CTTĐT - Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2015 với chủ đề “sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”, huyện Lục Yên đã đẩy mạnh việc triển khai thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Ban Chỉ đạo VSATTP Lục Yên tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh thực phẩm.
Theo số liệu thống kê, trên địa bàn huyện Lục Yên có 416 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Trong đó, có 108 cơ sở dịch vụ ăn uống và bếp ăn tập thể, 296 cơ sở kinh doanh thực phẩm và 12 cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, tập trung tại chợ thị trấn Yên Thế và trung tâm chợ các xã. Để thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đạt hiệu quả, vì lợi ích sức khoẻ của người dân trên địa bàn, ngay từ đầu năm, huyện Lục Yên đã chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra việc chấp hành vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở, nhà hàng sản xuất kinh doanh, chế biến thực phẩm. Đồng thời, tuyên truyền rộng rãi và tăng cường các biện pháp kiểm tra đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn nước, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, hạn chế thấp nhất tình trạng ngộ độc thực phẩm, bệnh lây truyền qua đường thực phẩm. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện, chấp hành các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các tuyến cũng được chú trọng. Qua kết quả kiểm tra liên ngành các cơ sở kinh doanh thực phẩm, từ đầu năm đến nay trên địa bàn thị trấn Yên Thế có 18/21 cơ sở kinh doanh thực phẩm đạt yêu cầu, 3 cơ sở kinh doanh thực phẩm không đạt yêu cầu; 9/9 cơ sở sản xuất, chế biến giò, chả, bún phở đạt yêu cầu; 16/18 quán ăn đạt yêu cầu, 2 quán ăn không đạt yêu cầu. Ông Hoàng Văn Thào - Trưởng Phòng Y tế huyện Lục Yên cho biết: “là một huyện miền núi nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, do vậy vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được quan tâm, chú trọng, với chủ đề của năm nay, chúng tôi đã tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát không chỉ ở các cơ sở chế biến thực phẩm mà còn đặc biệt quan tâm tới chất lượng an toàn từ sản xuất rau để làm sao giúp cho người tiêu dùng lựa chọn được những sản phẩm an toàn nhất, đảm bảo chất lượng VSATTP”.
Song song với công tác thanh tra, kiểm tra, huyện Lục Yên còn chú trọng đến công tác truyền thông giáo dục về an toàn vệ sinh thực phẩm thông qua các hoạt động như tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2015”; tổ chức các hội thi tìm hiểu kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm trong các nhà trường, các hội, đoàn thể; tập huấn cho cán bộ chuyên trách vệ sinh an toàn thực phẩm tuyến huyện, xã, thị trấn cán bộ y tế xã, y tế thôn bản… tổ chức tuyên truyền trên loa, tuyên truyền trực tiếp về vệ sinh an toàn thực phẩm, thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, thực phẩm hết hạn sử dụng, thực phẩm đảm bảo chất lượng tại các khu chợ, khu tập trung đông dân cư thuộc các xã, thị trấn. Tổ chức các buổi nói chuyện, tư vấn về kiến thức VSATTP đến người dân, cũng như đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; Ngoài ra còn tuyên truyền bằng băng rôn, khẩu hiệu, panô, áp pích, phát tờ rơi, và xe loa lưu động…
Chị Hoàng Thị Nga một người bán hàng rau tại chợ thị trấn Yên Thế chia sẻ: “tôi bán các loại rau như rau muống, cải, mồng tơi đều do nhà tự trồng, tuyệt đối không sử dụng chất hóa học để tránh ngộ độc thực phẩm với người tiêu dùng”.
Còn chị Nguyễn Thị Thịnh - một người bán giò, chả tại chợ Yên Thế cũng cho hay: “các sản phẩm của chúng tôi luôn cố gắng sản xuất đảm bảo chất lượng tốt nhất, giữ gìn sạch sẽ, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát nhằm đảm bảo cho người tiêu dùng trong việc thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm”.
Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống và sức khoẻ con người, do vậy, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là sự nỗ lực của cả cộng đồng xã hội./.
1967 lượt xem
Khắc Điệp- Hoài Thu/Đài TT – TH Lục Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2015 với chủ đề “sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”, huyện Lục Yên đã đẩy mạnh việc triển khai thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn.Theo số liệu thống kê, trên địa bàn huyện Lục Yên có 416 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Trong đó, có 108 cơ sở dịch vụ ăn uống và bếp ăn tập thể, 296 cơ sở kinh doanh thực phẩm và 12 cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, tập trung tại chợ thị trấn Yên Thế và trung tâm chợ các xã. Để thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đạt hiệu quả, vì lợi ích sức khoẻ của người dân trên địa bàn, ngay từ đầu năm, huyện Lục Yên đã chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra việc chấp hành vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở, nhà hàng sản xuất kinh doanh, chế biến thực phẩm. Đồng thời, tuyên truyền rộng rãi và tăng cường các biện pháp kiểm tra đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn nước, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, hạn chế thấp nhất tình trạng ngộ độc thực phẩm, bệnh lây truyền qua đường thực phẩm. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện, chấp hành các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các tuyến cũng được chú trọng. Qua kết quả kiểm tra liên ngành các cơ sở kinh doanh thực phẩm, từ đầu năm đến nay trên địa bàn thị trấn Yên Thế có 18/21 cơ sở kinh doanh thực phẩm đạt yêu cầu, 3 cơ sở kinh doanh thực phẩm không đạt yêu cầu; 9/9 cơ sở sản xuất, chế biến giò, chả, bún phở đạt yêu cầu; 16/18 quán ăn đạt yêu cầu, 2 quán ăn không đạt yêu cầu. Ông Hoàng Văn Thào - Trưởng Phòng Y tế huyện Lục Yên cho biết: “là một huyện miền núi nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, do vậy vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được quan tâm, chú trọng, với chủ đề của năm nay, chúng tôi đã tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát không chỉ ở các cơ sở chế biến thực phẩm mà còn đặc biệt quan tâm tới chất lượng an toàn từ sản xuất rau để làm sao giúp cho người tiêu dùng lựa chọn được những sản phẩm an toàn nhất, đảm bảo chất lượng VSATTP”.
Song song với công tác thanh tra, kiểm tra, huyện Lục Yên còn chú trọng đến công tác truyền thông giáo dục về an toàn vệ sinh thực phẩm thông qua các hoạt động như tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2015”; tổ chức các hội thi tìm hiểu kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm trong các nhà trường, các hội, đoàn thể; tập huấn cho cán bộ chuyên trách vệ sinh an toàn thực phẩm tuyến huyện, xã, thị trấn cán bộ y tế xã, y tế thôn bản… tổ chức tuyên truyền trên loa, tuyên truyền trực tiếp về vệ sinh an toàn thực phẩm, thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, thực phẩm hết hạn sử dụng, thực phẩm đảm bảo chất lượng tại các khu chợ, khu tập trung đông dân cư thuộc các xã, thị trấn. Tổ chức các buổi nói chuyện, tư vấn về kiến thức VSATTP đến người dân, cũng như đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; Ngoài ra còn tuyên truyền bằng băng rôn, khẩu hiệu, panô, áp pích, phát tờ rơi, và xe loa lưu động…
Chị Hoàng Thị Nga một người bán hàng rau tại chợ thị trấn Yên Thế chia sẻ: “tôi bán các loại rau như rau muống, cải, mồng tơi đều do nhà tự trồng, tuyệt đối không sử dụng chất hóa học để tránh ngộ độc thực phẩm với người tiêu dùng”.
Còn chị Nguyễn Thị Thịnh - một người bán giò, chả tại chợ Yên Thế cũng cho hay: “các sản phẩm của chúng tôi luôn cố gắng sản xuất đảm bảo chất lượng tốt nhất, giữ gìn sạch sẽ, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát nhằm đảm bảo cho người tiêu dùng trong việc thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm”.
Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống và sức khoẻ con người, do vậy, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là sự nỗ lực của cả cộng đồng xã hội./.