Yên Bái là một tỉnh miền núi, nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc, có tới 30 dân tộc cùng chung sống, phía đông bắc giáp 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía đông nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía tây Nam giáp tỉnh Sơn La, phía tây bắc giáp tỉnh Lào Cai và có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế - xã hội.
Một góc trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái ngày nay.
Đầu những năm 1940 của thế kỷ XX, những cán
bộ cách mạng của Xứ ủy Bắc kỳ được cử lên Yên Bái hoạt động và đã xây dựng được
một số cơ sở cách mạng ở huyện Trấn Yên và thị xã Yên Bái. Với truyền thống yêu
nước, tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm của nhân dân các dân tộc Yên Bái,
từ tháng 10/1944 đến đầu năm 1945, nhiều cơ sở cách mạng được xây dựng, phát
triển ở các huyện trong tỉnh. Ngày 7/5/1945, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên đã
ra đời ở thị xã Yên Bái. Ngày 30/6/1945, Xứ ủy Bắc kỳ đã quyết định thành lập
Ban cán sự liên tỉnh Yên Bái - Phú Thọ do đồng chí Ngô Minh Loan làm Bí thư.
Sự kiện thành lập Ban cán sự Đảng liên tỉnh
đã mở ra bước ngoặt mới cho phong trào đấu tranh cách mạng ở địa phương. Ngày
6/7/1945, lực lượng vũ trang Yên Bái ra đời làm nòng cốt cho toàn dân đánh
giặc. Ngày 22/8/1945, tại vườn hoa tỉnh lỵ Yên Bái, gần 1 vạn người về dự mít
tinh đã chứng kiến sự kiện lịch sử quan trọng. UBND cách mạng lâm thời tỉnh Yên
Bái được thành lập.
Ngày 25/9/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn
đầu phái đoàn Đảng và Chính phủ về thăm Yên Bái. Đây là vinh dự to lớn, cổ vũ
mạnh mẽ các phong trào cách mạng của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Những lời
căn dặn chí tình của Người đã động viên, thôi thúc toàn Đảng bộ, toàn quân,
toàn dân trên địa bàn thi đua phấn đấu vượt lên khó khăn, quyết tâm xây dựng
đời sống văn hóa mới, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm và không
ngừng phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết các dân tộc.
Thực hiện lời cặn dặn của Bác, Đảng bộ,
chính quyền, nhân dân các dân tộc Yên Bái đã luôn đổi mới cách nghĩ, cách làm,
tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo trong việc cụ thể đường lối đổi mới của
Đảng vào thực tiễn địa phương, khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có, huy động
mọi nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính
trị vững mạnh. Từ một tỉnh nghèo nàn, lạc hậu với kinh tế nông nghiệp tự cung
tự cấp, du canh du cư, Yên Bái đã chuyển sang nền kinh tế hàng hóa phát triển
đa dạng, có tốc độ tăng trưởng cao và cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trước đây, với lối sản xuất theo tập quán
tự nhiên, độc canh cây lúa, phá rừng, làm nương rẫy và làm ruộng một vụ, người
dân đói nghèo, lam lũ quanh năm. Đến nay, Yên Bái đã có một nền nông nghiệp khá
phát triển, người nông dân không những đủ ăn mà đã có tích lũy, từng bước làm
giàu; chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, hình thành được các vùng sản xuất hàng
hóa tập trung. Cùng với việc ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
sản xuất, chế biến nên giá trị sản phẩm tạo ra trên một đơn vị diện tích tăng đáng
kể. Một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung đã hình thành rõ nét như vùng sản
xuất lúa hàng hóa chất lượng cao 5.500ha, vùng sản xuất ngô hàng hóa 15.000ha,
vùng sản xuất chè 9.000ha, vùng sắn cao sản 8.000ha; măng tre Bát Độ 3.000ha;
quế 30.000ha...
Công nghiệp của tỉnh từ chỗ sản xuất thủ
công các công cụ lao động, sản phẩm tiêu dùng phục vụ sinh hoạt hàng ngày của
nhân dân và những hầm mỏ do thực dân Pháp thăm dò, khai thác để vơ vét tài
nguyên, đến nay Yên Bái đã có một nền công nghiệp khá phát triển, đã quy hoạch
và từng bước đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp như: khu công nghiệp phía Nam, Minh
Quân, Âu Lâu, Bắc Văn Yên... Các huyện, thị, thành phố cũng đã hình thành được
một số khu vực sản xuất công nghiệp như cụm công nghiệp Thịnh Hưng (Yên Bình),
Yên Thế (Lục Yên), Hưng Khánh (Trấn Yên), Sơn Thịnh (Văn Chấn)... từ đó thu hút
được một số doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất. Một số dự án đầu tư nhà máy thủy
điện, nhà máy khai thác và chế biến khoáng sản đã hoàn thành đi vào sản xuất có
hiệu quả, góp phần tăng thêm năng lực sản xuất công nghiệp, đóng góp cho ngân
sách, đặc biệt là đã thu hút được 4 dự án đầu tư xây dựng nhà máy may xuất
khẩu, góp phần giải quyết một lượng lớn lao động tại địa phương. Giá trị sản xuất
công nghiệp năm 2014 đạt 7.500 tỷ đồng...
Từ một thị xã Yên Bái nhỏ bé, hoang tàn, đổ
nát trong chiến tranh, được sự quan tâm, giúp đỡ của Trung ương, đặc biệt là sự
nỗ lực phi thường của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Yên Bái đã có
một trung tâm tỉnh phát triển và trở thành thành phố đầu tiên ở vùng tây bắc -
một thành phố phát triển theo hướng xanh, sạch, đẹp, văn minh. Cùng với đó là
mạng lưới đô thị phát triển đồng bộ ở các địa phương trong tỉnh.
Có thể tự hào rằng, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã giáo dục, tập hợp, đoàn kết,
lãnh đạo nhân dân, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, sức mạnh của cả
đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, công nhân,
nông dân, trí thức, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp, hợp tác xã và các
tầng lớp nhân dân trong tỉnh làm nên kỳ tích: một tỉnh Yên Bái phát triển toàn
diện, vững bước đi lên cùng cả nước trong sự nghiệp đổi mới - công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
2077 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Yên Bái là một tỉnh miền núi, nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc, có tới 30 dân tộc cùng chung sống, phía đông bắc giáp 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía đông nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía tây Nam giáp tỉnh Sơn La, phía tây bắc giáp tỉnh Lào Cai và có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế - xã hội.
Đầu những năm 1940 của thế kỷ XX, những cán
bộ cách mạng của Xứ ủy Bắc kỳ được cử lên Yên Bái hoạt động và đã xây dựng được
một số cơ sở cách mạng ở huyện Trấn Yên và thị xã Yên Bái. Với truyền thống yêu
nước, tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm của nhân dân các dân tộc Yên Bái,
từ tháng 10/1944 đến đầu năm 1945, nhiều cơ sở cách mạng được xây dựng, phát
triển ở các huyện trong tỉnh. Ngày 7/5/1945, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên đã
ra đời ở thị xã Yên Bái. Ngày 30/6/1945, Xứ ủy Bắc kỳ đã quyết định thành lập
Ban cán sự liên tỉnh Yên Bái - Phú Thọ do đồng chí Ngô Minh Loan làm Bí thư.
Sự kiện thành lập Ban cán sự Đảng liên tỉnh
đã mở ra bước ngoặt mới cho phong trào đấu tranh cách mạng ở địa phương. Ngày
6/7/1945, lực lượng vũ trang Yên Bái ra đời làm nòng cốt cho toàn dân đánh
giặc. Ngày 22/8/1945, tại vườn hoa tỉnh lỵ Yên Bái, gần 1 vạn người về dự mít
tinh đã chứng kiến sự kiện lịch sử quan trọng. UBND cách mạng lâm thời tỉnh Yên
Bái được thành lập.
Ngày 25/9/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn
đầu phái đoàn Đảng và Chính phủ về thăm Yên Bái. Đây là vinh dự to lớn, cổ vũ
mạnh mẽ các phong trào cách mạng của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Những lời
căn dặn chí tình của Người đã động viên, thôi thúc toàn Đảng bộ, toàn quân,
toàn dân trên địa bàn thi đua phấn đấu vượt lên khó khăn, quyết tâm xây dựng
đời sống văn hóa mới, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm và không
ngừng phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết các dân tộc.
Thực hiện lời cặn dặn của Bác, Đảng bộ,
chính quyền, nhân dân các dân tộc Yên Bái đã luôn đổi mới cách nghĩ, cách làm,
tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo trong việc cụ thể đường lối đổi mới của
Đảng vào thực tiễn địa phương, khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có, huy động
mọi nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính
trị vững mạnh. Từ một tỉnh nghèo nàn, lạc hậu với kinh tế nông nghiệp tự cung
tự cấp, du canh du cư, Yên Bái đã chuyển sang nền kinh tế hàng hóa phát triển
đa dạng, có tốc độ tăng trưởng cao và cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trước đây, với lối sản xuất theo tập quán
tự nhiên, độc canh cây lúa, phá rừng, làm nương rẫy và làm ruộng một vụ, người
dân đói nghèo, lam lũ quanh năm. Đến nay, Yên Bái đã có một nền nông nghiệp khá
phát triển, người nông dân không những đủ ăn mà đã có tích lũy, từng bước làm
giàu; chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, hình thành được các vùng sản xuất hàng
hóa tập trung. Cùng với việc ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
sản xuất, chế biến nên giá trị sản phẩm tạo ra trên một đơn vị diện tích tăng đáng
kể. Một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung đã hình thành rõ nét như vùng sản
xuất lúa hàng hóa chất lượng cao 5.500ha, vùng sản xuất ngô hàng hóa 15.000ha,
vùng sản xuất chè 9.000ha, vùng sắn cao sản 8.000ha; măng tre Bát Độ 3.000ha;
quế 30.000ha...
Công nghiệp của tỉnh từ chỗ sản xuất thủ
công các công cụ lao động, sản phẩm tiêu dùng phục vụ sinh hoạt hàng ngày của
nhân dân và những hầm mỏ do thực dân Pháp thăm dò, khai thác để vơ vét tài
nguyên, đến nay Yên Bái đã có một nền công nghiệp khá phát triển, đã quy hoạch
và từng bước đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp như: khu công nghiệp phía Nam, Minh
Quân, Âu Lâu, Bắc Văn Yên... Các huyện, thị, thành phố cũng đã hình thành được
một số khu vực sản xuất công nghiệp như cụm công nghiệp Thịnh Hưng (Yên Bình),
Yên Thế (Lục Yên), Hưng Khánh (Trấn Yên), Sơn Thịnh (Văn Chấn)... từ đó thu hút
được một số doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất. Một số dự án đầu tư nhà máy thủy
điện, nhà máy khai thác và chế biến khoáng sản đã hoàn thành đi vào sản xuất có
hiệu quả, góp phần tăng thêm năng lực sản xuất công nghiệp, đóng góp cho ngân
sách, đặc biệt là đã thu hút được 4 dự án đầu tư xây dựng nhà máy may xuất
khẩu, góp phần giải quyết một lượng lớn lao động tại địa phương. Giá trị sản xuất
công nghiệp năm 2014 đạt 7.500 tỷ đồng...
Từ một thị xã Yên Bái nhỏ bé, hoang tàn, đổ
nát trong chiến tranh, được sự quan tâm, giúp đỡ của Trung ương, đặc biệt là sự
nỗ lực phi thường của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Yên Bái đã có
một trung tâm tỉnh phát triển và trở thành thành phố đầu tiên ở vùng tây bắc -
một thành phố phát triển theo hướng xanh, sạch, đẹp, văn minh. Cùng với đó là
mạng lưới đô thị phát triển đồng bộ ở các địa phương trong tỉnh.
Có thể tự hào rằng, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã giáo dục, tập hợp, đoàn kết,
lãnh đạo nhân dân, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, sức mạnh của cả
đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, công nhân,
nông dân, trí thức, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp, hợp tác xã và các
tầng lớp nhân dân trong tỉnh làm nên kỳ tích: một tỉnh Yên Bái phát triển toàn
diện, vững bước đi lên cùng cả nước trong sự nghiệp đổi mới - công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.