Tuy đã cuối mùa khô hanh nhưng cháy rừng vẫn là vấn đề nóng bỏng ở nhiều địa phương, đặc biệt là các huyện, thị phía Tây của tỉnh. Từ đầu mùa khô đến nay, cháy rừng đã xảy ra ở một số địa phương, nhất là huyện vùng cao Trạm Tấu xảy ra 3 vụ cháy rừng tại các xã: Xà Hồ, Pá Hu và Túc Đán.
Cán bộ kiểm lâm huyện Văn Chấn tuyên truyền công tác phòng, chống cháy rừng cho đồng bào Mông xã Suối Bu
Toàn tỉnh hiện có 428.138ha rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên 240.976ha, rừng trồng hơn 187161ha. Năm nào cũng vậy, cứ vào mùa khô, nắng nóng, khô hạn kéo dài đã đẩy nhiều cánh rừng vào nguy cơ cháy cao, trong đó phải kể đến các huyện: Trạm Tấu, Mù Cang Chải và các xã vùng thượng huyện Văn Chấn, Văn Yên. Trước thực trạng này, các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ để hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra cháy rừng.
Ngay trước mùa khô hanh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã chỉ đạo các hạt kiểm lâm sớm xây dựng kế hoạch phòng, chống cháy rừng phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương; bố trí cho toàn bộ 180 xã, phường, thị trấn của tỉnh có cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn, tham mưu kịp thời giúp chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng (BVR), quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Để ngăn chặn việc đốt nương làm rẫy, Chi cục đã tăng cường 19 cán bộ kiểm lâm địa bàn tại các huyện vùng thấp lên 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải; chỉ đạo các hạt kiểm lâm tổ chức tuyên truyền, ký cam kết BVR và PCCCR tới các hộ dân.
Ông Đỗ Cường Minh - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: "Ngay trước mùa khô hanh, Chi cục đã triển khai các chỉ thị, công văn về việc thực hiện các biện pháp cấp bách PCCCR nhằm chỉ đạo UBND các cấp, ngành và chủ rừng tăng cường thực hiện các biện pháp BVR, PCCCR; tham mưu cho UBND tỉnh thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng thực hiện tốt công tác PCCCR; chuẩn bị phương tiện, dụng cụ sẵn sàng chữa cháy rừng. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVR, cán bộ kiểm lâm đã xuống địa bàn cơ sở kể cả các ngày nghỉ, ký cam kết với các trưởng thôn, trưởng bản không đốt nương vào ngày nắng nóng và đốt có kiểm soát”.
Tuy Chi cục và các địa phương đã tăng cường công tác kiểm tra việc phòng, chống cháy rừng tại các địa phương và các chủ rừng nhưng do nắng nóng kéo dài cùng sự bất cẩn của người dân nên từ đâu mùa khô hanh đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 4 vụ cháy rừng tại các huyện Văn Yên, Trạm Tấu, trong đó tập trung ở huyện vùng cao Trạm Tấu. Hiện, Trạm Tấu có trên 39.631ha rừng, trong đó rừng tự nhiên 28.917ha, rừng trồng 10.714ha. Ở đây, hầu như năm nào cũng xảy ra cháy rừng.
Nguyên nhân cháy rừng một phần do thời tiết khô hanh kéo dài, một phần do người dân đốt nương làm rẫy, đốt cỏ bãi chăn thả gia súc, đốt ong lấy mật, săn bắn thú rừng. Một điều đáng chú ý là từ nhiều năm nay, diện tích rừng bị cháy trên địa bàn huyện Trạm Tấu đều tập trung ở Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện và nếu cứ để xảy ra cháy rừng như thời gian qua thì tốc độ trồng rừng không bù được tốc độ cháy. Thực tế này cho thấy, vai trò, trách nhiệm của chủ rừng chưa cao; chưa chủ động trong việc thực hiện các biện pháp PCCCR; chưa quan tâm đầu tư phương tiện, dụng cụ chữa cháy, tu sửa đường băng cản lửa cũng như chăm sóc rừng.
Hiện đã là thời điểm cuối mùa khô hanh nhưng công tác PCCCR vẫn được ngành chức năng và chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Để giữ rừng hiệu quả, Chi cục Kiểm lâm tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhân dân trong quản lý, BVR và PCCCR; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ kiểm lâm; tăng cường lực lượng kiểm lâm về cơ sở; phối hợp chặt chẽ với chủ rừng, chính quyền cơ sở, các lực lượng chức năng BVR tận gốc; kiểm soát việc đốt nương để tránh cháy lan vào rừng. Tuy nhiên, để công tác quản lý, BVR và PCCCR đạt hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực của ngành kiểm lâm cần có sự tham gia của cả cộng đồng, đặc biệt là các chủ rừng. Các chủ rừng cần phải tăng cường các tổ, đội PCCCR; tăng cường tuần tra, kiểm soát, đầu tư trang thiết bị PCCCR, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng xảy ra.
3104 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Tuy đã cuối mùa khô hanh nhưng cháy rừng vẫn là vấn đề nóng bỏng ở nhiều địa phương, đặc biệt là các huyện, thị phía Tây của tỉnh. Từ đầu mùa khô đến nay, cháy rừng đã xảy ra ở một số địa phương, nhất là huyện vùng cao Trạm Tấu xảy ra 3 vụ cháy rừng tại các xã: Xà Hồ, Pá Hu và Túc Đán.
Toàn tỉnh hiện có 428.138ha rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên 240.976ha, rừng trồng hơn 187161ha. Năm nào cũng vậy, cứ vào mùa khô, nắng nóng, khô hạn kéo dài đã đẩy nhiều cánh rừng vào nguy cơ cháy cao, trong đó phải kể đến các huyện: Trạm Tấu, Mù Cang Chải và các xã vùng thượng huyện Văn Chấn, Văn Yên. Trước thực trạng này, các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ để hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra cháy rừng.
Ngay trước mùa khô hanh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã chỉ đạo các hạt kiểm lâm sớm xây dựng kế hoạch phòng, chống cháy rừng phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương; bố trí cho toàn bộ 180 xã, phường, thị trấn của tỉnh có cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn, tham mưu kịp thời giúp chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng (BVR), quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Để ngăn chặn việc đốt nương làm rẫy, Chi cục đã tăng cường 19 cán bộ kiểm lâm địa bàn tại các huyện vùng thấp lên 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải; chỉ đạo các hạt kiểm lâm tổ chức tuyên truyền, ký cam kết BVR và PCCCR tới các hộ dân.
Ông Đỗ Cường Minh - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: "Ngay trước mùa khô hanh, Chi cục đã triển khai các chỉ thị, công văn về việc thực hiện các biện pháp cấp bách PCCCR nhằm chỉ đạo UBND các cấp, ngành và chủ rừng tăng cường thực hiện các biện pháp BVR, PCCCR; tham mưu cho UBND tỉnh thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng thực hiện tốt công tác PCCCR; chuẩn bị phương tiện, dụng cụ sẵn sàng chữa cháy rừng. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVR, cán bộ kiểm lâm đã xuống địa bàn cơ sở kể cả các ngày nghỉ, ký cam kết với các trưởng thôn, trưởng bản không đốt nương vào ngày nắng nóng và đốt có kiểm soát”.
Tuy Chi cục và các địa phương đã tăng cường công tác kiểm tra việc phòng, chống cháy rừng tại các địa phương và các chủ rừng nhưng do nắng nóng kéo dài cùng sự bất cẩn của người dân nên từ đâu mùa khô hanh đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 4 vụ cháy rừng tại các huyện Văn Yên, Trạm Tấu, trong đó tập trung ở huyện vùng cao Trạm Tấu. Hiện, Trạm Tấu có trên 39.631ha rừng, trong đó rừng tự nhiên 28.917ha, rừng trồng 10.714ha. Ở đây, hầu như năm nào cũng xảy ra cháy rừng.
Nguyên nhân cháy rừng một phần do thời tiết khô hanh kéo dài, một phần do người dân đốt nương làm rẫy, đốt cỏ bãi chăn thả gia súc, đốt ong lấy mật, săn bắn thú rừng. Một điều đáng chú ý là từ nhiều năm nay, diện tích rừng bị cháy trên địa bàn huyện Trạm Tấu đều tập trung ở Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện và nếu cứ để xảy ra cháy rừng như thời gian qua thì tốc độ trồng rừng không bù được tốc độ cháy. Thực tế này cho thấy, vai trò, trách nhiệm của chủ rừng chưa cao; chưa chủ động trong việc thực hiện các biện pháp PCCCR; chưa quan tâm đầu tư phương tiện, dụng cụ chữa cháy, tu sửa đường băng cản lửa cũng như chăm sóc rừng.
Hiện đã là thời điểm cuối mùa khô hanh nhưng công tác PCCCR vẫn được ngành chức năng và chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Để giữ rừng hiệu quả, Chi cục Kiểm lâm tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhân dân trong quản lý, BVR và PCCCR; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ kiểm lâm; tăng cường lực lượng kiểm lâm về cơ sở; phối hợp chặt chẽ với chủ rừng, chính quyền cơ sở, các lực lượng chức năng BVR tận gốc; kiểm soát việc đốt nương để tránh cháy lan vào rừng. Tuy nhiên, để công tác quản lý, BVR và PCCCR đạt hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực của ngành kiểm lâm cần có sự tham gia của cả cộng đồng, đặc biệt là các chủ rừng. Các chủ rừng cần phải tăng cường các tổ, đội PCCCR; tăng cường tuần tra, kiểm soát, đầu tư trang thiết bị PCCCR, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng xảy ra.