Theo đại biểu Giàng A Chu (Yên Bái), đó là các loại tội phạm: tội phạm làm giả thẻ ATM, tội phạm công nghệ thông tin, tội phạm công nghệ cao.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9,
Quốc hội khoá XIII, ngày 26/5, Quốc hội làm việc tại Hội trường nghe Tờ trình
của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội
về Dự án Luật Phí, lệ phí; thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau
của Dự án Luật Kiểm toán Nhà nước (sửa đổi) và thảo luận tại tổ về Bộ luật Hình
sự (sửa đổi).
Thảo luận về Dự án Luật Kiểm toán Nhà nước
(sửa đổi), liên quan đến giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán, một số ý kiến
đề nghị Dự luật sửa đổi theo hướng báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước chỉ
có giá trị sau khi được lập theo đúng trình tự thủ tục, được phát hành chính
thức và công khai. Một số đại biểu cho rằng để bảo đảm nguyên tắc công khai, minh
bạch và làm rõ nghĩa hơn quy định của pháp luật cũng như phù hợp với điều 50
của Dự thảo Luật, khoản 1 điều 7 cần bổ sung thêm báo cáo kiểm toán của kiểm
toán Nhà nước sau khi được phát hành và công bố công khai thì bắt buộc phải
thực hiện đối với đơn vị được kiểm toán về các sai phạm trong việc quản lý sử
dụng tài sản, tài chính công. Có nghĩa là chỉ sau khi báo cáo kiểm toán của
kiểm toán Nhà nước được lập theo đúng trình tự, được phát hành chính thức và
công khai theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước thì mới có giá trị pháp lý
và mới bắt buộc phải thi hành.
Cho ý kiến về thời hạn kiểm toán, đa số ý
kiến tán thành với báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật quy định
thời hạn kiểm toán là 60 ngày, trường hợp cần thiết thì cho phép Tổng Kiểm toán
Nhà nước được quyền gia hạn 1 lần nhưng không quá 30 ngày. Đối với cuộc kiểm
toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả có quy mô toàn quốc, có ý kiến
đề nghị Dự luật cần quy định rõ từ 90-120 ngày, không nên giao cho Tổng Kiểm
toán quyết định.
Tham gia thảo luận tại tổ về Dự án Bộ luật
Hình sự ( sửa đổi), các ý kiến tập trung vào các nội dung: Về quy định tội phạm
và hình phạt trong luật chuyên ngành (mở rộng nguồn của Luật Hình sự); bổ sung
quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân và phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của
pháp nhân trong Bộ luật Hình sự; vấn đề hạn chế hình phạt tử hình; việc bổ sung
cơ chế chuyển phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ thành tù trong trường
hợp người bị kết án không chấp hành án; các trường hợp được miễn trách nhiệm
hình sự; về quy định không xét giảm án đối với người bị kết án tử hình được Chủ
tịch nước ân giảm xuống thành tù chung thân; việc bỏ một số tội và bổ sung các
tội phạm mới; tăng các quy định hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ trong
các tội danh; về tương quan giữa mức phạt tiền trong Bộ luật Hình sự với
phạt tiền theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi
phạm vừa có thể bị xử lý hành chính, vừa có thể bị xử lý hình sự.
Đại biểu Giàng A Chu – Đoàn đại biểu Quốc
hội (ĐBQH) tỉnh Yên Bái (ảnh trên)
cho rằng về khái niệm tội phạm nên kết hợp giữa quy định của Luật Hình sự hiện
hành với quy định của Hiến pháp năm 2013. Về khung hình phạt, đại biểu cho rằng
quy định khoảng cách trong một khung hình phạt (từ 5 năm – 10 năm) là quá rộng,
cần xem xét thu hẹp lại để hạn chế những tiêu cực chủ quan của cơ quan tiến
hành tố tụng; cần bổ sung vào Bộ luật các loại tội phạm mới như: tội phạm làm
giả thẻ ATM, tội phạm công nghệ thông tin, tội phạm công nghệ cao.
Ngày 27/5 Quốc hội tiếp tục làm việc tại
Hội trường nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra Dự án Luật Tổ chức cơ quan điều
tra hình sự và thảo luận tại Hội trường về Chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh của Quốc hội năm 2016, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp
lệnh của Quốc hội khoá XIII và năm 2015; Điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội Việt
Nam năm 2014; thảo luận tại tổ về Dự án Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi).
2085 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Theo đại biểu Giàng A Chu (Yên Bái), đó là các loại tội phạm: tội phạm làm giả thẻ ATM, tội phạm công nghệ thông tin, tội phạm công nghệ cao.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9,
Quốc hội khoá XIII, ngày 26/5, Quốc hội làm việc tại Hội trường nghe Tờ trình
của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội
về Dự án Luật Phí, lệ phí; thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau
của Dự án Luật Kiểm toán Nhà nước (sửa đổi) và thảo luận tại tổ về Bộ luật Hình
sự (sửa đổi).
Thảo luận về Dự án Luật Kiểm toán Nhà nước
(sửa đổi), liên quan đến giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán, một số ý kiến
đề nghị Dự luật sửa đổi theo hướng báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước chỉ
có giá trị sau khi được lập theo đúng trình tự thủ tục, được phát hành chính
thức và công khai. Một số đại biểu cho rằng để bảo đảm nguyên tắc công khai, minh
bạch và làm rõ nghĩa hơn quy định của pháp luật cũng như phù hợp với điều 50
của Dự thảo Luật, khoản 1 điều 7 cần bổ sung thêm báo cáo kiểm toán của kiểm
toán Nhà nước sau khi được phát hành và công bố công khai thì bắt buộc phải
thực hiện đối với đơn vị được kiểm toán về các sai phạm trong việc quản lý sử
dụng tài sản, tài chính công. Có nghĩa là chỉ sau khi báo cáo kiểm toán của
kiểm toán Nhà nước được lập theo đúng trình tự, được phát hành chính thức và
công khai theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước thì mới có giá trị pháp lý
và mới bắt buộc phải thi hành.
Cho ý kiến về thời hạn kiểm toán, đa số ý
kiến tán thành với báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật quy định
thời hạn kiểm toán là 60 ngày, trường hợp cần thiết thì cho phép Tổng Kiểm toán
Nhà nước được quyền gia hạn 1 lần nhưng không quá 30 ngày. Đối với cuộc kiểm
toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả có quy mô toàn quốc, có ý kiến
đề nghị Dự luật cần quy định rõ từ 90-120 ngày, không nên giao cho Tổng Kiểm
toán quyết định.
Tham gia thảo luận tại tổ về Dự án Bộ luật
Hình sự ( sửa đổi), các ý kiến tập trung vào các nội dung: Về quy định tội phạm
và hình phạt trong luật chuyên ngành (mở rộng nguồn của Luật Hình sự); bổ sung
quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân và phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của
pháp nhân trong Bộ luật Hình sự; vấn đề hạn chế hình phạt tử hình; việc bổ sung
cơ chế chuyển phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ thành tù trong trường
hợp người bị kết án không chấp hành án; các trường hợp được miễn trách nhiệm
hình sự; về quy định không xét giảm án đối với người bị kết án tử hình được Chủ
tịch nước ân giảm xuống thành tù chung thân; việc bỏ một số tội và bổ sung các
tội phạm mới; tăng các quy định hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ trong
các tội danh; về tương quan giữa mức phạt tiền trong Bộ luật Hình sự với
phạt tiền theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi
phạm vừa có thể bị xử lý hành chính, vừa có thể bị xử lý hình sự.
Đại biểu Giàng A Chu – Đoàn đại biểu Quốc
hội (ĐBQH) tỉnh Yên Bái (ảnh trên)
cho rằng về khái niệm tội phạm nên kết hợp giữa quy định của Luật Hình sự hiện
hành với quy định của Hiến pháp năm 2013. Về khung hình phạt, đại biểu cho rằng
quy định khoảng cách trong một khung hình phạt (từ 5 năm – 10 năm) là quá rộng,
cần xem xét thu hẹp lại để hạn chế những tiêu cực chủ quan của cơ quan tiến
hành tố tụng; cần bổ sung vào Bộ luật các loại tội phạm mới như: tội phạm làm
giả thẻ ATM, tội phạm công nghệ thông tin, tội phạm công nghệ cao.
Ngày 27/5 Quốc hội tiếp tục làm việc tại
Hội trường nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra Dự án Luật Tổ chức cơ quan điều
tra hình sự và thảo luận tại Hội trường về Chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh của Quốc hội năm 2016, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp
lệnh của Quốc hội khoá XIII và năm 2015; Điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội Việt
Nam năm 2014; thảo luận tại tổ về Dự án Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi).