Bắt tay vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đảng bộ, nhân dân xã Nậm Búng (huyện Văn Chấn) đã gặp phải không ít khó khăn do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế trong nước và quốc tế; thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường…. Tuy nhiên, nhờ có tinh thần đoàn kết và không ngừng phát huy nội lực, địa phương đã giành được nhiều kết quả quan trọng.
Nông dân xã Nậm Búng huyện Văn Chấn thu hái chè.
Trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp,
Đảng bộ xã đã tập trung chỉ đạo nhân dân chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật
nuôi, thâm canh, tăng vụ, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Do đó, đến
nay, năng suất, chất lượng các loại cây trồng đều tăng (lúa đạt 55 tạ/ha, ngô
đạt 32tạ/ha). Toàn xã đã mở rộng diện tích trồng lúa từ 79ha năm 2010 lên 150ha
năm 2015. Diện tích ngô từ 130ha năm 2010 lên 235ha năm 2015. Lương thực bình
quân đầu người đạt 541kg/người/năm (tăng 141kg so với mục tiêu Đại hội).
Riêng đối với cây chè, xác định đây là cây
trồng mũi nhọn trong xóa đói giảm nghèo nên bà con nông dân trong xã đã chủ
động cải tạo, thay thế các giống chè cũ bằng các giống chè mới cho năng suất,
chất lượng cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai trong vùng như: Ô Long,
Shan Tuyết. Hiện, Nậm Búng đang có tổng diện tích chè thuộc diện lớn nhất, nhì
huyện với 325,1ha (tăng 130ha so với năm 2010, vượt mục tiêu Đại hội 115ha).
Là xã có diện rừng rộng lớn (trên 8.000ha),
do đó, cùng với việc tập trung phát triển cây lâm nghiệp, một số hộ trong xã
cũng đã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng sản xuất hàng
hóa như các gia đình: Chu Sỹ Lân (thôn Chấn Hưng 5), Nguyễn Văn Toán (thôn Chấn
Hưng 1). Hiện, tổng đàn trâu, bò của xã có gần 1.300 con, đàn lợn 2.900 con.
Đi đôi với tập trung phát triển kinh tế,
trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, Nậm Búng cũng đã có nhiều chuyển biến tích
cực. Xã đã thành lập Hội Khuyến học và Hội đồng giáo dục. Thành viên các hội
thường xuyên tới các thôn, bản động viên các gia đình cho con em tới lớp, tới
trường; kịp thời biểu dương, khen ngợi, tặng quà cho các em học sinh nghèo học giỏi,
vì vậy, góp phần động viên, cổ vũ rất lớn tới tinh thần học tập của các em học
sinh. Từ một xã thường xuyên có nhiều học sinh bỏ học và không đi học, đến nay,
Nậm Búng đã duy trì tốt phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; tỷ lệ học
sinh mẫu giáo huy động ra lớp đạt trên 90%, trong đó, mẫu giáo 5 tuổi đạt 100%.
Đối với công tác y tế, dân số, chăm sóc sức
khỏe nhân dân, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện
vệ sinh phòng dịch nên nhiều năm xã không xảy ra tình trạng dịch bệnh bùng
phát. Số người sinh con thứ 3 trở lên giảm hẳn. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn
dưới 20% (giảm 8,08% so với năm 2010). 100% trẻ em dưới 5 tuổi được uống vitamin
A và tiêm đầy đủ các loại vắc xin theo Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống ở khu dân cư”, đến nay, xã có 8/10 thôn đã ra mắt xây dựng
làng văn hóa, trong đó, có 8 thôn đạt danh hiệu làng văn hóa cấp huyện. Hàng
năm, số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa chiếm tỷ lệ trên 75%. Tuy là
xã vùng cao nhiều đồng bào dân số thiểu số, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều
khó khăn nhưng phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao nơi đây cũng rất phát
triển. Hiện, xã đã thành lập được 10 đội bóng, 8 đội văn nghệ thường xuyên tham
gia hội thi, hội diễn cấp huyện, cấp tỉnh; biểu diễn, thi đấu phục vụ nhu cầu
thưởng thức, nâng cao đời sống tinh thần của người dân trong xã.
Với quyết tâm xây dựng Nậm Búng trở
thành địa phương phát triển toàn diện, nhiệm kỳ 2015 - 2020,
Đảng bộ và nhân dân xã đã đề ra mục tiêu, hàng năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm 5%, tỷ
lệ gia đình văn hóa đạt 85%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,2%, tỷ lệ hộ
được dùng nước hợp vệ sinh chiếm 70%. Xã tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp để
thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, trong đó, tập trung nhiều vào việc chuyển
đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; tranh thủ sự
hỗ trợ đầu tư của Nhà nước cùng với huy động vốn nội lực từ nhân dân đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng; khai thác các tiềm năng, thế mạnh về đất đai, nguồn nhân
lực đầu tư cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp; nâng cao chất lượng các
hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao…
2202 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Bắt tay vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đảng bộ, nhân dân xã Nậm Búng (huyện Văn Chấn) đã gặp phải không ít khó khăn do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế trong nước và quốc tế; thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường…. Tuy nhiên, nhờ có tinh thần đoàn kết và không ngừng phát huy nội lực, địa phương đã giành được nhiều kết quả quan trọng.
Trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp,
Đảng bộ xã đã tập trung chỉ đạo nhân dân chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật
nuôi, thâm canh, tăng vụ, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Do đó, đến
nay, năng suất, chất lượng các loại cây trồng đều tăng (lúa đạt 55 tạ/ha, ngô
đạt 32tạ/ha). Toàn xã đã mở rộng diện tích trồng lúa từ 79ha năm 2010 lên 150ha
năm 2015. Diện tích ngô từ 130ha năm 2010 lên 235ha năm 2015. Lương thực bình
quân đầu người đạt 541kg/người/năm (tăng 141kg so với mục tiêu Đại hội).
Riêng đối với cây chè, xác định đây là cây
trồng mũi nhọn trong xóa đói giảm nghèo nên bà con nông dân trong xã đã chủ
động cải tạo, thay thế các giống chè cũ bằng các giống chè mới cho năng suất,
chất lượng cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai trong vùng như: Ô Long,
Shan Tuyết. Hiện, Nậm Búng đang có tổng diện tích chè thuộc diện lớn nhất, nhì
huyện với 325,1ha (tăng 130ha so với năm 2010, vượt mục tiêu Đại hội 115ha).
Là xã có diện rừng rộng lớn (trên 8.000ha),
do đó, cùng với việc tập trung phát triển cây lâm nghiệp, một số hộ trong xã
cũng đã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng sản xuất hàng
hóa như các gia đình: Chu Sỹ Lân (thôn Chấn Hưng 5), Nguyễn Văn Toán (thôn Chấn
Hưng 1). Hiện, tổng đàn trâu, bò của xã có gần 1.300 con, đàn lợn 2.900 con.
Đi đôi với tập trung phát triển kinh tế,
trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, Nậm Búng cũng đã có nhiều chuyển biến tích
cực. Xã đã thành lập Hội Khuyến học và Hội đồng giáo dục. Thành viên các hội
thường xuyên tới các thôn, bản động viên các gia đình cho con em tới lớp, tới
trường; kịp thời biểu dương, khen ngợi, tặng quà cho các em học sinh nghèo học giỏi,
vì vậy, góp phần động viên, cổ vũ rất lớn tới tinh thần học tập của các em học
sinh. Từ một xã thường xuyên có nhiều học sinh bỏ học và không đi học, đến nay,
Nậm Búng đã duy trì tốt phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; tỷ lệ học
sinh mẫu giáo huy động ra lớp đạt trên 90%, trong đó, mẫu giáo 5 tuổi đạt 100%.
Đối với công tác y tế, dân số, chăm sóc sức
khỏe nhân dân, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện
vệ sinh phòng dịch nên nhiều năm xã không xảy ra tình trạng dịch bệnh bùng
phát. Số người sinh con thứ 3 trở lên giảm hẳn. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn
dưới 20% (giảm 8,08% so với năm 2010). 100% trẻ em dưới 5 tuổi được uống vitamin
A và tiêm đầy đủ các loại vắc xin theo Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống ở khu dân cư”, đến nay, xã có 8/10 thôn đã ra mắt xây dựng
làng văn hóa, trong đó, có 8 thôn đạt danh hiệu làng văn hóa cấp huyện. Hàng
năm, số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa chiếm tỷ lệ trên 75%. Tuy là
xã vùng cao nhiều đồng bào dân số thiểu số, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều
khó khăn nhưng phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao nơi đây cũng rất phát
triển. Hiện, xã đã thành lập được 10 đội bóng, 8 đội văn nghệ thường xuyên tham
gia hội thi, hội diễn cấp huyện, cấp tỉnh; biểu diễn, thi đấu phục vụ nhu cầu
thưởng thức, nâng cao đời sống tinh thần của người dân trong xã.
Với quyết tâm xây dựng Nậm Búng trở
thành địa phương phát triển toàn diện, nhiệm kỳ 2015 - 2020,
Đảng bộ và nhân dân xã đã đề ra mục tiêu, hàng năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm 5%, tỷ
lệ gia đình văn hóa đạt 85%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,2%, tỷ lệ hộ
được dùng nước hợp vệ sinh chiếm 70%. Xã tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp để
thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, trong đó, tập trung nhiều vào việc chuyển
đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; tranh thủ sự
hỗ trợ đầu tư của Nhà nước cùng với huy động vốn nội lực từ nhân dân đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng; khai thác các tiềm năng, thế mạnh về đất đai, nguồn nhân
lực đầu tư cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp; nâng cao chất lượng các
hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao…