Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Lễ hội truyền thống >> Văn hóa - Xã hội

Lễ hội đền Đại An, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

05/07/2018 10:43:48 Xem cỡ chữ Google
Đền Đại An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là một trong những ngôi đền cổ nằm dọc theo tuyến thượng lưu sông Hồng, còn nguyên giá trị về văn hóa lịch sử và là điểm đến của du khách thập phương trong hành trình du lịch văn hóa tâm linh khi đến với huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Lễ đón nhận bằng công nhận di tích cấp tỉnh Đền Đại An

1. Nguồn gốc Lễ hội

Đền Đại An nằm ngay cửa điểm soát vé nút giao IC14 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cách trung tâm thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên khoảng 1 km. Đền Đại An là một trong những ngôi đền cổ nằm dọc theo tuyến thượng lưu sông Hồng, còn nguyên giá trị về văn hóa lịch sử và là điểm đến của du khách thập phương trong hành trình du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn huyện Văn Yên. Đây là một địa danh gắn với lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, đặc biệt là gắn với nền văn minh sông Hồng suốt chiều dài lịch sử Đất Việt.

Khởi thủy đền Đại An là ngôi đình cổ của người Tày Khao có tên là Đình Bục thuộc thôn Bục, xã Đại Bộc, tổng Yên Phú, huyện Trấn Yên (nay là xã An Thịnh, huyện Văn Yên). Đình Bục được dựng lên vào khoảng đầu thế kỷ XIX thờ tam vị Sơn Thần là Sơn Tinh, Cao Sơn và Quý Minh Đại Vương.

Theo tín ngưỡng thờ phụng của nhân dân vùng núi phía bắc, tam vị Sơn Thần là hậu duệ của Lạc Long Quân và Âu Cơ tức em của Hùng Vương. Với sự ngưỡng mộ và niềm khát vọng làm chủ thiên nhiên, khai phá các vùng đất và dựng nước, nhân dân nơi đây lập đình thờ phụng.

Đầu năm 1940 khi các cư dân miền xuôi di cư đến khai phá và sinh sống, xuất hiện sự giao thoa giữa cư dân bản địa và cư dân vùng khác, đình Bục đã rước chân nhang từ đền Đông Cuông về thờ tự. Để phù hợp với việc thờ tự, đình Bục dần dần chuyển sang thành đền, sau lấy tên là đền Đại An.

Như vậy đền Đại An chính là thờ vọng Mẫu Thượng Ngàn. “Vọng” có nghĩa là “Nhìn, hướng lòng về, tin tưởng, trông chờ”. Do đường xá xa xôi cách trở, đi lại khó khăn, người dân nơi đây lập bàn thờ vọng Mẫu Thượng Ngàn thể hiện lòng biết ơn đến các vị Thánh có công khai phá lập bản, lập làng, có công với đất nước.

2. Thời gian tổ chức Lễ hội

Hàng năm cứ vào ngày 6 tháng Giêng, xã An Thịnh, huyện Văn Yên lại tổ chức lễ hội Đền Đại An. Bên cạnh đó đền Đại An còn tổ chức các ngày lễ báo hiếu, đại lễ Vu Lan, đại lễ Phật đản.

3. Địa điểm tổ chức Lễ hội

Xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

4. Phong tục Lễ hội

Đền Đại An trong những năm gần đây đã được tu sửa và xây dựng khang trang, nhưng vẫn giữ cho mình nét đặc trưng của một ngôi đền cổ với lối kiến trúc xưa cùng những hiện vật cổ được trưng bày nơi đây. Hàng năm cứ vào ngày 6 tháng Giêng, xã An Thịnh, huyện Văn Yên lại tổ chức lễ hội đền Đại An, ngày lễ báo hiếu, đại lễ Vu Lan, đại lễ Phật đản cũng được tổ chức long trọng và gây được tiếng vang lớn.

Đền Đại An tổ chức chính lễ bắt đầu từ thời khắc sang canh với nghi lễ tế Thần theo phong tục truyền thống. Tiếp đó là đại lễ cầu may, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an. Nhân dân trong vùng và nhiều du khách thập phương đã về đền Đại An vào ngày đầu xuân mới, trong hành trình tâm linh cầu tài, cầu lộc và hòa mình trong những lễ hội dân gian đầy màu sắc.

Lễ hội đền Đại An được tổ chức trong không khí thiêng liêng, trang trọng, đúng nghi thức, tiết kiệm, đảm bảo an toàn, vui tươi, lành mạnh, kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống với hiện đại, duy trì các nghi lễ đã được phục hồi, nhằm tôn vinh bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội. Đây cũng là dịp để những người con quê hương hướng về nguồn cội, tri ân công đức các bậc tiền nhân; là điểm đến của khách thập phương trong hành trình du lịch tâm linh về chiêm bái, cầu lộc, cầu tài. Hoạt động này còn mang ý nghĩa giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa sâu sắc, giúp các thế hệ xã An Thịnh nói riêng và huyện Văn Yên nói chung hôm nay và mai sau tự hào về quê hương đất nước và luôn biết hướng về cội nguồn dân tộc. Năm 2013, đền Đại An đã được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

5. Thông tin liên hệ

- Liên hệ đơn vị tổ chức lễ hội: UBND huyện Văn Yên; Điện thoại: 0216.3834.181.

- Liên hệ Công ty Lữ hành: Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Yên Bái - Điện thoại: 02163.893.985; Giám đốc Công Ty: Ông Đặng Minh Khôi - điện thoại: 0919.855.220 - 0976.079.266.

- Cơ sở Lưu trú:

- Khách sạn Thiên Hương - Khu phố 2, Thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; Điện thoại: 0912.109.476.

- Nhà nghỉ Mai Lan - Thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; Điện thoại: 0293832588.

- Nhà nghỉ Quế Hương - Khu phố 1, Thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; Điện thoại: 0979138654.

- Nhà nghỉ Hoàng Anh - Thôn Đồng Bưởi, Thị trấn Mậu A, Xã Đông Cuông - Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Điện thoại: 0339547278; 0817078666.

- Nhà nghỉ Mai Trang - Khu phố 2, TT Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; Điện thoại: 0983297208

- Cơ sở ăn uống:

- Nhà hàng Bến Sông - Thôn Hồng Hà, đường vành đai, huyện Văn Yên; chuyên món ăn tổng hợp; Điện thoại: 0989417888.

- Nhà hàng Cường Hoài - Khu phố 2, đường Tuệ Tĩnh, Thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; chuyên món ăn tổng hợp; Điện thoại: 0943183992.

-  Nhà hàng Mạnh Oanh - Thôn Đại An, Đầu Cầu An Thịnh, Thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; chuyên món ăn: Cá sông, vịt xuối; Điện thoại: 0967945375.

- Nhà hàng Biển Xanh - Khu phố 1, đường Thanh niên, Thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; chuyên món ăn: Dê núi.

Một số hình ảnh lễ hội:

4566 lượt xem
Ban Biên tập

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h