Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là vấn đề chưa bao giờ hết "nóng". Tình trạng mất VSATTP luôn là nỗi lo đối với người tiêu dùng và các cơ quan quản lý.
Nhà hàng Tùng Dương là một trong những cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chấp hành nghiêm VSATTP trên địa bàn thành phố Yên Bái.
"Tháng hành động vì an toàn thực
phẩm" hằng năm là hoạt động nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính
quyền cơ sở các cấp, người quản lý; nhận thức, ý thức trách nhiệm của người sản
xuất, kinh doanh, người tiêu dùng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm;
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ
sở sản xuất, chế biến, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán thực phẩm, đặc biệt là
các chợ đầu mối, giảm thiểu ngộ độc thực phẩm và mất VSATTP.
Kinh doanh ăn uống hơn 10 năm, nhà hàng
Tùng Dương (thành phố Yên Bái) là địa chỉ tin cậy của nhiều thực khách trong và
ngoài tỉnh. Bà Phạm Thu Hương - chủ nhà hàng Tùng Dương chia sẻ: “Muốn khách
hàng đến với nhà hàng ngày càng nhiều hơn, chúng tôi luôn có ý thức cao trong việc
tuân thủ nghiêm túc các quy định của Nhà nước về công tác VSATTP. Những nguyên
tắc về điều kiện vệ sinh cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ trong nhà hàng
được thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Nhà hàng cũng thực hiện nghiêm túc quy
trình chế biến, bảo quản thực phẩm; thực hiện đầy đủ chế độ kiểm thực ba bước,
lưu mẫu thức ăn, chỉ cung cấp cho thực khách những đồ ăn bảo đảm VSATTP. Các
loại thực phẩm như rau, củ, quả được nhập vào nhà hàng phải luôn bảo đảm tươi
sạch, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đầy đủ hóa đơn. Trong những năm qua, nhà
hàng luôn đặt đó là tiêu chí hàng đầu để giữ ổn định lượng khách hàng của
mình”.
Để khách hàng luôn tin tưởng, không chỉ nhà
hàng Tùng Dương mà rất nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống khác
trên địa bàn thành phố đã quán triệt nghiêm túc các quy định về VSATTP của
ngành y tế. Cơ sở sản xuất giò chả Dung Đô (phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái)
có 4 lao động, mỗi ngày sản xuất hàng trăm kilôgam giò, cung cấp cho người dân
thành phố và các huyện, thị lân cận. Năm 2013, cơ sở sản xuất này đã bị phạt 20
triệu đồng do sử dụng phụ gia thực phẩm vào giò chả. Sau lần xử phạt nặng ấy,
nhận thức rõ lợi ích kinh tế từ việc thực hiện và bảo đảm VSATTP trong sản
xuất, cơ sở sản xuất giò chả Dung Đô đã thay đổi hẳn phương thức chế biến với
việc thực hiện nghiêm ngặt quy trình nhập vào nguyên liệu cũng như sử dụng các
chất phụ gia bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Cho đến nay, Dung Đô đã dần trở
thành cơ sở sản xuất giò chả chuyên nghiệp và uy tín trên địa bàn thành phố.
Bà Vũ Thị Dung - chủ cơ sở sản xuất giò chả
Dung Đô cho biết: "Lần xử phạt trước kia là bài học kinh nghiệm đắt giá
đối với cơ sở của tôi. Qua đó chúng tôi hiểu được để có thể đứng vững trên thị
trường và có uy tín với khách hàng thì vấn đề VSATTP luôn là tiêu chí đi đầu
trong khâu sản xuất. Để bảo đảm VSATTP, đến nay, cơ sở sản xuất của tôi đã có
hợp đồng cụ thể với người cung cấp thực phẩm và chỉ nhập những thực phẩm an toàn,
có nguồn gốc xuất xứ. Ngoài ra, cơ sở cũng tuân thủ đầy đủ các điều kiện về nơi
chế biến, bảo quản thực phẩm. Đặc biệt, trong quá trình sản xuất, chúng tôi
không sử dụng phụ gia và luôn bảo đảm chất lượng, uy tín sản phẩm".
Năm nay, Tháng hành động vì an toàn thực
phẩm có chủ đề cụ thể là "Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an
toàn". Điều này tác động trực tiếp đến ý thức sản xuất, kinh doanh sao cho
bảo đảm an toàn sức khỏe cho của người sản xuất và người tiêu dùng. Trên địa
bàn thành phố Yên Bái hiện nay có gần 900 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến
thực phẩm, trong đó có gần 500 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Đa số các cơ sở
đã có ý thức chấp hành và thực hiện tốt các yêu cầu VSATTP.
Ông Quản Chí Đức - Chi cục phó Chi cục An
toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh cho biết: "Nằm trong Tháng hành động vì an
toàn thực phẩm có rất nhiều hoạt động như: tuyên truyền tới người dân và các cơ
sở sản xuất về an toàn vệ sinh thực phẩm; tổ chức tọa đàm, nói chuyện chuyên đề
về an toàn thực phẩm; tổ chức các buổi tập huấn về VSATTP; thanh tra, kiểm tra liên
ngành VSATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế biến rau, thịt và
các chợ đầu mối; thanh, kiểm tra về chất lượng nhãn mác sản phẩm, hồ sơ nguồn
gốc nguyên liệu sản xuất, sản phẩm hàng hóa, hồ sơ theo dõi về chất lượng sản
phẩm, điều kiện ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, chế biến đồng thời kiểm tra các
thủ tục giấy tờ pháp lý liên quan đến sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các mặt
hàng thực phẩm của các nhà hàng, đại lý; tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm về chất
lượng VSATTP khi cần thiết; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở vi
phạm".
Ông Quản Chí Đức cho biết thêm: "Qua
thanh, kiểm tra thấy được ý thức chấp hành về bảo đảm chất lượng VSATTP tại cơ
sở ngày được nâng cao. Các cơ sở kinh doanh đều chấp hành tốt các quy định về
VSATTP như khu vực chế biến thực phẩm sạch sẽ, có giá kệ kê cao theo quy định;
nhân viên trực tiếp chế biến đầy đủ dụng cụ lao động như bao tay, tạp dề; nguồn
nguyên liệu, thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được kiểm dịch thú y
trước khi giết mổ...".
Có thể nói, vấn đề VSATTP luôn là vấn đề
nhức nhối, tác động trực tiếp đến ý thức của cả người sản xuất và người tiêu
dùng. Khi nhận thức của người tiêu dùng được nâng lên thì VSATTP trở thành vấn
đề "sống còn" với các nhà hàng và cơ sở sản xuất kinh doanh thực
phẩm. Từ những kết quả đạt được, có thể thấy được VSATTP đã trở thành vấn đề
được quan tâm của mọi người dân, các cấp chính quyền và toàn xã hội.
Ông Quản Chí Đức - Chi cục phó Chi cục
ATVSTP tỉnh Yên Bái:
Mặc dù các cơ quan chức năng liên tục tổ
chức các đợt thanh, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế
biến rau, thịt và các chợ đầu mối, tuy nhiên, những thực phẩm trôi nổi vẫn
còn xuất hiện trên thị trường do ý thức của người dân còn chưa cao. Chính vì
thế, chúng tôi luôn có những khuyến cáo và tuyên truyền tới người dân cần tìm
mua những thực phẩm tươi, rõ nguồn gốc xuất xứ để bảo đảm vệ sinh và an toàn
về sức khỏe.
Bà Phạm Thu Hương - chủ nhà hàng Tùng
Dương:
Hiện nay, ngoài thị trường có rất nhiều
thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, dẫn đến việc khi nhập hàng chúng tôi
cũng khó kiểm soát được hết. Để quản lý được thực phẩm và bảo đảm có nguồn
thực phẩm an toàn, chúng tôi đã xây dựng mô hình trang trại rộng hơn 15ha tại
xã Minh Bảo (thành phố Yên Bái) để nuôi trồng nguồn thực phẩm sạch gồm: lợn,
gà, chim bồ câu, rau màu... Việc xây dựng trang trại là yếu tố giúp nhà hàng
giữ được thương hiệu, bảo đảm uy tín, chất lượng trong kinh doanh, phục vụ
khách hàng.
Bà Vũ Thị Dung - chủ cơ sở sản xuất giò
chả Dung Đô:
Việc thanh, kiểm tra thường xuyên của các
cơ quan chức năng giúp cá nhân tôi và các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nâng
cao được ý thức chấp hành VSATTP, quan trọng hơn là hiểu được tầm quan trọng
của VSATTP đối với không chỉ người sản xuất mà còn với cả người tiêu dùng.
Nhận thức được điều đó, chúng tôi hiểu việc giữ uy tín, chất lượng và thương
hiệu của mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh trên thị trường quan trọng hơn rất
nhiều với lợi nhuận thu về.
|
1881 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là vấn đề chưa bao giờ hết "nóng". Tình trạng mất VSATTP luôn là nỗi lo đối với người tiêu dùng và các cơ quan quản lý.
"Tháng hành động vì an toàn thực
phẩm" hằng năm là hoạt động nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính
quyền cơ sở các cấp, người quản lý; nhận thức, ý thức trách nhiệm của người sản
xuất, kinh doanh, người tiêu dùng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm;
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ
sở sản xuất, chế biến, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán thực phẩm, đặc biệt là
các chợ đầu mối, giảm thiểu ngộ độc thực phẩm và mất VSATTP.
Kinh doanh ăn uống hơn 10 năm, nhà hàng
Tùng Dương (thành phố Yên Bái) là địa chỉ tin cậy của nhiều thực khách trong và
ngoài tỉnh. Bà Phạm Thu Hương - chủ nhà hàng Tùng Dương chia sẻ: “Muốn khách
hàng đến với nhà hàng ngày càng nhiều hơn, chúng tôi luôn có ý thức cao trong việc
tuân thủ nghiêm túc các quy định của Nhà nước về công tác VSATTP. Những nguyên
tắc về điều kiện vệ sinh cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ trong nhà hàng
được thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Nhà hàng cũng thực hiện nghiêm túc quy
trình chế biến, bảo quản thực phẩm; thực hiện đầy đủ chế độ kiểm thực ba bước,
lưu mẫu thức ăn, chỉ cung cấp cho thực khách những đồ ăn bảo đảm VSATTP. Các
loại thực phẩm như rau, củ, quả được nhập vào nhà hàng phải luôn bảo đảm tươi
sạch, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đầy đủ hóa đơn. Trong những năm qua, nhà
hàng luôn đặt đó là tiêu chí hàng đầu để giữ ổn định lượng khách hàng của
mình”.
Để khách hàng luôn tin tưởng, không chỉ nhà
hàng Tùng Dương mà rất nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống khác
trên địa bàn thành phố đã quán triệt nghiêm túc các quy định về VSATTP của
ngành y tế. Cơ sở sản xuất giò chả Dung Đô (phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái)
có 4 lao động, mỗi ngày sản xuất hàng trăm kilôgam giò, cung cấp cho người dân
thành phố và các huyện, thị lân cận. Năm 2013, cơ sở sản xuất này đã bị phạt 20
triệu đồng do sử dụng phụ gia thực phẩm vào giò chả. Sau lần xử phạt nặng ấy,
nhận thức rõ lợi ích kinh tế từ việc thực hiện và bảo đảm VSATTP trong sản
xuất, cơ sở sản xuất giò chả Dung Đô đã thay đổi hẳn phương thức chế biến với
việc thực hiện nghiêm ngặt quy trình nhập vào nguyên liệu cũng như sử dụng các
chất phụ gia bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Cho đến nay, Dung Đô đã dần trở
thành cơ sở sản xuất giò chả chuyên nghiệp và uy tín trên địa bàn thành phố.
Bà Vũ Thị Dung - chủ cơ sở sản xuất giò chả
Dung Đô cho biết: "Lần xử phạt trước kia là bài học kinh nghiệm đắt giá
đối với cơ sở của tôi. Qua đó chúng tôi hiểu được để có thể đứng vững trên thị
trường và có uy tín với khách hàng thì vấn đề VSATTP luôn là tiêu chí đi đầu
trong khâu sản xuất. Để bảo đảm VSATTP, đến nay, cơ sở sản xuất của tôi đã có
hợp đồng cụ thể với người cung cấp thực phẩm và chỉ nhập những thực phẩm an toàn,
có nguồn gốc xuất xứ. Ngoài ra, cơ sở cũng tuân thủ đầy đủ các điều kiện về nơi
chế biến, bảo quản thực phẩm. Đặc biệt, trong quá trình sản xuất, chúng tôi
không sử dụng phụ gia và luôn bảo đảm chất lượng, uy tín sản phẩm".
Năm nay, Tháng hành động vì an toàn thực
phẩm có chủ đề cụ thể là "Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an
toàn". Điều này tác động trực tiếp đến ý thức sản xuất, kinh doanh sao cho
bảo đảm an toàn sức khỏe cho của người sản xuất và người tiêu dùng. Trên địa
bàn thành phố Yên Bái hiện nay có gần 900 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến
thực phẩm, trong đó có gần 500 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Đa số các cơ sở
đã có ý thức chấp hành và thực hiện tốt các yêu cầu VSATTP.
Ông Quản Chí Đức - Chi cục phó Chi cục An
toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh cho biết: "Nằm trong Tháng hành động vì an
toàn thực phẩm có rất nhiều hoạt động như: tuyên truyền tới người dân và các cơ
sở sản xuất về an toàn vệ sinh thực phẩm; tổ chức tọa đàm, nói chuyện chuyên đề
về an toàn thực phẩm; tổ chức các buổi tập huấn về VSATTP; thanh tra, kiểm tra liên
ngành VSATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế biến rau, thịt và
các chợ đầu mối; thanh, kiểm tra về chất lượng nhãn mác sản phẩm, hồ sơ nguồn
gốc nguyên liệu sản xuất, sản phẩm hàng hóa, hồ sơ theo dõi về chất lượng sản
phẩm, điều kiện ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, chế biến đồng thời kiểm tra các
thủ tục giấy tờ pháp lý liên quan đến sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các mặt
hàng thực phẩm của các nhà hàng, đại lý; tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm về chất
lượng VSATTP khi cần thiết; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở vi
phạm".
Ông Quản Chí Đức cho biết thêm: "Qua
thanh, kiểm tra thấy được ý thức chấp hành về bảo đảm chất lượng VSATTP tại cơ
sở ngày được nâng cao. Các cơ sở kinh doanh đều chấp hành tốt các quy định về
VSATTP như khu vực chế biến thực phẩm sạch sẽ, có giá kệ kê cao theo quy định;
nhân viên trực tiếp chế biến đầy đủ dụng cụ lao động như bao tay, tạp dề; nguồn
nguyên liệu, thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được kiểm dịch thú y
trước khi giết mổ...".
Có thể nói, vấn đề VSATTP luôn là vấn đề
nhức nhối, tác động trực tiếp đến ý thức của cả người sản xuất và người tiêu
dùng. Khi nhận thức của người tiêu dùng được nâng lên thì VSATTP trở thành vấn
đề "sống còn" với các nhà hàng và cơ sở sản xuất kinh doanh thực
phẩm. Từ những kết quả đạt được, có thể thấy được VSATTP đã trở thành vấn đề
được quan tâm của mọi người dân, các cấp chính quyền và toàn xã hội.
Ông Quản Chí Đức - Chi cục phó Chi cục
ATVSTP tỉnh Yên Bái:
Mặc dù các cơ quan chức năng liên tục tổ
chức các đợt thanh, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế
biến rau, thịt và các chợ đầu mối, tuy nhiên, những thực phẩm trôi nổi vẫn
còn xuất hiện trên thị trường do ý thức của người dân còn chưa cao. Chính vì
thế, chúng tôi luôn có những khuyến cáo và tuyên truyền tới người dân cần tìm
mua những thực phẩm tươi, rõ nguồn gốc xuất xứ để bảo đảm vệ sinh và an toàn
về sức khỏe.
Bà Phạm Thu Hương - chủ nhà hàng Tùng
Dương:
Hiện nay, ngoài thị trường có rất nhiều
thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, dẫn đến việc khi nhập hàng chúng tôi
cũng khó kiểm soát được hết. Để quản lý được thực phẩm và bảo đảm có nguồn
thực phẩm an toàn, chúng tôi đã xây dựng mô hình trang trại rộng hơn 15ha tại
xã Minh Bảo (thành phố Yên Bái) để nuôi trồng nguồn thực phẩm sạch gồm: lợn,
gà, chim bồ câu, rau màu... Việc xây dựng trang trại là yếu tố giúp nhà hàng
giữ được thương hiệu, bảo đảm uy tín, chất lượng trong kinh doanh, phục vụ
khách hàng.
Bà Vũ Thị Dung - chủ cơ sở sản xuất giò
chả Dung Đô:
Việc thanh, kiểm tra thường xuyên của các
cơ quan chức năng giúp cá nhân tôi và các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nâng
cao được ý thức chấp hành VSATTP, quan trọng hơn là hiểu được tầm quan trọng
của VSATTP đối với không chỉ người sản xuất mà còn với cả người tiêu dùng.
Nhận thức được điều đó, chúng tôi hiểu việc giữ uy tín, chất lượng và thương
hiệu của mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh trên thị trường quan trọng hơn rất
nhiều với lợi nhuận thu về.