Trong những năm gần đây, hoạt động KH&CN của tỉnh Yên Bái đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần vào phát triển nhanh và bền vững kinh tế, xã hội của địa phương. Đặc biệt, trong lĩnh vực nghiên cứu, triển khai các nhiệm vụ KH&CN đã bám sát vào yêu cầu của thực tiễn sản xuất và đời sống.
Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hướng dẫn trồng cây sơn tra cho người dân tại huyện Mù Cang Chải.
Ngày 18 tháng 5 năm 1963, tại Đại hội lần
thứ nhất của Hội Phổ biến Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) Việt Nam, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đến dự và phát biểu tại Đại hội. Trong bài phát biểu, Chủ tịch Hồ
Chí Minh nhấn mạnh "… Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục
vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động, không ngừng cải
thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi…" Câu
nói cô đọng, giản dị của Bác, đã hàm chứa đầy đủ nhận thức, trách nhiệm của mỗi
người chúng ta đối với sự phát triển KH&CN nước nhà, nhất là đối với đội
ngũ trí thức KH&CN. Với sự kiện lịch sử đó, ngày 18 tháng 5 hằng năm, đã
được quy định tại Điều 7 Luật KH&CN năm 2013 là Ngày KH&CN Việt Nam.
Ngày KH&CN Việt Nam là dịp chúng ta tri
ân, tôn vinh các nhà khoa học xuất sắc, các công trình KH&CN có giá trị
đóng góp cho sản xuất và đời sống; biểu dương người dân và thế hệ trẻ đam mê KH&CN;
các đơn vị ứng dụng KH&CN tiên tiến, hiện đại. Đồng thời, đây cũng là dịp
để mỗi chúng ta, những nhà khoa học, người làm khoa học, doanh nghiệp, nhà quản
lý, nâng cao nhận thức, trách nhiệm thúc đẩy KH&CN, đóng góp cho sự phát
triển nhanh và bền vững của đất nước.
Để hưởng ứng ngày này, hàng loạt các hoạt
động được tổ chức như: tuyên truyền sâu, rộng các thành tựu KH&CN; biểu
dương, tôn vinh đội ngũ những người làm công tác KH&CN; tuyên truyền, phổ
biến rộng rãi các thành tựu KH&CN đối với sự phát triển đất nước. Đồng
thời, thông qua những hoạt động tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức của xã hội
về vai trò của KH&CN trong sự nghiệp xây dựng đất nước, động viên, khích lệ
thế hệ trẻ say mê, tâm huyết trong nghiên cứu khoa học, góp phần xây dựng, phát
triển đất nước giàu mạnh. Việc tổ chức Ngày KH&CN còn có ý nghĩa to lớn,
trong việc đưa KH&CN tới gần hơn với công chúng, gần với thực tiễn cuộc
sống, khích lệ sự sáng tạo của các nhà khoa học và đặc biệt là nuôi dưỡng tình
yêu khoa học của thế hệ trẻ, góp phần xây dựng, phát triển đội ngũ nhân lực KH&CN,
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Trong những năm gần đây, hoạt động KH&CN
của tỉnh Yên Bái đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần vào phát triển
nhanh và bền vững kinh tế, xã hội của địa phương. Đặc biệt, trong lĩnh vực
nghiên cứu, triển khai các nhiệm vụ KH&CN đã bám sát vào yêu cầu của thực
tiễn sản xuất và đời sống. Thông qua kết quả các nhiệm vụ KH&CN, đã góp phần
thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông
lâm nghiệp - một lợi thế của địa phương Yên Bái.
Đồng chí Ngô Văn Dụ - Ủy viên Bộ
Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (thứ 3
bên phải) thăm mô hình trồng hoa công nghệ cao tại thôn Đồng Đình, xã Âu Lâu
(thành phố Yên Bái).
Trong năm 2014, với định hướng gắn nghiên
cứu, ứng dụng với thực tiễn sản xuất và đời sống, ngành KH&CN Yên Bái đã
tham mưu, triển khai thực hiện 85 nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn tỉnh với số
kinh phí gần 11,0 tỷ đồng, từ nguồn sự nghiệp KH&CN (gần 70% kinh phí hỗ
trợ thực hiện các dự án, mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nông lâm
nghiệp). Trong đó, triển khai thực hiện mới trong năm 2014 là 36 đề tài, dự án,
mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, gồm 23 đề tài, dự án khoa học,
dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng và nhân rộng mô hình thuộc lĩnh vực
nông, lâm nghiệp; 13 đề tài, dự án khoa học và dự án thuộc lĩnh vực khoa học xã
hội, công nghiệp, công nghệ thông tin, lĩnh vực khác và 1 dự án thuộc chương
trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh
tế, xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011- 2015. Đặc thù của Yên Bái, sản
xuất nông lâm nghiệp giữ vai trò chủ yếu trong cơ cấu kinh tế và có nhiều lợi thế,
do vậy nhiều dự án, mô hình trong lĩnh vực này đã ứng dụng những tiến bộ khoa
học kỹ thuật mới vào sản xuất với cơ chế hỗ trợ phù hợp đã mang lại hiệu quả
kinh tế cao, tạo được những đột phá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, vật nuôi, đóng góp quan trọng vào thúc đẩy sản xuất nông, lâm nghiệp của
tỉnh phát triển hiệu quả và bền vững.
Hầu hết các đề tài, dự án khoa học thuộc
lĩnh vực nông lâm nghiệp, đều tập trung hỗ trợ trực tiếp nông dân về giống mới,
vật tư, đặc biệt là về kỹ năng canh tác và năng lực tiếp thu những tiến bộ khoa
học kỹ thuật trong sản xuất. Qua đó, đã có tác động tốt đến đời sống kinh tế, xã
hội của vùng triển khai đề tài, dự án. Thông qua thực hiện các đề tài, dự án đã
đưa nhiều công nghệ mới vào sản xuất, giúp người dân từng bước tiếp nhận và ứng
dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất, tạo nên động lực thúc đẩy sản xuất phát
triển, hàm lượng KH&CN trong giá trị sản phẩm, hàng hoá đã được nâng lên,
góp phần tăng năng suất lao động, tăng chất lượng, sản lượng hàng hoá, từng
bước góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh
theo hướng tích cực.
Nhờ hoạt động chuyển giao khoa học
kỹ thuật vào canh tác bền vững trên đất dốc, các địa phương vùng cao đã tạo ra
đột phá năng suất trong canh tác ngô giống mới. (Ảnh: Đức Hồng)
Để KH&CN tiếp tục là động lực của sự
phát triển, đóng góp hơn nữa vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh
trong thời gian tới, hoạt động KH&CN sẽ tập trung đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ
về cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động KH&CN. Phát huy vai trò, hiệu quả của
các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện các nhiệm vụ
KH&CN trọng điểm. Đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ; phát
triển hợp lý, đồng bộ trên các lĩnh vực. Trong đó, tập trung nghiên cứu, ứng
dụng KH&CN gắn với yêu cầu phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực, từng
sản phẩm, ưu tiên trong lĩnh vực phát triển nông lâm nghiệp, chế biến nông lâm
sản, chế biến khoáng sản, nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương. Chú
trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm thực hiện có hiệu quả
Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW Hội nghị lần
thứ XI, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
KHOA HỌC VÀ ỨNG
DỤNG
Ông Nguyễn Thanh
Sơn - Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo Lường Chất lượng Yên Bái
Tôi cho rằng,
thời gian tới cần chú trọng hơn nữa sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền
về hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng nhằm đáp được yêu cầu đổi mới
công tác quản lý trước mắt và lâu dài. Tỉnh cần quan tâm đầu tư cơ sở vật
chất, trang thiết bị để nâng cao năng lực đo lường, thử nghiệm, thường xuyên
đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên
môn sâu để đáp ứng yêu cầu đổi mới của công tác quản lý.
Các ngành có liên
quan như: quản lý thị trường, y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây
dựng, giao thông vận tải, công an… cần tăng cường phối hợp trong việc kiểm
tra, thanh tra về lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng, hàng hóa bảo đảm đo lường
nhằm hạn chế hàng giả, hàng kém chất lượng và các hành vi gian lận trong
thương mại, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.
Bà Đỗ Thị Cẩm Vân
- Phó giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh:
Làm khoa học ở
một tỉnh miền núi thì hết sức vất vả, nhất là đối với một địa phương miền núi
như Yên Bái. Bởi thị trường cho hoạt động khoa học công nghệ còn hạn chế. Địa
phương, cơ sở dù rất thích nhưng việc sẵn sàng bỏ tiền ra mua những tiến bộ
khoa học kỹ thuật gần như chưa có, thậm chí đối với người dân thì cho không
còn có khi chẳng lấy.
Chúng tôi phải
tham gia vận động, hướng dẫn và cùng ăn, ở với người dân ở cơ sở để hướng dẫn
bà con thực hiện. Thế nên có nhiều kết quả của nghiên cứu ứng dụng khoa học
công nghệ đến được với người dân còn có nhiều hạn chế, nếu không có chương
trình hỗ trợ mà chỉ để bán sản phẩm thì người dân còn trông chờ vào Nhà nước.
Nhiều lúc cũng thấy chạnh lòng nhưng chúng tôi vẫn cố gắng để làm, để thực
hiện cho được các mục tiêu nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ vào trong
mỗi sản phẩm nông nghiệp của người dân Yên Bái.
Ông Lò Văn Tiếp -
Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Lương (Văn Chấn):
Nói về kết quả
của ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thâm canh của bà con thì
to lớn lắm. Trước đây, đồng bào mình toàn canh tác theo phương pháp truyền thống
lạc hậu. Khi được cán bộ tập huấn, phổ biến kiến thức khoa học - kỹ thuật áp
dụng vào sản xuất chăn nuôi đã mang lại hiệu quả rõ rệt.
Từ việc đưa giống
mới rồi thực hiện đúng khung thời vụ, áp dụng đúng quy trình chăm sóc, bón
phân; trong chăn nuôi thì chú ý chủ động nguồn thức ăn một cách khoa học, làm
chuồng trại hợp vệ sinh... nhờ đó mà hạn chế sâu bệnh với cây trồng và dịch
bệnh với vật nuôi. Từ đó, năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi tăng
nhanh, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn.
|
1992 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Trong những năm gần đây, hoạt động KH&CN của tỉnh Yên Bái đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần vào phát triển nhanh và bền vững kinh tế, xã hội của địa phương. Đặc biệt, trong lĩnh vực nghiên cứu, triển khai các nhiệm vụ KH&CN đã bám sát vào yêu cầu của thực tiễn sản xuất và đời sống.
Ngày 18 tháng 5 năm 1963, tại Đại hội lần
thứ nhất của Hội Phổ biến Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) Việt Nam, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đến dự và phát biểu tại Đại hội. Trong bài phát biểu, Chủ tịch Hồ
Chí Minh nhấn mạnh "… Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục
vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động, không ngừng cải
thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi…" Câu
nói cô đọng, giản dị của Bác, đã hàm chứa đầy đủ nhận thức, trách nhiệm của mỗi
người chúng ta đối với sự phát triển KH&CN nước nhà, nhất là đối với đội
ngũ trí thức KH&CN. Với sự kiện lịch sử đó, ngày 18 tháng 5 hằng năm, đã
được quy định tại Điều 7 Luật KH&CN năm 2013 là Ngày KH&CN Việt Nam.
Ngày KH&CN Việt Nam là dịp chúng ta tri
ân, tôn vinh các nhà khoa học xuất sắc, các công trình KH&CN có giá trị
đóng góp cho sản xuất và đời sống; biểu dương người dân và thế hệ trẻ đam mê KH&CN;
các đơn vị ứng dụng KH&CN tiên tiến, hiện đại. Đồng thời, đây cũng là dịp
để mỗi chúng ta, những nhà khoa học, người làm khoa học, doanh nghiệp, nhà quản
lý, nâng cao nhận thức, trách nhiệm thúc đẩy KH&CN, đóng góp cho sự phát
triển nhanh và bền vững của đất nước.
Để hưởng ứng ngày này, hàng loạt các hoạt
động được tổ chức như: tuyên truyền sâu, rộng các thành tựu KH&CN; biểu
dương, tôn vinh đội ngũ những người làm công tác KH&CN; tuyên truyền, phổ
biến rộng rãi các thành tựu KH&CN đối với sự phát triển đất nước. Đồng
thời, thông qua những hoạt động tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức của xã hội
về vai trò của KH&CN trong sự nghiệp xây dựng đất nước, động viên, khích lệ
thế hệ trẻ say mê, tâm huyết trong nghiên cứu khoa học, góp phần xây dựng, phát
triển đất nước giàu mạnh. Việc tổ chức Ngày KH&CN còn có ý nghĩa to lớn,
trong việc đưa KH&CN tới gần hơn với công chúng, gần với thực tiễn cuộc
sống, khích lệ sự sáng tạo của các nhà khoa học và đặc biệt là nuôi dưỡng tình
yêu khoa học của thế hệ trẻ, góp phần xây dựng, phát triển đội ngũ nhân lực KH&CN,
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Trong những năm gần đây, hoạt động KH&CN
của tỉnh Yên Bái đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần vào phát triển
nhanh và bền vững kinh tế, xã hội của địa phương. Đặc biệt, trong lĩnh vực
nghiên cứu, triển khai các nhiệm vụ KH&CN đã bám sát vào yêu cầu của thực
tiễn sản xuất và đời sống. Thông qua kết quả các nhiệm vụ KH&CN, đã góp phần
thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông
lâm nghiệp - một lợi thế của địa phương Yên Bái.
Đồng chí Ngô Văn Dụ - Ủy viên Bộ
Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (thứ 3
bên phải) thăm mô hình trồng hoa công nghệ cao tại thôn Đồng Đình, xã Âu Lâu
(thành phố Yên Bái).
Trong năm 2014, với định hướng gắn nghiên
cứu, ứng dụng với thực tiễn sản xuất và đời sống, ngành KH&CN Yên Bái đã
tham mưu, triển khai thực hiện 85 nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn tỉnh với số
kinh phí gần 11,0 tỷ đồng, từ nguồn sự nghiệp KH&CN (gần 70% kinh phí hỗ
trợ thực hiện các dự án, mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nông lâm
nghiệp). Trong đó, triển khai thực hiện mới trong năm 2014 là 36 đề tài, dự án,
mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, gồm 23 đề tài, dự án khoa học,
dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng và nhân rộng mô hình thuộc lĩnh vực
nông, lâm nghiệp; 13 đề tài, dự án khoa học và dự án thuộc lĩnh vực khoa học xã
hội, công nghiệp, công nghệ thông tin, lĩnh vực khác và 1 dự án thuộc chương
trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh
tế, xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011- 2015. Đặc thù của Yên Bái, sản
xuất nông lâm nghiệp giữ vai trò chủ yếu trong cơ cấu kinh tế và có nhiều lợi thế,
do vậy nhiều dự án, mô hình trong lĩnh vực này đã ứng dụng những tiến bộ khoa
học kỹ thuật mới vào sản xuất với cơ chế hỗ trợ phù hợp đã mang lại hiệu quả
kinh tế cao, tạo được những đột phá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, vật nuôi, đóng góp quan trọng vào thúc đẩy sản xuất nông, lâm nghiệp của
tỉnh phát triển hiệu quả và bền vững.
Hầu hết các đề tài, dự án khoa học thuộc
lĩnh vực nông lâm nghiệp, đều tập trung hỗ trợ trực tiếp nông dân về giống mới,
vật tư, đặc biệt là về kỹ năng canh tác và năng lực tiếp thu những tiến bộ khoa
học kỹ thuật trong sản xuất. Qua đó, đã có tác động tốt đến đời sống kinh tế, xã
hội của vùng triển khai đề tài, dự án. Thông qua thực hiện các đề tài, dự án đã
đưa nhiều công nghệ mới vào sản xuất, giúp người dân từng bước tiếp nhận và ứng
dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất, tạo nên động lực thúc đẩy sản xuất phát
triển, hàm lượng KH&CN trong giá trị sản phẩm, hàng hoá đã được nâng lên,
góp phần tăng năng suất lao động, tăng chất lượng, sản lượng hàng hoá, từng
bước góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh
theo hướng tích cực.
Nhờ hoạt động chuyển giao khoa học
kỹ thuật vào canh tác bền vững trên đất dốc, các địa phương vùng cao đã tạo ra
đột phá năng suất trong canh tác ngô giống mới. (Ảnh: Đức Hồng)
Để KH&CN tiếp tục là động lực của sự
phát triển, đóng góp hơn nữa vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh
trong thời gian tới, hoạt động KH&CN sẽ tập trung đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ
về cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động KH&CN. Phát huy vai trò, hiệu quả của
các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện các nhiệm vụ
KH&CN trọng điểm. Đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ; phát
triển hợp lý, đồng bộ trên các lĩnh vực. Trong đó, tập trung nghiên cứu, ứng
dụng KH&CN gắn với yêu cầu phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực, từng
sản phẩm, ưu tiên trong lĩnh vực phát triển nông lâm nghiệp, chế biến nông lâm
sản, chế biến khoáng sản, nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương. Chú
trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm thực hiện có hiệu quả
Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW Hội nghị lần
thứ XI, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
KHOA HỌC VÀ ỨNG
DỤNG
Ông Nguyễn Thanh
Sơn - Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo Lường Chất lượng Yên Bái
Tôi cho rằng,
thời gian tới cần chú trọng hơn nữa sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền
về hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng nhằm đáp được yêu cầu đổi mới
công tác quản lý trước mắt và lâu dài. Tỉnh cần quan tâm đầu tư cơ sở vật
chất, trang thiết bị để nâng cao năng lực đo lường, thử nghiệm, thường xuyên
đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên
môn sâu để đáp ứng yêu cầu đổi mới của công tác quản lý.
Các ngành có liên
quan như: quản lý thị trường, y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây
dựng, giao thông vận tải, công an… cần tăng cường phối hợp trong việc kiểm
tra, thanh tra về lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng, hàng hóa bảo đảm đo lường
nhằm hạn chế hàng giả, hàng kém chất lượng và các hành vi gian lận trong
thương mại, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.
Bà Đỗ Thị Cẩm Vân
- Phó giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh:
Làm khoa học ở
một tỉnh miền núi thì hết sức vất vả, nhất là đối với một địa phương miền núi
như Yên Bái. Bởi thị trường cho hoạt động khoa học công nghệ còn hạn chế. Địa
phương, cơ sở dù rất thích nhưng việc sẵn sàng bỏ tiền ra mua những tiến bộ
khoa học kỹ thuật gần như chưa có, thậm chí đối với người dân thì cho không
còn có khi chẳng lấy.
Chúng tôi phải
tham gia vận động, hướng dẫn và cùng ăn, ở với người dân ở cơ sở để hướng dẫn
bà con thực hiện. Thế nên có nhiều kết quả của nghiên cứu ứng dụng khoa học
công nghệ đến được với người dân còn có nhiều hạn chế, nếu không có chương
trình hỗ trợ mà chỉ để bán sản phẩm thì người dân còn trông chờ vào Nhà nước.
Nhiều lúc cũng thấy chạnh lòng nhưng chúng tôi vẫn cố gắng để làm, để thực
hiện cho được các mục tiêu nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ vào trong
mỗi sản phẩm nông nghiệp của người dân Yên Bái.
Ông Lò Văn Tiếp -
Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Lương (Văn Chấn):
Nói về kết quả
của ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thâm canh của bà con thì
to lớn lắm. Trước đây, đồng bào mình toàn canh tác theo phương pháp truyền thống
lạc hậu. Khi được cán bộ tập huấn, phổ biến kiến thức khoa học - kỹ thuật áp
dụng vào sản xuất chăn nuôi đã mang lại hiệu quả rõ rệt.
Từ việc đưa giống
mới rồi thực hiện đúng khung thời vụ, áp dụng đúng quy trình chăm sóc, bón
phân; trong chăn nuôi thì chú ý chủ động nguồn thức ăn một cách khoa học, làm
chuồng trại hợp vệ sinh... nhờ đó mà hạn chế sâu bệnh với cây trồng và dịch
bệnh với vật nuôi. Từ đó, năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi tăng
nhanh, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn.