CTTĐT - Thực hiện Quyết định 290-QĐ/TW ngày 25/2/2010 của Bộ Chính trị, Tỉnh uỷ đã ban hành Quyết định số 150-QĐ/TU về “Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh Yên Bái” và Nghị quyết 31-NQ/TU về “đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác vận động quần chúng giai đoạn 2012 – 2015”, đồng thời chỉ đạo triển khai đối với các cấp ủy Đảng và từng tổ chức trong hệ thống chính trị.
Nhờ làm tốt công tác dân vận, phong trào hiến đất làm đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh được người dân nhiệt tình hưởng ứng.
Theo đó, các cấp ủy Đảng, các ngành, cơ quan, đơn vị đã tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc Quyết định số 290 của Bộ Chính trị và Quyết định của Tỉnh ủy; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể hoá Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, Nghị quyết 31 của Tỉnh uỷ để tổ chức triển khai, thực hiện đảm bảo sát với thực tế địa phương, đơn vị.
Chính quyền các cấp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 18/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường công tác dân vận”. Công khai minh bạch các chủ trương, chính sách, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; Chú trọng công tác tiếp dân, giải quyết cơ bản kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Thực hiện chấn chỉnh tác phong, thái độ, lề lối, phong cách làm việc của cán bộ công chức, viên chức; đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Tăng cường công tác phối hợp giữa UBND tỉnh, các sở, ban, ngành với Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội.
Các sở, ban, ngành tăng cường các hoạt động thanh, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực phụ trách, phát động các phong trào thi đua gắn với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của người công dân, tăng cường phối hợp trong công tác nắm tình hình nhân dân, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, quan tâm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, tăng cường đối thoại trực tiếp với nhân dân.
Các đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh đã phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, chiến sỹ, quần chúng nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; làm tốt công tác nắm địa bàn, phát hiện và tham mưu với cấp uỷ, chính quyền giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan, ảnh hưởng đến tình hình dân tộc, tôn giáo, chủ động kiểm soát an ninh, duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ an toàn các ngày lễ, tết, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Có thể khẳng định, qua thực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, công tác dân vận trên địa bàn tỉnh đã từng bước được củng cố về nhiều mặt, đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên về công tác dân vận nhất là trong các cơ quan Nhà nước. Tinh thần, trách nhiệm, năng lực, tham mưu của hệ thống dân vận, của đội ngũ cán bộ dân vận đã có nhiều chuyển biến tích cực, với việc hình hình một đội ngũ cán bộ phụ trách, theo dõi công tác dân vận của hệ thống chính trị từ tỉnh đến các cơ sở, công tác dân vận đã dần đi vào chiều sâu, với những hoạt động cụ thể, thiết thực.
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Quy chế công tác dân vận vẫn còn những tồn tại hạn chế như nhận thức về vị trí tầm quan trọng của công tác dân vận của một số tổ chức trong hệ thống chính trị chưa đầy đủ, sâu sắc, việc triển khai thực hiện chưa đồng bộ, thường xuyên, sâu sát, nhiều nơi còn lúng túng. Đặc biệc, việc xây dựng và ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị đối với một số chi, đảng bộ cơ sở còn mang nặng tính hình thức, sự phối hợp giữa cấp uỷ, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể, giữa các ngành, địa phương còn thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao….
Thời gian tới, để thực hiện tốt Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, cấp uỷ, chính quyền các cấp cần đổi mới và nâng cao chất lượng công tác dân vận, xây dựng quy chế làm việc, chương trình công tác, chương trình hành động phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị. Gắn việc thực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị với việc phát triển kinh tế - xã hội, công tác cải cách hành chính, các phong trào, các hoạt động xã hội, giữ vững an ninh trật tự, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn giáo dục rèn luyện cán bộ đảng viên về năng lực, ý thức trách nhiệm, phong cách thái độ phục vụ nhân dân; lấy kết quả thực hiện công tác dân vận và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của cán bộ, đảng viên là một trong những tiêu chí đánh giá, phân xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên hằng năm.
2552 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện Quyết định 290-QĐ/TW ngày 25/2/2010 của Bộ Chính trị, Tỉnh uỷ đã ban hành Quyết định số 150-QĐ/TU về “Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh Yên Bái” và Nghị quyết 31-NQ/TU về “đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác vận động quần chúng giai đoạn 2012 – 2015”, đồng thời chỉ đạo triển khai đối với các cấp ủy Đảng và từng tổ chức trong hệ thống chính trị.
Theo đó, các cấp ủy Đảng, các ngành, cơ quan, đơn vị đã tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc Quyết định số 290 của Bộ Chính trị và Quyết định của Tỉnh ủy; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể hoá Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, Nghị quyết 31 của Tỉnh uỷ để tổ chức triển khai, thực hiện đảm bảo sát với thực tế địa phương, đơn vị.
Chính quyền các cấp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 18/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường công tác dân vận”. Công khai minh bạch các chủ trương, chính sách, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; Chú trọng công tác tiếp dân, giải quyết cơ bản kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Thực hiện chấn chỉnh tác phong, thái độ, lề lối, phong cách làm việc của cán bộ công chức, viên chức; đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Tăng cường công tác phối hợp giữa UBND tỉnh, các sở, ban, ngành với Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội.
Các sở, ban, ngành tăng cường các hoạt động thanh, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực phụ trách, phát động các phong trào thi đua gắn với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của người công dân, tăng cường phối hợp trong công tác nắm tình hình nhân dân, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, quan tâm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, tăng cường đối thoại trực tiếp với nhân dân.
Các đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh đã phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, chiến sỹ, quần chúng nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; làm tốt công tác nắm địa bàn, phát hiện và tham mưu với cấp uỷ, chính quyền giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan, ảnh hưởng đến tình hình dân tộc, tôn giáo, chủ động kiểm soát an ninh, duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ an toàn các ngày lễ, tết, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Có thể khẳng định, qua thực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, công tác dân vận trên địa bàn tỉnh đã từng bước được củng cố về nhiều mặt, đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên về công tác dân vận nhất là trong các cơ quan Nhà nước. Tinh thần, trách nhiệm, năng lực, tham mưu của hệ thống dân vận, của đội ngũ cán bộ dân vận đã có nhiều chuyển biến tích cực, với việc hình hình một đội ngũ cán bộ phụ trách, theo dõi công tác dân vận của hệ thống chính trị từ tỉnh đến các cơ sở, công tác dân vận đã dần đi vào chiều sâu, với những hoạt động cụ thể, thiết thực.
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Quy chế công tác dân vận vẫn còn những tồn tại hạn chế như nhận thức về vị trí tầm quan trọng của công tác dân vận của một số tổ chức trong hệ thống chính trị chưa đầy đủ, sâu sắc, việc triển khai thực hiện chưa đồng bộ, thường xuyên, sâu sát, nhiều nơi còn lúng túng. Đặc biệc, việc xây dựng và ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị đối với một số chi, đảng bộ cơ sở còn mang nặng tính hình thức, sự phối hợp giữa cấp uỷ, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể, giữa các ngành, địa phương còn thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao….
Thời gian tới, để thực hiện tốt Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, cấp uỷ, chính quyền các cấp cần đổi mới và nâng cao chất lượng công tác dân vận, xây dựng quy chế làm việc, chương trình công tác, chương trình hành động phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị. Gắn việc thực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị với việc phát triển kinh tế - xã hội, công tác cải cách hành chính, các phong trào, các hoạt động xã hội, giữ vững an ninh trật tự, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn giáo dục rèn luyện cán bộ đảng viên về năng lực, ý thức trách nhiệm, phong cách thái độ phục vụ nhân dân; lấy kết quả thực hiện công tác dân vận và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của cán bộ, đảng viên là một trong những tiêu chí đánh giá, phân xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên hằng năm.