Bác sỹ Nguyễn Minh Tuấn-Trạm trưởng Trạm Y tế xã An Bình (huyện Văn Yên) cho biết: “Năm 2015, Dự án “Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em dân tộc thiểu số (SKBMTEDTTS) do Trung tâm Y tế Phát triển cộng đồng tài trợ đã ngừng triển khai. Qua quá trình triển khai Dự án, tỷ lệ phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa (BPK) và trẻ suy dinh dưỡng (SDD) đã giảm rõ rệt. Song, với xã An Bình vẫn là vấn đề nan giải”.
Các bà mẹ cần chủ động đưa con đến các cơ sở y tế để kiểm tra và khám sức khỏe định kỳ.
Là xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất huyện Văn
Yên (trên 10%), song việc CSSKBMTEDTTS tại An Bình đã và đang gặp khá nhiều khó
khăn. Toàn xã có 8 thôn, gần 1.100 hộ, khoảng 4.000 nhân khẩu và số phụ nữ ở độ
tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) có trên 1.100 người, trong đó có 800 phụ nữ có chồng,
gần 5chục phụ nữ mang thai và trên 350 trẻ dưới 5 tuổi. Đồng thời, trong 8
thôn, có 2 thôn đặc biệt khó khăn và chủ yếu người Dao là thôn Khe Trang, Khe
Rồng, nên cũng ảnh hưởng lớn đến công tác CSSKBMTE.
Nếu như năm 2011 trở về trước, số phụ nữ có
chồng mắc các BPK chiếm trên 30% và trẻ SDD trên 25% thì nay phụ nữ mắc BPK
giảm xuống còn trên 20%, trẻ SDD giảm còn 18,5%. Phụ nữ mắc BPK và trẻ (SDD)
giảm xuống, phần nào cho thấy việc tuyên truyền cũng như sự hiểu biết, kiến
thức chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình (CSSKSS/KHHGĐ) của phụ nữ
nơi đây được nâng lên. Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương cũng đã xác
định nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội luôn phải gắn với chăm sóc sức khỏe
nhân dân, đặc biệt là CSSKBMTE DTTS.
Hàng năm, Trạm Y tế xã An Bình còn chủ động
tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, xây dựng kế hoạch hoạt động phù
hợp thực tiễn CSSKBMTE trên địa bàn. Phối hợp với Hội Phụ nữ, Hội Nông
dân, Ban Dân số/KHHGĐ của xã... đẩy mạnh tuyên truyền, vận động chị em chủ động
đến kiểm tra, khám định kỳ tại Trạm Y tế xã.
Bên cạnh đó, Trạm Y tế xã còn chú trọng vận
động chị em thực hiện tốt CSSKSS/KHHGĐ. Hướng dẫn chị em cách nuôi dạy con tốt,
cách tổ chức cuộc sống gia đình, vận động chị em đi khám phụ khoa và điều trị
phụ khoa. Với phụ nữ mang thai, bảo đảm được khám 3 lần trong chu kì mang thai
và tư vấn cho các bà mẹ nuôi nguồn sữa để trẻ được bú mẹ trong 6 tháng đầu khi
sinh. Nhân viên y tế, cộng tác viên dân số thôn bản, được phân công nắm bắt địa
bàn, phải thường xuyên đến các hộ để tư vấn trực tiếp cách chăm sóc, bảo vệ sức
khoẻ bản thân, cách chăm sóc, giáo dục sức khoẻ cho con nhỏ… Đồng thời, vận
động các bà mẹ có trẻ dưới 1 tuổi đi tiêm chủng đầy đủ và uống vắc-xin phòng 6
bệnh nguy hiểm...
Tuy nhiên, số lượt phụ nữ đến khám và điều
trị bệnh ở cơ sở y tế địa phương có tăng, nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với số
phụ nữ của xã. Nhiều chị em còn ngại tiếp xúc với y, bác sỹ, không công khai
bệnh tình để kịp thời chữa trị. Trẻ em sinh ra, còn hạn chế được tiếp cận với
các dịch vụ y tế, đặc biệt là trẻ ở các thôn xa trung tâm xã, giao thông khó khăn.
Kiến thức, kỹ năng nuôi con nhỏ của các bà mẹ còn thiếu nên SDD ở trẻ không
được phát hiện sớm. Phụ nữ mắc các BPK tập trung ở đồng bào dân tộc, do còn
những tập quán lạc hậu, dân trí thấp, địa bàn cư trú phân tán, xa trung tâm xã,
kinh tế khó khăn...
Bởi thế, trên 20% phụ nữ mắc BPK và 18,5%
trẻ em SDD vẫn là thực trạng đáng ngại đối với công tác CSSKBMTE DTTS ở xã An
Bình, trong khi đó, Dự án CSBMTE DTTS do Trung tâm Y tế Phát triển cộng đồng đã
ngừng triển khai vào năm 2015. Tuy vậy, kết quả từ Dự án đem lại là rất lớn nên
tỉnh đã chỉ đạo tiếp tục triển khai Dự án này và đây là tín hiệu vui cho công
tác CSBMTE DTTS của các xã được hưởng lợi từ dự án trước đây nói chung, xã An
Bình, nói riêng. Việc tiếp tục được triển khai Dự án sẽ góp phần ngày càng nâng
cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về CSSKSS, KHHGĐ, chăm sóc BMTE.
Đồng thời, thông qua tăng cường sử dụng các dịch vụ y tế sẽ làm giảm tình trạng
đau ốm, bệnh tật, nâng cao chất lượng sức khỏe nhân dân, nhất là hạ tỷ lệ phụ
nữ mắc BPK và trẻ SDD.
1943 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Bác sỹ Nguyễn Minh Tuấn-Trạm trưởng Trạm Y tế xã An Bình (huyện Văn Yên) cho biết: “Năm 2015, Dự án “Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em dân tộc thiểu số (SKBMTEDTTS) do Trung tâm Y tế Phát triển cộng đồng tài trợ đã ngừng triển khai. Qua quá trình triển khai Dự án, tỷ lệ phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa (BPK) và trẻ suy dinh dưỡng (SDD) đã giảm rõ rệt. Song, với xã An Bình vẫn là vấn đề nan giải”.
Là xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất huyện Văn
Yên (trên 10%), song việc CSSKBMTEDTTS tại An Bình đã và đang gặp khá nhiều khó
khăn. Toàn xã có 8 thôn, gần 1.100 hộ, khoảng 4.000 nhân khẩu và số phụ nữ ở độ
tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) có trên 1.100 người, trong đó có 800 phụ nữ có chồng,
gần 5chục phụ nữ mang thai và trên 350 trẻ dưới 5 tuổi. Đồng thời, trong 8
thôn, có 2 thôn đặc biệt khó khăn và chủ yếu người Dao là thôn Khe Trang, Khe
Rồng, nên cũng ảnh hưởng lớn đến công tác CSSKBMTE.
Nếu như năm 2011 trở về trước, số phụ nữ có
chồng mắc các BPK chiếm trên 30% và trẻ SDD trên 25% thì nay phụ nữ mắc BPK
giảm xuống còn trên 20%, trẻ SDD giảm còn 18,5%. Phụ nữ mắc BPK và trẻ (SDD)
giảm xuống, phần nào cho thấy việc tuyên truyền cũng như sự hiểu biết, kiến
thức chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình (CSSKSS/KHHGĐ) của phụ nữ
nơi đây được nâng lên. Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương cũng đã xác
định nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội luôn phải gắn với chăm sóc sức khỏe
nhân dân, đặc biệt là CSSKBMTE DTTS.
Hàng năm, Trạm Y tế xã An Bình còn chủ động
tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, xây dựng kế hoạch hoạt động phù
hợp thực tiễn CSSKBMTE trên địa bàn. Phối hợp với Hội Phụ nữ, Hội Nông
dân, Ban Dân số/KHHGĐ của xã... đẩy mạnh tuyên truyền, vận động chị em chủ động
đến kiểm tra, khám định kỳ tại Trạm Y tế xã.
Bên cạnh đó, Trạm Y tế xã còn chú trọng vận
động chị em thực hiện tốt CSSKSS/KHHGĐ. Hướng dẫn chị em cách nuôi dạy con tốt,
cách tổ chức cuộc sống gia đình, vận động chị em đi khám phụ khoa và điều trị
phụ khoa. Với phụ nữ mang thai, bảo đảm được khám 3 lần trong chu kì mang thai
và tư vấn cho các bà mẹ nuôi nguồn sữa để trẻ được bú mẹ trong 6 tháng đầu khi
sinh. Nhân viên y tế, cộng tác viên dân số thôn bản, được phân công nắm bắt địa
bàn, phải thường xuyên đến các hộ để tư vấn trực tiếp cách chăm sóc, bảo vệ sức
khoẻ bản thân, cách chăm sóc, giáo dục sức khoẻ cho con nhỏ… Đồng thời, vận
động các bà mẹ có trẻ dưới 1 tuổi đi tiêm chủng đầy đủ và uống vắc-xin phòng 6
bệnh nguy hiểm...
Tuy nhiên, số lượt phụ nữ đến khám và điều
trị bệnh ở cơ sở y tế địa phương có tăng, nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với số
phụ nữ của xã. Nhiều chị em còn ngại tiếp xúc với y, bác sỹ, không công khai
bệnh tình để kịp thời chữa trị. Trẻ em sinh ra, còn hạn chế được tiếp cận với
các dịch vụ y tế, đặc biệt là trẻ ở các thôn xa trung tâm xã, giao thông khó khăn.
Kiến thức, kỹ năng nuôi con nhỏ của các bà mẹ còn thiếu nên SDD ở trẻ không
được phát hiện sớm. Phụ nữ mắc các BPK tập trung ở đồng bào dân tộc, do còn
những tập quán lạc hậu, dân trí thấp, địa bàn cư trú phân tán, xa trung tâm xã,
kinh tế khó khăn...
Bởi thế, trên 20% phụ nữ mắc BPK và 18,5%
trẻ em SDD vẫn là thực trạng đáng ngại đối với công tác CSSKBMTE DTTS ở xã An
Bình, trong khi đó, Dự án CSBMTE DTTS do Trung tâm Y tế Phát triển cộng đồng đã
ngừng triển khai vào năm 2015. Tuy vậy, kết quả từ Dự án đem lại là rất lớn nên
tỉnh đã chỉ đạo tiếp tục triển khai Dự án này và đây là tín hiệu vui cho công
tác CSBMTE DTTS của các xã được hưởng lợi từ dự án trước đây nói chung, xã An
Bình, nói riêng. Việc tiếp tục được triển khai Dự án sẽ góp phần ngày càng nâng
cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về CSSKSS, KHHGĐ, chăm sóc BMTE.
Đồng thời, thông qua tăng cường sử dụng các dịch vụ y tế sẽ làm giảm tình trạng
đau ốm, bệnh tật, nâng cao chất lượng sức khỏe nhân dân, nhất là hạ tỷ lệ phụ
nữ mắc BPK và trẻ SDD.