Từ một địa phương luôn có năng suất, sản lượng thóc thấp nhưng với sự quyết tâm chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng suất đầu tư... mà năng suất, sản lượng của huyện Yên Bình tăng rõ nét. Quan trọng hơn là huyện đã quy hoạch, hình thành và phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa thị trường tăng cao giá trị gia tăng trên mỗi héc-ta canh tác.
Cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Bình kiểm tra quá trình sinh trưởng của lúa tại xã Bạch Hà.
Khó ai có thể tin được từ một huyện hàng
năm thiếu hàng ngàn tấn lương thực nhưng chỉ sau hơn 5 năm Yên Bình không chỉ
bảo đảm được an ninh lương thực tại chỗ mà còn có nhiều địa phương sản xuất lúa
gạo hàng hóa. Trong nội ngành sản xuất đã có sự phát triển cân đối giữa chăn nuôi
với trồng trọt đồng thời tăng diện tích cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế
cao, chuyển đổi theo hướng tăng giá trị thu nhập, lợi nhuận trên mỗi héc-ta
canh tác. Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp,
nhất là tình hình thời tiết khí hậu diễn biến bất thường, sâu bệnh phá hại,
song sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện vẫn có những bước phát triển mạnh mẽ.
Tốc độ phát triển bình quân 5 năm (theo giá cố định) tăng 9,43%.
Năng suất các loại cây trồng chủ yếu đều
tăng, từ năm 2011 đến nay sản lượng lương thực hàng năm luôn đạt trên
27.000 tấn, vượt chỉ tiêu đại hội đề ra. Diện tích cây màu ổn định, phát huy
tốt lợi thế vùng đất bán ngập dưới cos 58 hồ Thác Bà để cấy lúa và trồng màu,
năng suất cây màu năm sau cao hơn so năm trước. Vùng chè 2.011ha tiếp tục được
cải tạo, thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng; sản lượng chè búp tiếp tục
tăng lên; diện tích cải tạo chè bằng giống mới đến năm 2015 đạt 41,5% tổng diện
tích. Vùng cây ăn quả 1.120ha được chú trọng tăng cường cải tạo trồng các loại
cây ăn quả có giá trị kinh tế cao; phát triển vùng bưởi đặc sản Đại Minh gắn
với xây dựng thương hiệu sản phẩm; năng suất cây ăn quả bình quân đạt 77,5
tạ/ha; sản lượng 7.739 tấn...
Vùng sắn cao sản được chỉ đạo phát triển
hợp lý ở các xã vùng Đông Hồ. Phát huy kinh tế đồi rừng và đẩy mạnh trồng rừng,
chủ yếu là trồng rừng sản xuất nguyên liệu giấy, chế biến gỗ, ở nhiều nơi trên
địa bàn huyện, sản xuất lâm nghiệp đã trở thành nghề chính. Trong 5 năm qua, toàn
huyện trồng mới được 13.507,7ha, vượt 8,1% so với mục tiêu Đại hội. Tỷ lệ che
phủ rừng năm 2015 đạt 66%, là một trong những huyện có tỷ lệ che phủ rừng cao
nhất tỉnh.
Chăn nuôi hàng hóa phát triển theo mô hình
cơ sở nông hộ. Tổng đàn gia súc, gia cầm hằng năm tăng trên 5%; sản lượng thịt
hơi các loại tăng cao so với đầu nhiệm kỳ, đưa giá trị sản xuất chăn nuôi năm
2015 chiếm 48% giá trị ngành nông nghiệp. Thủy sản phát triển toàn diện cả khai
thác, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi. Sản lượng thủy sản năm 2015 tăng 2,6
lần so với năm 2010; giá trị thuỷ sản tăng bình quân 33,11%/năm.
Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong nền kinh
tế chiếm 30%. Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp đã được
tăng cường và ngày càng có hiệu quả hơn, trong đó đặc biệt là công tác quy
hoạch, kế hoạch được coi trọng. Huyện đã giữ vững, mở rộng và hình thành một số
vùng sản xuất chuyên canh như vùng trọng điểm thâm canh lúa cao sản 500ha
(trong đó có gần 60ha lúa đặc sản), vùng sắn nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp
chế biến 3.000ha, vùng chè tập trung 2.011ha; vùng cây ăn quả được quy hoạch
trọng điểm….
Cùng đó, quan tâm đầu tư xây dựng các công
trình thủy lợi, đặc biệt là chương trình kiên cố hóa kênh mương nội đồng. Cơ
cấu kinh tế ngành nông nghiệp tiếp tục được chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ
trọng ngành chăn nuôi tăng. Trong trồng trọt, giá trị cây chè, cây ăn quả tăng cao.
Tỷ trọng ngành lâm nghiệp tiếp tục tăng do có sự chuyển dịch thời vụ trồng tập
trung ở vụ xuân và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực giống cây trồng lâm
nghiệp. Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong ngành nông, lâm nghiệp ngày
càng mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực về giống cây trồng, vật nuôi.
Các công nghệ sản xuất tiên tiến như sản
xuất mạ khay, kỹ thuật trồng ngô bầu, các tiến bộ kỹ thuật trong sử dụng phân
bón theo hướng 3 tăng, 3 giảm, kỹ thuật sử dụng phân viên dúi sâu cho lúa, phát
triển chăn nuôi hàng hóa, ứng dụng nuôi thủy sản theo phương thức bán thâm
canh... ngày càng phát huy tác dụng tích cực góp phần làm tăng năng suất, chất lượng
cây trồng, vật nuôi trong ngành nông, lâm nghiệp.
Những gì mà Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân Yên Bình đã và đang làm trong phát triển nông, lâm nghiệp là một hướng đi
đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển và là nền tảng quan trọng để xây dựng
nông thôn mới.
2208 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Từ một địa phương luôn có năng suất, sản lượng thóc thấp nhưng với sự quyết tâm chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng suất đầu tư... mà năng suất, sản lượng của huyện Yên Bình tăng rõ nét. Quan trọng hơn là huyện đã quy hoạch, hình thành và phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa thị trường tăng cao giá trị gia tăng trên mỗi héc-ta canh tác.
Khó ai có thể tin được từ một huyện hàng
năm thiếu hàng ngàn tấn lương thực nhưng chỉ sau hơn 5 năm Yên Bình không chỉ
bảo đảm được an ninh lương thực tại chỗ mà còn có nhiều địa phương sản xuất lúa
gạo hàng hóa. Trong nội ngành sản xuất đã có sự phát triển cân đối giữa chăn nuôi
với trồng trọt đồng thời tăng diện tích cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế
cao, chuyển đổi theo hướng tăng giá trị thu nhập, lợi nhuận trên mỗi héc-ta
canh tác. Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp,
nhất là tình hình thời tiết khí hậu diễn biến bất thường, sâu bệnh phá hại,
song sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện vẫn có những bước phát triển mạnh mẽ.
Tốc độ phát triển bình quân 5 năm (theo giá cố định) tăng 9,43%.
Năng suất các loại cây trồng chủ yếu đều
tăng, từ năm 2011 đến nay sản lượng lương thực hàng năm luôn đạt trên
27.000 tấn, vượt chỉ tiêu đại hội đề ra. Diện tích cây màu ổn định, phát huy
tốt lợi thế vùng đất bán ngập dưới cos 58 hồ Thác Bà để cấy lúa và trồng màu,
năng suất cây màu năm sau cao hơn so năm trước. Vùng chè 2.011ha tiếp tục được
cải tạo, thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng; sản lượng chè búp tiếp tục
tăng lên; diện tích cải tạo chè bằng giống mới đến năm 2015 đạt 41,5% tổng diện
tích. Vùng cây ăn quả 1.120ha được chú trọng tăng cường cải tạo trồng các loại
cây ăn quả có giá trị kinh tế cao; phát triển vùng bưởi đặc sản Đại Minh gắn
với xây dựng thương hiệu sản phẩm; năng suất cây ăn quả bình quân đạt 77,5
tạ/ha; sản lượng 7.739 tấn...
Vùng sắn cao sản được chỉ đạo phát triển
hợp lý ở các xã vùng Đông Hồ. Phát huy kinh tế đồi rừng và đẩy mạnh trồng rừng,
chủ yếu là trồng rừng sản xuất nguyên liệu giấy, chế biến gỗ, ở nhiều nơi trên
địa bàn huyện, sản xuất lâm nghiệp đã trở thành nghề chính. Trong 5 năm qua, toàn
huyện trồng mới được 13.507,7ha, vượt 8,1% so với mục tiêu Đại hội. Tỷ lệ che
phủ rừng năm 2015 đạt 66%, là một trong những huyện có tỷ lệ che phủ rừng cao
nhất tỉnh.
Chăn nuôi hàng hóa phát triển theo mô hình
cơ sở nông hộ. Tổng đàn gia súc, gia cầm hằng năm tăng trên 5%; sản lượng thịt
hơi các loại tăng cao so với đầu nhiệm kỳ, đưa giá trị sản xuất chăn nuôi năm
2015 chiếm 48% giá trị ngành nông nghiệp. Thủy sản phát triển toàn diện cả khai
thác, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi. Sản lượng thủy sản năm 2015 tăng 2,6
lần so với năm 2010; giá trị thuỷ sản tăng bình quân 33,11%/năm.
Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong nền kinh
tế chiếm 30%. Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp đã được
tăng cường và ngày càng có hiệu quả hơn, trong đó đặc biệt là công tác quy
hoạch, kế hoạch được coi trọng. Huyện đã giữ vững, mở rộng và hình thành một số
vùng sản xuất chuyên canh như vùng trọng điểm thâm canh lúa cao sản 500ha
(trong đó có gần 60ha lúa đặc sản), vùng sắn nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp
chế biến 3.000ha, vùng chè tập trung 2.011ha; vùng cây ăn quả được quy hoạch
trọng điểm….
Cùng đó, quan tâm đầu tư xây dựng các công
trình thủy lợi, đặc biệt là chương trình kiên cố hóa kênh mương nội đồng. Cơ
cấu kinh tế ngành nông nghiệp tiếp tục được chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ
trọng ngành chăn nuôi tăng. Trong trồng trọt, giá trị cây chè, cây ăn quả tăng cao.
Tỷ trọng ngành lâm nghiệp tiếp tục tăng do có sự chuyển dịch thời vụ trồng tập
trung ở vụ xuân và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực giống cây trồng lâm
nghiệp. Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong ngành nông, lâm nghiệp ngày
càng mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực về giống cây trồng, vật nuôi.
Các công nghệ sản xuất tiên tiến như sản
xuất mạ khay, kỹ thuật trồng ngô bầu, các tiến bộ kỹ thuật trong sử dụng phân
bón theo hướng 3 tăng, 3 giảm, kỹ thuật sử dụng phân viên dúi sâu cho lúa, phát
triển chăn nuôi hàng hóa, ứng dụng nuôi thủy sản theo phương thức bán thâm
canh... ngày càng phát huy tác dụng tích cực góp phần làm tăng năng suất, chất lượng
cây trồng, vật nuôi trong ngành nông, lâm nghiệp.
Những gì mà Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân Yên Bình đã và đang làm trong phát triển nông, lâm nghiệp là một hướng đi
đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển và là nền tảng quan trọng để xây dựng
nông thôn mới.