CTTĐT - Phát huy vai trò của cơ quan dân cử trong những năm qua, hoạt động giám sát chuyên đề của Thường trực, các ban HĐND tỉnh Yên Bái đã có nhiều chuyển biến tích cực, nội dung giám sát tập trung vào những vấn đề lớn, được đông đảo cử tri quan tâm, việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội; an ninh quốc phòng ở địa phương. Đặc biệt các nội dung về giải quyết kiến nghị sau các cuộc giám sát cũng được quan tâm thực hiện tốt.
Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh đã ngày càng đi vào chiều sâu và đã góp phần tích cực trong sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, an sinh xã hội trên địa bàn.
Có thể
nói hoạt động giám sát của HĐND tỉnh đã ngày càng đi vào chiều sâu và đã góp
phần tích cực trong sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, an
sinh xã hội trên địa bàn. Qua đó ngày càng khẳng định rõ nét vị trí, vai
trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, cơ quan đại diện cho ý chí
nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.
Nhận thức sâu sắc về chức năng,
nhiệm vụ của công tác giám sát, giải quyết kiến nghị sau giám sát của HĐND
tỉnh. Trong những
năm qua, nhất là trong nhiệm kỳ 2011-2016, hoạt động giám sát thường xuyên của
Thường trực, các Ban HĐND được thực hiện với nhiều hình thức và đạt hiệu quả
cao. Công tác giám sát của HĐND tỉnh trong việc thẩm tra các báo cáo
của Ủy ban nhân dân tỉnh gửi kỳ họp; giám sát thông qua hoạt động thảo luận tại
tổ đại biểu, thảo luận hội trường; chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu
HĐND tỉnh tại các kỳ họp được chú trọng; thông qua công tác tiếp công dân, giải
quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân để nắm bắt thông tin; những tồn
tại, hạn chế, vướng mắc, khó khăn của các cấp, các ngành trong việc thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và thực hiện các
chính sách tại đia phương.
Công tác giám sát chuyên đề
được thực hiện đúng quy trình và đạt được những kết quả tích cực. Từ đầu nhiệm
kỳ đến nay, HĐND tỉnh Yên Bái thực hiện nhiều cuộc
giám sát chuyên đề ở các cơ quan, địa phương, đơn vị. Nội dung giám sát được thực hiện trên
tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, với nhiều nội dung trọng tâm, phù hợp với
thực tế. Phương thức tiến hành giám sát cũng được đổi mới theo hướng kết hợp giữa
kiểm tra thực tế với việc xem xét báo cáo, tăng cường đối thoại với các đơn vị,
cơ sở, cá nhân.
Chất lượng các cuộc giám
sát chuyên đề ngày càng được nâng cao, góp phần tháo gỡ nhiều khó khăn trong
quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại các địa phương, cơ quan, đơn vị, cơ sở
như: việc thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Đề án phát triển giao thông nông thôn; thực hiện
Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ; việc triển khai thực hiện Nghị quyết 30ª/2008/NQ-CP,
ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền
vững; Nghị định
49/2010/NĐ-CP của Chính phủ; chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và
trường phổ thông dân tộc bán trú, chính sách đối với giáo dục vùng khó khăn;
chương trình định canh, định cư, ổn định đời sống và phát triển sản xuất ở vùng
cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất
nông, lâm nghiệp, thủy sản; việc tuyển dụng và sử dụng công chức, viên chức
trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; hiệu quả các dự án, công
trình đầu tư công thuộc lĩnh vực giao thông, giáo dục, y tế...
Qua giám sát, HĐND tỉnh Yên Bái đã kịp thời chỉ đạo khắc phục những
hạn chế tồn tại và đề xuất, kiến nghị các giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc cho các ngành trong việc thực hiện các chính sách của trung
ương và địa phương. Đã có trên 130 kiến nghị, đề xuất đối
với UBND tỉnh và các cơ quan hữu quan. Việc thực hiện kết luận sau giám sát được Thường trực, các Ban của HĐND
tỉnh theo dõi, đôn đốc UBND tỉnh và các ngành chức năng giải quyết. Nhiều kiến nghị qua giám sát đã được các cơ quan hữu quan tiếp thu giải
quyết kịp thời, thấu đáo. Một số kiến
nghị giám sát chậm được giải quyết, chưa thỏa đáng đã được Thường trực HĐND
tỉnh tái giám sát hoặc đưa ra chất vấn tại kỳ họp gần nhất của HĐND tỉnh. Vì
vậy, hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh
từng bước được nâng lên, góp phần nâng cao
chất lượng hoạt động của HĐND tỉnh.
Tuy
nhiên, việc giải quyết kiến nghị sau giám sát của HĐND
tỉnh Yên Bái vẫn còn những hạn chế nhất định như: một số kiến nghị đề xuất qua giám
sát còn chung chung; công tác đôn đốc việc thực hiện các đề xuất sau giám sát
chưa được chú trọng thực hiện thường xuyên, quyết liệt... Có nhiều nguyên nhân
nhưng chủ yếu vẫn là do cơ chế hoạt động của HĐND, chưa có Luật về giám sát của
HĐND nên chưa có cơ sở pháp lý đủ mạnh và hữu hiệu trong hoạt động giám sát. Một số cơ quan, đơn vị
chưa chủ động báo cáo việc thực hiện các kiến nghị, đề xuất của Thường trực,
các Ban HĐND sau giám sát. Một số đơn vị có liên quan chưa thực sự quan tâm,
phối hợp tham gia hoạt động giám sát của Thường trực, các Ban HĐND khi có yêu
cầu.
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác
giám sát trong thời gian tới HĐND tỉnh tiếp tục phát
huy hoạt động giám sát theo hướng chuyên sâu, thiết thực, tiếp tục quan tâm
kiểm tra kết quả thực hiện nội dung kiến nghị sau giám sát. Trong Hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban của
HĐND được chuẩn bị chặt chẽ theo quy trình và kế hoạch đề ra. Tiếp tục phát huy vị trí, vai trò của HĐND
– Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, xử lý đúng đắn cơ chế thực hiện
quyền lực nhà nước ở địa phương và là mối liên hệ giữa chức năng quyết định và
chức năng giám sát của HĐND. Đó là những cơ sở khoa học đồng thời cũng là yêu
cầu thực tiễn đặt ra cho HĐND, để HĐND có thể thực hiện được đầy đủ quyền lực
của mình theo quy định của hiến pháp và pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội, đảm bảo quyền lực Nhà nước thuộc về
nhân dân.
2278 lượt xem
Vân Anh - Phòng Thông tin dân nguyện (HĐND tỉnh)
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Phát huy vai trò của cơ quan dân cử trong những năm qua, hoạt động giám sát chuyên đề của Thường trực, các ban HĐND tỉnh Yên Bái đã có nhiều chuyển biến tích cực, nội dung giám sát tập trung vào những vấn đề lớn, được đông đảo cử tri quan tâm, việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội; an ninh quốc phòng ở địa phương. Đặc biệt các nội dung về giải quyết kiến nghị sau các cuộc giám sát cũng được quan tâm thực hiện tốt.
Có thể
nói hoạt động giám sát của HĐND tỉnh đã ngày càng đi vào chiều sâu và đã góp
phần tích cực trong sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, an
sinh xã hội trên địa bàn. Qua đó ngày càng khẳng định rõ nét vị trí, vai
trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, cơ quan đại diện cho ý chí
nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.
Nhận thức sâu sắc về chức năng,
nhiệm vụ của công tác giám sát, giải quyết kiến nghị sau giám sát của HĐND
tỉnh. Trong những
năm qua, nhất là trong nhiệm kỳ 2011-2016, hoạt động giám sát thường xuyên của
Thường trực, các Ban HĐND được thực hiện với nhiều hình thức và đạt hiệu quả
cao. Công tác giám sát của HĐND tỉnh trong việc thẩm tra các báo cáo
của Ủy ban nhân dân tỉnh gửi kỳ họp; giám sát thông qua hoạt động thảo luận tại
tổ đại biểu, thảo luận hội trường; chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu
HĐND tỉnh tại các kỳ họp được chú trọng; thông qua công tác tiếp công dân, giải
quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân để nắm bắt thông tin; những tồn
tại, hạn chế, vướng mắc, khó khăn của các cấp, các ngành trong việc thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và thực hiện các
chính sách tại đia phương.
Công tác giám sát chuyên đề
được thực hiện đúng quy trình và đạt được những kết quả tích cực. Từ đầu nhiệm
kỳ đến nay, HĐND tỉnh Yên Bái thực hiện nhiều cuộc
giám sát chuyên đề ở các cơ quan, địa phương, đơn vị. Nội dung giám sát được thực hiện trên
tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, với nhiều nội dung trọng tâm, phù hợp với
thực tế. Phương thức tiến hành giám sát cũng được đổi mới theo hướng kết hợp giữa
kiểm tra thực tế với việc xem xét báo cáo, tăng cường đối thoại với các đơn vị,
cơ sở, cá nhân.
Chất lượng các cuộc giám
sát chuyên đề ngày càng được nâng cao, góp phần tháo gỡ nhiều khó khăn trong
quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại các địa phương, cơ quan, đơn vị, cơ sở
như: việc thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Đề án phát triển giao thông nông thôn; thực hiện
Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ; việc triển khai thực hiện Nghị quyết 30ª/2008/NQ-CP,
ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền
vững; Nghị định
49/2010/NĐ-CP của Chính phủ; chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và
trường phổ thông dân tộc bán trú, chính sách đối với giáo dục vùng khó khăn;
chương trình định canh, định cư, ổn định đời sống và phát triển sản xuất ở vùng
cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất
nông, lâm nghiệp, thủy sản; việc tuyển dụng và sử dụng công chức, viên chức
trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; hiệu quả các dự án, công
trình đầu tư công thuộc lĩnh vực giao thông, giáo dục, y tế...
Qua giám sát, HĐND tỉnh Yên Bái đã kịp thời chỉ đạo khắc phục những
hạn chế tồn tại và đề xuất, kiến nghị các giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc cho các ngành trong việc thực hiện các chính sách của trung
ương và địa phương. Đã có trên 130 kiến nghị, đề xuất đối
với UBND tỉnh và các cơ quan hữu quan. Việc thực hiện kết luận sau giám sát được Thường trực, các Ban của HĐND
tỉnh theo dõi, đôn đốc UBND tỉnh và các ngành chức năng giải quyết. Nhiều kiến nghị qua giám sát đã được các cơ quan hữu quan tiếp thu giải
quyết kịp thời, thấu đáo. Một số kiến
nghị giám sát chậm được giải quyết, chưa thỏa đáng đã được Thường trực HĐND
tỉnh tái giám sát hoặc đưa ra chất vấn tại kỳ họp gần nhất của HĐND tỉnh. Vì
vậy, hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh
từng bước được nâng lên, góp phần nâng cao
chất lượng hoạt động của HĐND tỉnh.
Tuy
nhiên, việc giải quyết kiến nghị sau giám sát của HĐND
tỉnh Yên Bái vẫn còn những hạn chế nhất định như: một số kiến nghị đề xuất qua giám
sát còn chung chung; công tác đôn đốc việc thực hiện các đề xuất sau giám sát
chưa được chú trọng thực hiện thường xuyên, quyết liệt... Có nhiều nguyên nhân
nhưng chủ yếu vẫn là do cơ chế hoạt động của HĐND, chưa có Luật về giám sát của
HĐND nên chưa có cơ sở pháp lý đủ mạnh và hữu hiệu trong hoạt động giám sát. Một số cơ quan, đơn vị
chưa chủ động báo cáo việc thực hiện các kiến nghị, đề xuất của Thường trực,
các Ban HĐND sau giám sát. Một số đơn vị có liên quan chưa thực sự quan tâm,
phối hợp tham gia hoạt động giám sát của Thường trực, các Ban HĐND khi có yêu
cầu.
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác
giám sát trong thời gian tới HĐND tỉnh tiếp tục phát
huy hoạt động giám sát theo hướng chuyên sâu, thiết thực, tiếp tục quan tâm
kiểm tra kết quả thực hiện nội dung kiến nghị sau giám sát. Trong Hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban của
HĐND được chuẩn bị chặt chẽ theo quy trình và kế hoạch đề ra. Tiếp tục phát huy vị trí, vai trò của HĐND
– Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, xử lý đúng đắn cơ chế thực hiện
quyền lực nhà nước ở địa phương và là mối liên hệ giữa chức năng quyết định và
chức năng giám sát của HĐND. Đó là những cơ sở khoa học đồng thời cũng là yêu
cầu thực tiễn đặt ra cho HĐND, để HĐND có thể thực hiện được đầy đủ quyền lực
của mình theo quy định của hiến pháp và pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội, đảm bảo quyền lực Nhà nước thuộc về
nhân dân.