Trong buổi nói chuyện ngày 25/9/1958 với cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái, Bác Hồ ân cần căn dặn Đảng bộ, chính quyền phải chăm lo đời sống của đồng bào từ việc to, việc nhỏ, làm sao đời sống được cải thiện, ai cũng có cơm ăn áo mặc, các cháu được học hành. Bác quan tâm đến việc cung cấp thuốc chữa bệnh, muối, dầu hỏa, kim chỉ thêu...
Học nghề để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thấm nhuần lời căn dặn của Bác, những năm qua, các cấp, ngành và nhân dân Yên Bái đã tập trung tối đa nguồn lực, chính sách, chương trình giảm nghèo để giúp người nghèo phát triển kinh tế, vươn lên trong cuộc sống.
Khắc ghi lời dạy của Bác, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Yên Bái đã hiện thực hóa những mong muốn của Bác trong từng thời kỳ lịch sử. Đặc biệt, những năm gần đây, các nghị quyết của HĐND tỉnh như: Nghị quyết số 40/2011/NQ-HĐND ngày 21/12/2011 về hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản vùng đặc biệt khó khăn và vùng sản xuất hàng hóa; Nghị quyết số 20/2011/NQ-HĐND ngày 5/8/2011, trong ba năm thực hiện một số chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội áp dụng đối với các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2011-2015...
Cùng với đó, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã chủ động tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện toàn diện các nội dung, nhiệm vụ theo nghị quyết. Nguồn lực huy động trong ba năm (2012-2014) cho chương trình giảm nghèo của toàn tỉnh ước đạt trên 5.186 triệu đồng, vượt kế hoạch huy động 109,71%. Trong đó, ngân sách từ trung ương trên 2.490 triệu đồng, ngân sách địa phương 284.635 triệu đồng, Ngân hàng Chính sách Xã hội 1.720 triệu đồng và từ các nguồn vốn huy động khác.
Theo đó, những năm qua, Yên Bái đã có nhiều giải pháp, chính sách được triển khai tích cực như: đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn theo chương trình, dự án, các chính sách hỗ trợ về y tế, cung cấp tín dụng ưu đãi, hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề, hướng dẫn người dân cách làm ăn. Ba năm từ 2012-2014, đã cấp trên 1.437 thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân tộc thiểu số sống trong vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn và 26.441 lượt hộ nghèo, 3.200 hộ cận nghèo có nhu cầu được vay vốn với lãi suất ưu đãi...
Bên cạnh đó, tỉnh còn chú trọng triển khai chương trình hỗ trợ đầu tư cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng; hỗ trợ sản xuất, triển khai các mô hình trình diễn; bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp; xây dựng mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, quy trình canh tác, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ nông sản…
Ngành lao động, thương binh và xã hội đã phối hợp với các ngành liên quan, các huyện triển khai thực hiện hiệu quả các mô hình phát triển kinh tế cho các hộ nghèo. Triển khai thực hiện đồng bộ nhiều chính sách nhằm bảo đảm an sinh xã hội như: hỗ trợ hộ nghèo về dân sinh, tiếp cận với các dịch vụ xã hội (y tế, cơ sở vật chất giáo dục và đào tạo, hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, dầu hỏa thắp sáng cho đồng bào dân tộc thiểu số). Vì vậy, tỷ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm 3,5- 4%. Riêng hai huyện nghèo là Trạm Tấu, Mù Cang Chải giảm trung bình trên 6% và tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh hiện còn 20,56%, cận nghèo 9,09%.
Công tác giảm nghèo đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống của người dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, công tác giảm nghèo chưa thật sự bền vững, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và tình trạng tái nghèo vẫn còn. Theo bà Hoàng Thị Chanh-Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: để đạt được mục tiêu giảm nghèo bền vững cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các nghị quyết, chính sách, chương trình giảm nghèo; giảm nghèo gắn với đào tạo nghề, tạo việc làm, hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi, nhân rộng các mô hình giảm nghèo, hỗ trợ người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội đối với người nghèo…
Cùng với việc thực hiện đồng bộ các chính sách giảm nghèo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Yên Bái tiếp tục khắc ghi lời Bác gắn với cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" để thi đua vươn lên xóa đói nghèo, làm giàu chính đáng. Có như vậy, việc giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống mới mang lại hiệu quả bền vững như mong muốn của Bác khi lên thăm Yên Bái.
1864 lượt xem
(Theo Trần Minh/Báo Yên Bái)
Trong buổi nói chuyện ngày 25/9/1958 với cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái, Bác Hồ ân cần căn dặn Đảng bộ, chính quyền phải chăm lo đời sống của đồng bào từ việc to, việc nhỏ, làm sao đời sống được cải thiện, ai cũng có cơm ăn áo mặc, các cháu được học hành. Bác quan tâm đến việc cung cấp thuốc chữa bệnh, muối, dầu hỏa, kim chỉ thêu... Thấm nhuần lời căn dặn của Bác, những năm qua, các cấp, ngành và nhân dân Yên Bái đã tập trung tối đa nguồn lực, chính sách, chương trình giảm nghèo để giúp người nghèo phát triển kinh tế, vươn lên trong cuộc sống.
Khắc ghi lời dạy của Bác, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Yên Bái đã hiện thực hóa những mong muốn của Bác trong từng thời kỳ lịch sử. Đặc biệt, những năm gần đây, các nghị quyết của HĐND tỉnh như: Nghị quyết số 40/2011/NQ-HĐND ngày 21/12/2011 về hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản vùng đặc biệt khó khăn và vùng sản xuất hàng hóa; Nghị quyết số 20/2011/NQ-HĐND ngày 5/8/2011, trong ba năm thực hiện một số chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội áp dụng đối với các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2011-2015...
Cùng với đó, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã chủ động tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện toàn diện các nội dung, nhiệm vụ theo nghị quyết. Nguồn lực huy động trong ba năm (2012-2014) cho chương trình giảm nghèo của toàn tỉnh ước đạt trên 5.186 triệu đồng, vượt kế hoạch huy động 109,71%. Trong đó, ngân sách từ trung ương trên 2.490 triệu đồng, ngân sách địa phương 284.635 triệu đồng, Ngân hàng Chính sách Xã hội 1.720 triệu đồng và từ các nguồn vốn huy động khác.
Theo đó, những năm qua, Yên Bái đã có nhiều giải pháp, chính sách được triển khai tích cực như: đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn theo chương trình, dự án, các chính sách hỗ trợ về y tế, cung cấp tín dụng ưu đãi, hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề, hướng dẫn người dân cách làm ăn. Ba năm từ 2012-2014, đã cấp trên 1.437 thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân tộc thiểu số sống trong vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn và 26.441 lượt hộ nghèo, 3.200 hộ cận nghèo có nhu cầu được vay vốn với lãi suất ưu đãi...
Bên cạnh đó, tỉnh còn chú trọng triển khai chương trình hỗ trợ đầu tư cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng; hỗ trợ sản xuất, triển khai các mô hình trình diễn; bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp; xây dựng mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, quy trình canh tác, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ nông sản…
Ngành lao động, thương binh và xã hội đã phối hợp với các ngành liên quan, các huyện triển khai thực hiện hiệu quả các mô hình phát triển kinh tế cho các hộ nghèo. Triển khai thực hiện đồng bộ nhiều chính sách nhằm bảo đảm an sinh xã hội như: hỗ trợ hộ nghèo về dân sinh, tiếp cận với các dịch vụ xã hội (y tế, cơ sở vật chất giáo dục và đào tạo, hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, dầu hỏa thắp sáng cho đồng bào dân tộc thiểu số). Vì vậy, tỷ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm 3,5- 4%. Riêng hai huyện nghèo là Trạm Tấu, Mù Cang Chải giảm trung bình trên 6% và tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh hiện còn 20,56%, cận nghèo 9,09%.
Công tác giảm nghèo đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống của người dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, công tác giảm nghèo chưa thật sự bền vững, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và tình trạng tái nghèo vẫn còn. Theo bà Hoàng Thị Chanh-Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: để đạt được mục tiêu giảm nghèo bền vững cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các nghị quyết, chính sách, chương trình giảm nghèo; giảm nghèo gắn với đào tạo nghề, tạo việc làm, hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi, nhân rộng các mô hình giảm nghèo, hỗ trợ người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội đối với người nghèo…
Cùng với việc thực hiện đồng bộ các chính sách giảm nghèo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Yên Bái tiếp tục khắc ghi lời Bác gắn với cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" để thi đua vươn lên xóa đói nghèo, làm giàu chính đáng. Có như vậy, việc giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống mới mang lại hiệu quả bền vững như mong muốn của Bác khi lên thăm Yên Bái.