Xác định giao thông là động lực trong phát triển kinh tế, những năm qua, huyện Văn Chấn đã huy động nguồn lực để đầu tư, mở rộng và kiên cố hóa hệ thống đường giao thông nông thôn (GTNT). Đây là việc làm thiết thực, ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vận chuyển hàng hóa, đi lại còn góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Người dân xã Thanh Lương tham gia kiên cố hóa đường giao thông nông thôn.
Những ngày này, 157 hộ dân tại thôn Giàng
Cài, xã Nậm Lành vô cùng phấn khởi khi sắp tới đây, chiếc cầu treo bắc qua suối
Tà Lành (theo cách gọi của người dân địa phương) sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Sự khó khăn, vất vả mỗi mùa mưa lũ có lẽ sẽ chìm vào dĩ vãng. Chủ tịch UBND xã
Trần Văn Quý phấn khởi cho biết: "Thôn Giàng Cài có 157 hộ dân với 764
nhân khẩu, trong đó xóm quanh khu vực cầu có 56 hộ và 250 khẩu. Thời gian qua,
việc đi lại của người dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn và nguy hiểm do không
có cầu, đặc biệt những khi mưa lũ, mọi hoạt động gần như tê liệt. Do vậy, khi
cầu hoàn thiện và đưa vào sử dụng sẽ giúp cho người dân đi lại, giao thương
thuận tiện và phát triển kinh tế tốt hơn".
Cũng theo đồng chí Chủ tịch UBND xã, với
phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, năm qua, Nậm Lành đã kiên cố hóa 5km
đường liên thôn từ trung tâm xã đi các thôn Nậm Kịp, Tà Lành. Qua đó, nâng tổng
số các tuyến đường thôn, bản được kiên cố hóa trong 5 năm (2010 - 2014) lên 13km,
đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
Theo báo cáo của Phòng Kinh tế - Hạ tầng
huyện, năm 2014, Văn Chấn đã kiên cố hóa 56km, mở mới 75km, tu sửa 200km đường
thôn, bản và thi công 55km đường cấp phối. Bên cạnh đó, huyện làm mới 2 và sửa
chữa 13 cầu treo. So với nhiều nơi, tổng số ki-lô-mét đường GTNT Văn Chấn thực
hiện chưa phải là lớn nhưng trong điều kiện mức đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước hạn
chế, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, khả năng đóng góp ít…, kết quả trên
thật đáng ghi nhận.
Đặc biệt, năm qua, huyện không có hỗ trợ về
móng và phần lu, lèn nền đường nên việc triển khai làm đường GTNT gặp nhiều khó
khăn. Không lùi bước trước trở ngại, huyện đã bám sát Nghị quyết chuyên đề về
phát triển GTNT, từ đó, huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, tuyên truyền,
vận động người dân tham gia hiến đất, ngày công để mở mới và tu sửa các tuyến
đường.
Ông Trần Hữu Sính - Trưởng phòng Kinh tế -
Hạ tầng huyện cho biết: "Tùy theo điều kiện của từng khu vực, bình quân
hàng năm, mỗi người dân tự nguyện đóng góp tiền mặt từ 100 nghìn đồng trở lên
cũng như ngày công lao động, vật liệu cát, sỏi...". Ngoài ra, trong điều
kiện đầu tư của Nhà nước có hạn, Văn Chấn khuyến khích các địa phương có nhiều
hình thức huy động đầu tư linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế đồng thời,
kêu gọi sự hỗ trợ, tham gia của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Theo ông
Sính, tính riêng trong năm 2014, tổng giá trị đầu tư mà Văn Chấn huy động để làm
đường GTNT đạt trên 123 tỷ đồng, trong đó, Nhà nước hỗ trợ 80,4 tỷ đồng, nhân
dân đóng góp 28,9 tỷ đồng và vốn doanh nghiệp trên 13,7 tỷ đồng.
Rõ ràng, tuy là huyện miền núi, địa hình
rộng, nguồn lực đầu tư hạn chế nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị
cùng những giải pháp, cách làm linh hoạt, sáng tạo, những con đường liên thôn,
bản ở Văn Chấn đang được kiên cố hóa ngày càng nhiều, góp phần quan trọng giúp nhân
dân thuận tiện trong việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, nông sản. Đặc biệt, việc
khép kín các tuyến đường này sẽ là động lực để kinh tế huyện phát triển, thực
hiện thắng lợi tiêu chí xây dựng đường giao thông và chỉnh trang nông thôn
trong Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Phát huy kết quả đạt được, bước sang năm
2015, huyện phấn đấu thực hiện 45km đường cấp phối, tập trung sửa chữa 8 công
trình cầu treo, bê tông hóa 20km, mở mới 30km đường đất và thi công các công
trình cầu cống thoát nước, ngầm tràn trên các tuyến đường. Đến hết quí I, huyện
đã thực hiện 9,5km đường cấp phối theo tiêu chuẩn A-B (bằng 21,11% kế hoạch năm);
7,5km đường bê tông xi măng; tu sửa 34,1km các tuyến đường liên thôn, bản. Cùng
với đó, huyện phối hợp với Sở Giao thông Vận tải kiểm tra, giải quyết các vướng
mắc trong quá trình triển khai thi công các công trình cầu treo thuộc nguồn vốn
của Bộ Giao thông Vận tải như: cầu Giàng Cài - xã Nậm Lành, cầu Mảm 1 - xã An
Lương, cầu Xà Rèn - thị xã Nghĩa Lộ nối với xã Sơn A.
1754 lượt xem
(Theo Hùng Cường/Báo Yên Bái)
Xác định giao thông là động lực trong phát triển kinh tế, những năm qua, huyện Văn Chấn đã huy động nguồn lực để đầu tư, mở rộng và kiên cố hóa hệ thống đường giao thông nông thôn (GTNT). Đây là việc làm thiết thực, ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vận chuyển hàng hóa, đi lại còn góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Những ngày này, 157 hộ dân tại thôn Giàng
Cài, xã Nậm Lành vô cùng phấn khởi khi sắp tới đây, chiếc cầu treo bắc qua suối
Tà Lành (theo cách gọi của người dân địa phương) sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Sự khó khăn, vất vả mỗi mùa mưa lũ có lẽ sẽ chìm vào dĩ vãng. Chủ tịch UBND xã
Trần Văn Quý phấn khởi cho biết: "Thôn Giàng Cài có 157 hộ dân với 764
nhân khẩu, trong đó xóm quanh khu vực cầu có 56 hộ và 250 khẩu. Thời gian qua,
việc đi lại của người dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn và nguy hiểm do không
có cầu, đặc biệt những khi mưa lũ, mọi hoạt động gần như tê liệt. Do vậy, khi
cầu hoàn thiện và đưa vào sử dụng sẽ giúp cho người dân đi lại, giao thương
thuận tiện và phát triển kinh tế tốt hơn".
Cũng theo đồng chí Chủ tịch UBND xã, với
phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, năm qua, Nậm Lành đã kiên cố hóa 5km
đường liên thôn từ trung tâm xã đi các thôn Nậm Kịp, Tà Lành. Qua đó, nâng tổng
số các tuyến đường thôn, bản được kiên cố hóa trong 5 năm (2010 - 2014) lên 13km,
đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
Theo báo cáo của Phòng Kinh tế - Hạ tầng
huyện, năm 2014, Văn Chấn đã kiên cố hóa 56km, mở mới 75km, tu sửa 200km đường
thôn, bản và thi công 55km đường cấp phối. Bên cạnh đó, huyện làm mới 2 và sửa
chữa 13 cầu treo. So với nhiều nơi, tổng số ki-lô-mét đường GTNT Văn Chấn thực
hiện chưa phải là lớn nhưng trong điều kiện mức đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước hạn
chế, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, khả năng đóng góp ít…, kết quả trên
thật đáng ghi nhận.
Đặc biệt, năm qua, huyện không có hỗ trợ về
móng và phần lu, lèn nền đường nên việc triển khai làm đường GTNT gặp nhiều khó
khăn. Không lùi bước trước trở ngại, huyện đã bám sát Nghị quyết chuyên đề về
phát triển GTNT, từ đó, huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, tuyên truyền,
vận động người dân tham gia hiến đất, ngày công để mở mới và tu sửa các tuyến
đường.
Ông Trần Hữu Sính - Trưởng phòng Kinh tế -
Hạ tầng huyện cho biết: "Tùy theo điều kiện của từng khu vực, bình quân
hàng năm, mỗi người dân tự nguyện đóng góp tiền mặt từ 100 nghìn đồng trở lên
cũng như ngày công lao động, vật liệu cát, sỏi...". Ngoài ra, trong điều
kiện đầu tư của Nhà nước có hạn, Văn Chấn khuyến khích các địa phương có nhiều
hình thức huy động đầu tư linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế đồng thời,
kêu gọi sự hỗ trợ, tham gia của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Theo ông
Sính, tính riêng trong năm 2014, tổng giá trị đầu tư mà Văn Chấn huy động để làm
đường GTNT đạt trên 123 tỷ đồng, trong đó, Nhà nước hỗ trợ 80,4 tỷ đồng, nhân
dân đóng góp 28,9 tỷ đồng và vốn doanh nghiệp trên 13,7 tỷ đồng.
Rõ ràng, tuy là huyện miền núi, địa hình
rộng, nguồn lực đầu tư hạn chế nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị
cùng những giải pháp, cách làm linh hoạt, sáng tạo, những con đường liên thôn,
bản ở Văn Chấn đang được kiên cố hóa ngày càng nhiều, góp phần quan trọng giúp nhân
dân thuận tiện trong việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, nông sản. Đặc biệt, việc
khép kín các tuyến đường này sẽ là động lực để kinh tế huyện phát triển, thực
hiện thắng lợi tiêu chí xây dựng đường giao thông và chỉnh trang nông thôn
trong Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Phát huy kết quả đạt được, bước sang năm
2015, huyện phấn đấu thực hiện 45km đường cấp phối, tập trung sửa chữa 8 công
trình cầu treo, bê tông hóa 20km, mở mới 30km đường đất và thi công các công
trình cầu cống thoát nước, ngầm tràn trên các tuyến đường. Đến hết quí I, huyện
đã thực hiện 9,5km đường cấp phối theo tiêu chuẩn A-B (bằng 21,11% kế hoạch năm);
7,5km đường bê tông xi măng; tu sửa 34,1km các tuyến đường liên thôn, bản. Cùng
với đó, huyện phối hợp với Sở Giao thông Vận tải kiểm tra, giải quyết các vướng
mắc trong quá trình triển khai thi công các công trình cầu treo thuộc nguồn vốn
của Bộ Giao thông Vận tải như: cầu Giàng Cài - xã Nậm Lành, cầu Mảm 1 - xã An
Lương, cầu Xà Rèn - thị xã Nghĩa Lộ nối với xã Sơn A.