Thời điểm này lên với huyện vùng cao Mù Cang Chải, trên khắp các cánh đồng đều bắt gặp không khí lao động khẩn trương của đồng bào dân tộc nơi đây. Trên diện tích lúa đông xuân đang trỗ, bà con tích cực thăm đồng, phòng trừ sâu bệnh hại. Các thửa ruộng không cấy được lúa đông xuân, người dân cày, bừa làm đất, gieo mạ chuẩn bị cho vụ mùa.
Cán bộ Trạm Bảo vệ thực vật huyện hướng dẫn người dân phát hiện và phòng trừ sâu bệnh hại lúa.
Do đặc thù về khí hậu, địa hình… nên sản
xuất vụ đông xuân ở huyện vùng cao Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên,
những năm gần đây, người dân đã ý thức được việc sản xuất lúa đông xuân thành
công sẽ góp phần nâng cao đời sống nên diện tích và năng suất tăng qua các năm.
Vụ đông xuân năm 2014 - 2015, toàn huyện đưa vào gieo cấy 1.350ha, 100% diện
tích được gieo cấy xong trước tết Nguyên đán. Đến nay, toàn bộ diện tích lúa
xuân phát triển tốt, đang ở giai đoạn đòng già và trỗ bông, sâu bệnh hại không
đáng kể.
Ông Thào A Phềnh - Phó trạm trưởng Trạm Bảo
vệ thực vật huyện cho biết: "Do thời tiết thuận lợi nên đến thời điểm này
toàn bộ diện tích lúa không có dịch bệnh, một số diện tích nhiễm sâu bệnh nhẹ.
Trong tháng 5, Trạm đã thực hiện được 4 kỳ điều tra sâu bệnh hại, phát hiện
55ha rầy nâu, rầy lưng trắng, trong đó hại trung bình 27ha, hại nặng 3ha; sâu đục
thân gây hại nhẹ 5ha, bệnh đạo ôn lá gây hại nhẹ 10ha, bệnh bạc lá gây hại nhẹ
5ha".
Mặc dù hiện nay sâu bệnh hại không đáng kể
nhưng cơ quan chuyên môn khuyến cáo nông dân không được chủ quan, lơ là bởi sâu
bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào, nhất là hiện nay thời tiết biến động bất
thường, ngày nắng nóng, đêm lạnh và mưa tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát
sinh gây hại vào cuối vụ. Người dân cần tích cực thăm ruộng, kiểm tra, theo dõi
chặt chẽ diễn biến sâu bệnh, nhất là các loại sâu bệnh như: bệnh đạo ôn, sâu
đục thân, cổ bông, rầy nâu... để phòng trừ hiệu quả. Dự kiến toàn bộ diện tích
lúa đông xuân sẽ bắt đầu cho thu hoạch từ ngày 10-30/6.
Cùng với tích cực thăm đồng, phòng trừ sâu
bệnh hại cho diện tích lúa đông xuân, thời điểm này, nông dân huyện vùng cao Mù
Cang Chải đang khẩn trương làm đất chuẩn bị cho vụ mùa. Là vụ sản xuất quan
trọng trong năm nên những ngày này, nhân dân các xã, thị trấn đã tập trung sửa
chữa mương dẫn, đưa nước vào ruộng và khẩn trương làm đất. Huyện đã chỉ đạo cung
ứng đủ giống lúa cấp cho bà con và chuẩn bị đủ vật tư phân bón. Đội ngũ cán bộ
của ngành nông nghiệp đã bám sát cơ sở, cùng với lãnh đạo các ngành được phân
công phụ trách xã thường xuyên đôn đốc, vận động bà con sản xuất vụ mùa theo
đúng lịch thời vụ.
Vụ mùa năm 2014, Mù Cang Chải đưa vào gieo
cấy 2.910ha, trong đó diện tích lúa lai là 2.450ha, lúa thuần 460ha, bảo đảm
chỉ tiêu diện tích và thời vụ sản xuất. Huyện dự kiến trợ giống cho 1.978ha ở
14 xã và thị trấn, ưu tiên hỗ trợ cho các hộ nghèo và cận nghèo. Cơ cấu giống
dự kiến: 40% giống Nhị Ưu 838, 27% giống Việt Lai, 8% giống TH3-3, 3% giống Thục
Hưng 6 và 22% các giống Séng Cù, DDS1, lúa nếp, lúa tẻ địa phương. Tính đến
thời điểm này, tỷ lệ xuống giống đạt trên 50%; khâu làm đất, vệ sinh đồng ruộng
đạt 30% diện tích toàn huyện.
Ông Lường Văn Thư - Phó phòng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn huyện cho biết: "Là vụ sản xuất chính nên huyện
tập trung bảo đảm đúng khung lịch thời vụ. Trà sớm đối với các xã khu II như:
Nậm Khắt, Púng Luông, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình sẽ gieo mạ từ cuối tháng 4; trà
chính vụ gieo mạ vào giữa tháng 5, còn trà muộn đối với diện tích lúa đông xuân
gieo vào cuối tháng 5 đầu tháng 6".
Với sự chỉ đạo sát sao của huyện, sự đồng
lòng chung sức của bà con nông dân, hy vọng rằng vụ mùa ở huyện vùng cao Mù
Cang Chải sẽ đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra trên cả ba tiêu chí là năng suất, diện
tích và sản lượng, góp phần ổn định an ninh lương thực trên địa bàn.
2068 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Thời điểm này lên với huyện vùng cao Mù Cang Chải, trên khắp các cánh đồng đều bắt gặp không khí lao động khẩn trương của đồng bào dân tộc nơi đây. Trên diện tích lúa đông xuân đang trỗ, bà con tích cực thăm đồng, phòng trừ sâu bệnh hại. Các thửa ruộng không cấy được lúa đông xuân, người dân cày, bừa làm đất, gieo mạ chuẩn bị cho vụ mùa.
Do đặc thù về khí hậu, địa hình… nên sản
xuất vụ đông xuân ở huyện vùng cao Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên,
những năm gần đây, người dân đã ý thức được việc sản xuất lúa đông xuân thành
công sẽ góp phần nâng cao đời sống nên diện tích và năng suất tăng qua các năm.
Vụ đông xuân năm 2014 - 2015, toàn huyện đưa vào gieo cấy 1.350ha, 100% diện
tích được gieo cấy xong trước tết Nguyên đán. Đến nay, toàn bộ diện tích lúa
xuân phát triển tốt, đang ở giai đoạn đòng già và trỗ bông, sâu bệnh hại không
đáng kể.
Ông Thào A Phềnh - Phó trạm trưởng Trạm Bảo
vệ thực vật huyện cho biết: "Do thời tiết thuận lợi nên đến thời điểm này
toàn bộ diện tích lúa không có dịch bệnh, một số diện tích nhiễm sâu bệnh nhẹ.
Trong tháng 5, Trạm đã thực hiện được 4 kỳ điều tra sâu bệnh hại, phát hiện
55ha rầy nâu, rầy lưng trắng, trong đó hại trung bình 27ha, hại nặng 3ha; sâu đục
thân gây hại nhẹ 5ha, bệnh đạo ôn lá gây hại nhẹ 10ha, bệnh bạc lá gây hại nhẹ
5ha".
Mặc dù hiện nay sâu bệnh hại không đáng kể
nhưng cơ quan chuyên môn khuyến cáo nông dân không được chủ quan, lơ là bởi sâu
bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào, nhất là hiện nay thời tiết biến động bất
thường, ngày nắng nóng, đêm lạnh và mưa tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát
sinh gây hại vào cuối vụ. Người dân cần tích cực thăm ruộng, kiểm tra, theo dõi
chặt chẽ diễn biến sâu bệnh, nhất là các loại sâu bệnh như: bệnh đạo ôn, sâu
đục thân, cổ bông, rầy nâu... để phòng trừ hiệu quả. Dự kiến toàn bộ diện tích
lúa đông xuân sẽ bắt đầu cho thu hoạch từ ngày 10-30/6.
Cùng với tích cực thăm đồng, phòng trừ sâu
bệnh hại cho diện tích lúa đông xuân, thời điểm này, nông dân huyện vùng cao Mù
Cang Chải đang khẩn trương làm đất chuẩn bị cho vụ mùa. Là vụ sản xuất quan
trọng trong năm nên những ngày này, nhân dân các xã, thị trấn đã tập trung sửa
chữa mương dẫn, đưa nước vào ruộng và khẩn trương làm đất. Huyện đã chỉ đạo cung
ứng đủ giống lúa cấp cho bà con và chuẩn bị đủ vật tư phân bón. Đội ngũ cán bộ
của ngành nông nghiệp đã bám sát cơ sở, cùng với lãnh đạo các ngành được phân
công phụ trách xã thường xuyên đôn đốc, vận động bà con sản xuất vụ mùa theo
đúng lịch thời vụ.
Vụ mùa năm 2014, Mù Cang Chải đưa vào gieo
cấy 2.910ha, trong đó diện tích lúa lai là 2.450ha, lúa thuần 460ha, bảo đảm
chỉ tiêu diện tích và thời vụ sản xuất. Huyện dự kiến trợ giống cho 1.978ha ở
14 xã và thị trấn, ưu tiên hỗ trợ cho các hộ nghèo và cận nghèo. Cơ cấu giống
dự kiến: 40% giống Nhị Ưu 838, 27% giống Việt Lai, 8% giống TH3-3, 3% giống Thục
Hưng 6 và 22% các giống Séng Cù, DDS1, lúa nếp, lúa tẻ địa phương. Tính đến
thời điểm này, tỷ lệ xuống giống đạt trên 50%; khâu làm đất, vệ sinh đồng ruộng
đạt 30% diện tích toàn huyện.
Ông Lường Văn Thư - Phó phòng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn huyện cho biết: "Là vụ sản xuất chính nên huyện
tập trung bảo đảm đúng khung lịch thời vụ. Trà sớm đối với các xã khu II như:
Nậm Khắt, Púng Luông, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình sẽ gieo mạ từ cuối tháng 4; trà
chính vụ gieo mạ vào giữa tháng 5, còn trà muộn đối với diện tích lúa đông xuân
gieo vào cuối tháng 5 đầu tháng 6".
Với sự chỉ đạo sát sao của huyện, sự đồng
lòng chung sức của bà con nông dân, hy vọng rằng vụ mùa ở huyện vùng cao Mù
Cang Chải sẽ đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra trên cả ba tiêu chí là năng suất, diện
tích và sản lượng, góp phần ổn định an ninh lương thực trên địa bàn.