Ngày 18/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi), Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi) sẽ trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII tới.
Đồng chí Nguyễn Công Bình chủ trì Hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Công Bình - Ủy viên Ban
chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị
có lãnh đạo các sở, ngành liên quan: Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh,
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Thanh tra tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Bộ
Chỉ huy quân sự tỉnh.
Tại Hội nghị, trên cơ sở đề cương gợi ý của
đồng chí Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, các đại biểu đã tham gia nhiều ý kiến vào
các dự thảo luật. Đa số các ý kiến tán thành với các dự thảo luật đã nêu, đồng
thời cũng tham gia góp ý vào một số điều luật cụ thể. Đối với Bộ luật Tố tụng
hình sự (sửa đổi) tại khoản 3, điều 7 bên cạnh các nội dung dự thảo đã nêu: “không
ai bị bắt nếu không có quyết định của toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của
viện kiểm sát trừ trường hợp phạm tội quả tang…”, các ý kiến đề nghị
bổ sung thêm “và trường hợp có lệnh hoặc quyết định truy nã” để phù hợp với
thực tế trong công tác truy nã hiện nay do vẫn tồn tại 2 dạng là lệnh truy nã
và quyết định truy nã.
Về thời hạn điều tra, các đại biểu nhất trí
với nội dung dự thảo đã nên song đề nghị quy định rõ thời hạn điều tra của các
vụ án được tách ra thì tính từ thời gian tách ra hay từ khi bắt đầu vụ án. Về
việc gia hạn điều tra và gia hạn tạm giam như dự thảo nêu là không đồng nhất về
số lần và thời gian gia hạn, đề nghị xem xét lại để có sự đồng nhất và phù hợp
với thực tế. Về việc mở rộng các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành các hoạt
động điều tra gồm kiểm ngư, thuế và uỷ ban chứng khoán như dự thảo nêu, đa số
các ý kiến cho rằng việc mở rộng này là không cần thiết, các cơ quan này cần
phối hợp thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của cơ quan điều tra thuộc lĩnh
vực liên quan song cũng có ý kiến cho rằng việc mở rộng này là cần thiết bởi
phù hợp với tiến trình hội nhập và đòi hỏi từ thực tiễn. Về việc bắt buộc phải
ghi âm, ghi hình trong các hoạt động thẩm vấn hỏi cung bị can, đa số các ý kiến
cho rằng để thực hiện cần phải có lộ trình, thực hiện ngay sẽ rất khó khăn về
vấn đề kinh phí, thiết bị…
Cùng với đó, các đại biểu cũng đã tham gia
nhiều ý kiến vào Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) và Luật Tố tụng hành chính
(sửa đổi).
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Phó
trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đã ghi nhận và tiếp thu các ý kiến tham gia hết sức chất
lượng của các cơ quan chuyên môn. Các ý kiến sẽ được Đoàn tổng hợp chuyển
tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong kỳ họp thứ 9 lần này.
1989 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Ngày 18/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi), Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi) sẽ trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII tới.
Đồng chí Nguyễn Công Bình - Ủy viên Ban
chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị
có lãnh đạo các sở, ngành liên quan: Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh,
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Thanh tra tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Bộ
Chỉ huy quân sự tỉnh.
Tại Hội nghị, trên cơ sở đề cương gợi ý của
đồng chí Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, các đại biểu đã tham gia nhiều ý kiến vào
các dự thảo luật. Đa số các ý kiến tán thành với các dự thảo luật đã nêu, đồng
thời cũng tham gia góp ý vào một số điều luật cụ thể. Đối với Bộ luật Tố tụng
hình sự (sửa đổi) tại khoản 3, điều 7 bên cạnh các nội dung dự thảo đã nêu: “không
ai bị bắt nếu không có quyết định của toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của
viện kiểm sát trừ trường hợp phạm tội quả tang…”, các ý kiến đề nghị
bổ sung thêm “và trường hợp có lệnh hoặc quyết định truy nã” để phù hợp với
thực tế trong công tác truy nã hiện nay do vẫn tồn tại 2 dạng là lệnh truy nã
và quyết định truy nã.
Về thời hạn điều tra, các đại biểu nhất trí
với nội dung dự thảo đã nên song đề nghị quy định rõ thời hạn điều tra của các
vụ án được tách ra thì tính từ thời gian tách ra hay từ khi bắt đầu vụ án. Về
việc gia hạn điều tra và gia hạn tạm giam như dự thảo nêu là không đồng nhất về
số lần và thời gian gia hạn, đề nghị xem xét lại để có sự đồng nhất và phù hợp
với thực tế. Về việc mở rộng các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành các hoạt
động điều tra gồm kiểm ngư, thuế và uỷ ban chứng khoán như dự thảo nêu, đa số
các ý kiến cho rằng việc mở rộng này là không cần thiết, các cơ quan này cần
phối hợp thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của cơ quan điều tra thuộc lĩnh
vực liên quan song cũng có ý kiến cho rằng việc mở rộng này là cần thiết bởi
phù hợp với tiến trình hội nhập và đòi hỏi từ thực tiễn. Về việc bắt buộc phải
ghi âm, ghi hình trong các hoạt động thẩm vấn hỏi cung bị can, đa số các ý kiến
cho rằng để thực hiện cần phải có lộ trình, thực hiện ngay sẽ rất khó khăn về
vấn đề kinh phí, thiết bị…
Cùng với đó, các đại biểu cũng đã tham gia
nhiều ý kiến vào Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) và Luật Tố tụng hành chính
(sửa đổi).
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Phó
trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đã ghi nhận và tiếp thu các ý kiến tham gia hết sức chất
lượng của các cơ quan chuyên môn. Các ý kiến sẽ được Đoàn tổng hợp chuyển
tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong kỳ họp thứ 9 lần này.