Sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa là một chủ trương, định hướng lớn của Yên Bái và được triển khai rộng khắp ở Văn Yên, Lục Yên, Yên Bình, Trấn Yên, Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ. Sau hơn 5 năm thực hiện đã có nhiều mô hình tại các địa phương đặc biệt là Văn Chấn mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo tiền đề cho sản xuất hàng hóa, song cũng có những tồn tại, hạn chế cần được tháo gỡ.
Cán bộ Phòng Nông nghiệp -Phát triển nông thôn huyện kiểm tra quá trình sinh trưởng của lúa.
Văn Chấn được ví như vựa lúa, vựa chè của
Yên Bái, bởi nơi đây có cánh đồng Mường Lò rộng lớn, phì nhiêu với diện tích
trên 2 ngàn héc-ta và cũng là địa phương có diện tích chè kinh doanh lớn nhất
với trên 4.420 héc-ta. Không chỉ có vậy, nơi đây còn có hàng vạn hộ nông dân
với nhiều kinh nghiệm và thâm niên trong sản xuất lúa nước, sản xuất chè. Với
những lợi thế, Văn Chấn đã thực hiện hàng loạt giải pháp thúc đẩy sản xuất,
trong đó tập trung chỉ đạo sản xuất lúa gạo theo hướng hàng hóa và thị trường.
Nói là vậy nhưng khi triển khai cũng gặp khó khăn, ruộng đồng thì nhiều nhưng
nhỏ lẻ, manh mún, nông dân sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, việc
áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế.
Ông Nguyễn Văn Toản - Trưởng phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: "Với lợi thế của mình, Văn
Chấn sớm thực hiện chủ trương xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với chế
biến. Đây là một chủ trương đúng, phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp
hiện đại và đó cũng là tiền đề để tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá
trị gia tăng và phát triển bền vững. Nhưng trong quá trình triển khai thực hiện
gặp nhiều vướng mắc, sự liên kết giữa "4 nhà" chưa chặt chẽ, ruộng
đất manh mún, nhỏ lẻ. Cánh đồng Mường Lò với diện tích trên 2.400ha nhưng có tới
cả trăm ngàn thửa ruộng nhỏ. Không chỉ có vậy, tư duy trong sản xuất hàng hóa
của người dân vẫn chưa thay đổi, đời sống đại bộ phận người dân làm nông nghiệp
khó khăn".
Đứng trước những khó khăn ấy, Văn Chấn đã
làm cuộc "cách mạng xanh" trên đồng ruộng, vừa quy hoạch vừa có những
cơ chế, chính sách phù hợp kết hợp với sự vào cuộc của các nhà khoa học, doanh
nghiệp trong sản xuất. Như để minh chứng, anh Hoàng Hữu Dũng - Phó phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện dẫn chúng tôi xuống tổ 3b, thị trấn nông trường
Nghĩa Lộ - một trong những điển hình về sản xuất lúa, hoa màu hàng hóa mang lại
hiệu quả cao.
Trên cánh đồng rộng chừng ba chục héc-ta
lúa đang kỳ đỏ đuôi, ông trưởng thôn Vũ Đăng Lư khoát tay một vòng rồi nói:
"Toàn bộ diện tích này nhân dân trong thôn gieo cấy bằng giống Séng Cù làm
hàng hóa đấy. 94 hộ dân trong thôn trở nên khá giả, nhà xây, xe máy, thậm chí
mua được cả ô tô cũng từ cánh đồng này mà ra đấy! Cánh đồng này trước đây là trồng
nhãn, sau đó nhãn không cho hiệu quả, cả thôn chặt nhãn làm ruộng. Khi có chủ
trương dồn điền điền đổi thửa, bà con tranh thủ đổi cho nhau, tuy chưa thành
cánh đồng mẫu lớn điển hình nhưng đã tạo thành cánh đồng ít ô, ít thửa
hơn".
Chị Phạm Thị Lan đang cần mẫn bên ruộng dưa
lê, dưa chuột phấn khởi cho biết: "Nhà có 3.000m2 ruộng, tôi để
2.000m2 trồng lúa hàng hóa, còn 1.000m2 trồng rau màu. Nhờ cách làm này
mà mỗi năm cũng thu được gần trăm triệu đồng". Đã từ nhiều năm nay, ngoài
hai vụ lúa chính, vụ ba bà con trong thôn trồng toàn bộ diện tích bằng cà chua,
rau xanh cao cấp. "Nhà anh Nhữ Văn Nghĩa là một trong những điển hình
trong thôn về trồng lúa và trồng màu mỗi năm cho thu nhập trên 200 triệu
đồng/ha" - chị Lan cho biết thêm.
Câu chuyện của những người dân ở tổ 3b thị
trấn Nông trường Nghĩa Lộ đã cho thấy một tư duy mới, một cách làm mới ở các
vùng nông thôn miền núi Yên Bái và là gợi hướng cho sản xuất hàng hóa và thị
trường. Không chỉ nông dân ở thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ mới sản xuất theo
hướng hàng hóa với thị trường mà đến hôm nay toàn huyện Văn Chấn đã có trên 500ha
sản xuất lúa gạo chất lượng cao nằm ở Phù Nham, Sơn A, Thanh Lương, Thạch
Lương... Bên cạnh đó, năng suất và sản lượng lương thực của huyện cũng tăng
mạnh. Nếu như năm 2010 năng suất mới đạt 98 tạ/ha thì nay tăng lên 107 tạ/ha,
sản lượng lương thực đạt trên 62 ngàn tấn.
Rõ ràng sản xuất tập trung theo hướng hàng
hóa đã và đang được người dân quan tâm và mang lại những kết quả khả quan.
Nhưng để hiệu quả và phát triển ra diện rộng, cần có những chỉ đạo và sự vào
cuộc quyết liệt của "4 nhà". Một vấn đề nữa là ngành nông nghiệp cũng
cần có những cơ chế "đặc thù" giúp nông dân về vốn, thị trường, thông
tin thị trường và hỗ trợ doanh nghiệp trong đầu tư vào chế biến bao tiêu sản
phẩm nông sản cho nông dân. Những thành công bước đầu từ Văn Chấn là gợi mở cho
nền sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa toàn tỉnh.
1939 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa là một chủ trương, định hướng lớn của Yên Bái và được triển khai rộng khắp ở Văn Yên, Lục Yên, Yên Bình, Trấn Yên, Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ. Sau hơn 5 năm thực hiện đã có nhiều mô hình tại các địa phương đặc biệt là Văn Chấn mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo tiền đề cho sản xuất hàng hóa, song cũng có những tồn tại, hạn chế cần được tháo gỡ.
Văn Chấn được ví như vựa lúa, vựa chè của
Yên Bái, bởi nơi đây có cánh đồng Mường Lò rộng lớn, phì nhiêu với diện tích
trên 2 ngàn héc-ta và cũng là địa phương có diện tích chè kinh doanh lớn nhất
với trên 4.420 héc-ta. Không chỉ có vậy, nơi đây còn có hàng vạn hộ nông dân
với nhiều kinh nghiệm và thâm niên trong sản xuất lúa nước, sản xuất chè. Với
những lợi thế, Văn Chấn đã thực hiện hàng loạt giải pháp thúc đẩy sản xuất,
trong đó tập trung chỉ đạo sản xuất lúa gạo theo hướng hàng hóa và thị trường.
Nói là vậy nhưng khi triển khai cũng gặp khó khăn, ruộng đồng thì nhiều nhưng
nhỏ lẻ, manh mún, nông dân sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, việc
áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế.
Ông Nguyễn Văn Toản - Trưởng phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: "Với lợi thế của mình, Văn
Chấn sớm thực hiện chủ trương xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với chế
biến. Đây là một chủ trương đúng, phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp
hiện đại và đó cũng là tiền đề để tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá
trị gia tăng và phát triển bền vững. Nhưng trong quá trình triển khai thực hiện
gặp nhiều vướng mắc, sự liên kết giữa "4 nhà" chưa chặt chẽ, ruộng
đất manh mún, nhỏ lẻ. Cánh đồng Mường Lò với diện tích trên 2.400ha nhưng có tới
cả trăm ngàn thửa ruộng nhỏ. Không chỉ có vậy, tư duy trong sản xuất hàng hóa
của người dân vẫn chưa thay đổi, đời sống đại bộ phận người dân làm nông nghiệp
khó khăn".
Đứng trước những khó khăn ấy, Văn Chấn đã
làm cuộc "cách mạng xanh" trên đồng ruộng, vừa quy hoạch vừa có những
cơ chế, chính sách phù hợp kết hợp với sự vào cuộc của các nhà khoa học, doanh
nghiệp trong sản xuất. Như để minh chứng, anh Hoàng Hữu Dũng - Phó phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện dẫn chúng tôi xuống tổ 3b, thị trấn nông trường
Nghĩa Lộ - một trong những điển hình về sản xuất lúa, hoa màu hàng hóa mang lại
hiệu quả cao.
Trên cánh đồng rộng chừng ba chục héc-ta
lúa đang kỳ đỏ đuôi, ông trưởng thôn Vũ Đăng Lư khoát tay một vòng rồi nói:
"Toàn bộ diện tích này nhân dân trong thôn gieo cấy bằng giống Séng Cù làm
hàng hóa đấy. 94 hộ dân trong thôn trở nên khá giả, nhà xây, xe máy, thậm chí
mua được cả ô tô cũng từ cánh đồng này mà ra đấy! Cánh đồng này trước đây là trồng
nhãn, sau đó nhãn không cho hiệu quả, cả thôn chặt nhãn làm ruộng. Khi có chủ
trương dồn điền điền đổi thửa, bà con tranh thủ đổi cho nhau, tuy chưa thành
cánh đồng mẫu lớn điển hình nhưng đã tạo thành cánh đồng ít ô, ít thửa
hơn".
Chị Phạm Thị Lan đang cần mẫn bên ruộng dưa
lê, dưa chuột phấn khởi cho biết: "Nhà có 3.000m2 ruộng, tôi để
2.000m2 trồng lúa hàng hóa, còn 1.000m2 trồng rau màu. Nhờ cách làm này
mà mỗi năm cũng thu được gần trăm triệu đồng". Đã từ nhiều năm nay, ngoài
hai vụ lúa chính, vụ ba bà con trong thôn trồng toàn bộ diện tích bằng cà chua,
rau xanh cao cấp. "Nhà anh Nhữ Văn Nghĩa là một trong những điển hình
trong thôn về trồng lúa và trồng màu mỗi năm cho thu nhập trên 200 triệu
đồng/ha" - chị Lan cho biết thêm.
Câu chuyện của những người dân ở tổ 3b thị
trấn Nông trường Nghĩa Lộ đã cho thấy một tư duy mới, một cách làm mới ở các
vùng nông thôn miền núi Yên Bái và là gợi hướng cho sản xuất hàng hóa và thị
trường. Không chỉ nông dân ở thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ mới sản xuất theo
hướng hàng hóa với thị trường mà đến hôm nay toàn huyện Văn Chấn đã có trên 500ha
sản xuất lúa gạo chất lượng cao nằm ở Phù Nham, Sơn A, Thanh Lương, Thạch
Lương... Bên cạnh đó, năng suất và sản lượng lương thực của huyện cũng tăng
mạnh. Nếu như năm 2010 năng suất mới đạt 98 tạ/ha thì nay tăng lên 107 tạ/ha,
sản lượng lương thực đạt trên 62 ngàn tấn.
Rõ ràng sản xuất tập trung theo hướng hàng
hóa đã và đang được người dân quan tâm và mang lại những kết quả khả quan.
Nhưng để hiệu quả và phát triển ra diện rộng, cần có những chỉ đạo và sự vào
cuộc quyết liệt của "4 nhà". Một vấn đề nữa là ngành nông nghiệp cũng
cần có những cơ chế "đặc thù" giúp nông dân về vốn, thị trường, thông
tin thị trường và hỗ trợ doanh nghiệp trong đầu tư vào chế biến bao tiêu sản
phẩm nông sản cho nông dân. Những thành công bước đầu từ Văn Chấn là gợi mở cho
nền sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa toàn tỉnh.