được giao; đặc biệt quan tâm nâng cao
vai trò tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là trách nhiệm của
người đứng đầu phải sâu sát cơ sở, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của dân; tập
trung xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của chi bộ thôn, bản,
hoạt động của các đoàn thể cơ sở vững mạnh.
2369 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Đồng chí Lò Văn Phan - Bí thư Đảng bộ xã Nghĩa Phúc (thị xã Nghĩa Lộ) cho biết: "Là địa phương mới được sáp nhập vào thị xã Nghĩa Lộ nhưng từ sự quan tâm của các cấp, ngành, sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân, xã Nghĩa Phúc đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đời sống người dân không ngừng được cải thiện. Năm 2014, Nghĩa Phúc còn 21,8% hộ nghèo, bằng 114 hộ…".
Do trình độ dân trí còn thấp, không đồng
đều, nguồn lao động của xã hầu hết chưa qua đào tạo, các ngành nghề chưa phát
triển, sản xuất nông nghiệp thuần túy là cây lúa, chăn nuôi nhỏ lẻ và một bộ
phận người dân còn tư tưởng trông chờ vào Nhà nước, số ít cán bộ chưa thực sự
tích cực trong thực hiện nhiệm vụ được giao… nên Nghĩa Phúc vẫn là một xã
nghèo.
Tuy nhiên, với quyết tâm hoàn thành thắng
lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XVIII, Đảng ủy xã đã nhanh chóng xây
dựng chương trình toàn khóa; xây dựng quy chế làm việc; phân công từng đồng chí
ủy viên ban chấp hành phụ trách từng lĩnh vực, từng thôn, bản; chú trọng đổi
mới nội dung, phương thức lãnh đạo; không ngừng kiện toàn hệ thống tổ chức chính
trị; từng bước cải tiến phương pháp, lề lối làm việc, nâng cao chất lượng
chuyên môn… nên những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội địa
phương đều được bàn bạc, thống nhất.
Qua đó, hàng năm Đảng bộ đã chỉ đạo gieo
cây hết 100% diện tích, vận động nhân dân đưa tới 70% diện tích trồng lúa chất
lượng cao, đẩy mạnh sản xuất vụ đông, quan tâm tu sửa, nâng cấp công trình thủy
lợi, đẩy mạnh khuyến nông, phòng trừ sâu bệnh kịp thời… nên giá trị thu nhập
trên một diện tích canh tác năm 2014 đạt 110 triệu đồng/ha, tăng 25 triệu đồng/ha
so với năm 2010, đạt 126,3% so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII và
sản lượng lương thực có hạt năm 2014 là 910 tấn, đạt 113% chỉ tiêu Nghị quyết.
Trong Chương trình xây dựng nông thôn mới,
sau 4 năm thực hiện, Nghĩa Phúc đã có 8/19 tiêu chí đạt, 5 tiêu chí đạt từ 70%
trở lên và bộ mặt nông thôn đã có nhiều đổi thay. Tổng vốn đầu tư cho xây dựng
nông thôn mới đạt 1,5 tỷ đồng, trong đó nhà nước đầu tư 810 triệu đồng, nhân
dân đóng góp 700 triệu đồng. Cùng với đẩy mạnh chăn nuôi, sản xuất lâm nghiệp,
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ cũng được chú trọng,
góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân với mức thu nhập bình
quân đầu người đạt 18 triệu đồng/năm, tăng gấp 2 lần so với năm 2010, bằng 112%
chỉ tiêu nghị quyết Đảng bộ đề ra.
Song song với phát triển kinh tế, Đảng bộ
Nghĩa Phúc đã tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng phong trào "Dân vận
khéo", phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư", xây dựng thôn, bản, gia đình văn hóa. Qua đó, Nghĩa Phúc đã có
nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, tiêu biểu là mô hình "Thôn, bản tự quả
về an toàn giao thông" ở thôn Ả Thượng; mô hình vận động nhân dân xây dựng
đường giao thông nông thôn ở thôn Bản Bay; mô hình "Thôn, bản tự quản về
vệ sinh môi trường" ở thôn Bản Pưn, Ả Hạ; mô hình phát triển kinh tế ở
thôn Pá Làng… Xã đã thành lập 6 đội văn nghệ, tích cực tham gia các đợt hội
diễn nghệ thuật của thị xã và phong trào xây dựng đời sống văn hóa đã dần xóa
bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan trong việc cưới, việc tang.
Hết năm 2014, Nghĩa Phúc có 67% số hộ đạt
tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 4/5 thôn, bản đạt danh hiệu văn hóa, 4/4 cơ quan,
đơn vị được công nhận đơn vị văn hóa. Xã giữ vững phổ cập giáo dục mầm non cho
trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học
cơ sở. Công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em có nhiều chuyển biến tích cực,
trong đó đã cấp 1.598 thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng, đẩy mạnh vệ sinh môi
trường với phong trào 3 sạch: sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ. Hiện nay, 66% số hộ
có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn, 95% số hộ được dùng nước hợp vệ sinh, tỷ
lệ trẻ 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 12%...
Kết quả đạt được trong lãnh đạo phát triển
kinh tế, xã hội giai đoạn 2010 - 2015, Đảng bộ xã Nghĩa Phúc đã có nhiều bài
học kinh nghiệm quý, đó là, phải đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy; thực
hiện nghiêm túc quy chế dân chủ; mở rộng, phát huy quyền làm chủ của người dân,
đồng thời giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị; ban hành
nghị quyết, chủ trương sát hợp với điều kiện thực tế; thực hiện tốt quy chế làm
việc của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể; coi trọng phân công nhiệm vụ rõ
ràng, cụ thể; tăng cường kiểm tra giám sát của Đảng, HĐND, phản biện xã hội của
mặt trận Tổ quốc; thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình, nâng cao kỷ
luật của Đảng trong thực hiện nhiệm vụ được giao; đặc biệt quan tâm nâng cao
vai trò tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là trách nhiệm của
người đứng đầu phải sâu sát cơ sở, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của dân; tập
trung xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của chi bộ thôn, bản,
hoạt động của các đoàn thể cơ sở vững mạnh.