Sau gần 6 tháng thành lập, Hợp tác xã (HTX ) Quế hồi Việt Nam đã xuất khẩu lô hàng đầu tiên với khoảng 5 tấn sản phẩm quế, góp phần tạo việc làm cho 50 - 60 lao động, vào mùa vụ có thể lên tới 80 - 100 lao động trong xã với mức thu nhập trung bình 4 - 5 triệu đồng/tháng.
Lãnh đạo HTX Quế hồi Việt Nam giới thiệu sản phẩm quế đã được sơ chế để xuất khẩu.
Được giúp sức bởi Chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, từ diện tích 1,5 ha trồng quế hữu cơ ban đầu, tháng 4/2017, Công ty Quế hồi Việt Nam - Vina Samex đã liên kết các hộ dân trồng quế trên địa bàn xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên thành lập HTX Quế hồi Việt Nam. Từ đó, đã tạo sự chuyển biến đáng kể về nhận thức cho hội viên nông dân nhằm hướng đến nền sản xuất nông nghiệp địa phương theo chuỗi giá trị sản phẩm, hiệu quả kinh tế cao.
HTX Quế hồi Việt Nam có 22 xã viên. Khu sản xuất của HTX ở vị trí đắc địa, rộng rãi và sát trục đường chính tại thôn 5, xã Đào Thịnh. Đặt chân đến cổng HTX, chúng tôi đã dễ dàng cảm nhận được hương quế thơm nồng, cay cay nơi sống mũi.
Trong nhà kho tràn ngập quế vỏ đã sơ chế, sắp xếp và phân loại khá gọn gàng, ông Nguyễn Trí Tuệ - Phó Giám đốc HTX Quế hồi Việt Nam say sưa kể cho chúng tôi về những sản phẩm có trong kho.
Chỉ tay vào một bó quế, ông phấn khởi: "Giới thiệu với nhà báo, đây là quế "điếu thuốc” - một trong những sản phẩm đang được sơ chế để xuất khẩu. Sở dĩ sản phẩm có tên gọi là quế điếu thuốc vì quế được cuộn lại thành vòng tròn nhỏ như điếu thuốc. Thực chất, quế điếu thuốc dùng được làm như một ống hút khi uống cà phê mà người dân Ấn Độ và khu vực Trung Đông rất ưa chuộng”.
Những ống quế nhỏ bé được dùng làm ống hút uống cà phê bé nhỏ ấy lại đang là mặt hàng được xuất khẩu số lượng lớn do HTX sản xuất - một sản phẩm mà ở chính mảnh đất sinh ra quế chưa hề được biết đến và ứng dụng.
Trước khi có được những sản phẩm quế như thế, HTX đã thu mua toàn bộ sản lượng quế tươi của hội viên nông dân xã Đào Thịnh và một số xã lân cận. Quế được thu mua về, phân loại, sơ chế thành 12 loại sản phẩm: quế "điếu thuốc”, quế ống điếu, quế tăm, bột quế, tinh dầu quế… Hiện các sản phẩm từ quế này được xuất khẩu đi Ấn Độ và các nước Trung Đông; đồng thời, đang hướng đến một số thị trường cao cấp hơn như Mỹ, EU và Nhật Bản.
Ông Bùi Văn Minh - thành viên HTX Quế hồi Việt Nam chia sẻ: "Khi còn ở tổ hợp tác liên nhóm, chúng tôi luôn phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm quế. Từ khi tham gia HTX Quế hồi, chúng tôi có đầu ra ổn định, có cơ hội nâng tầm giá trị cây quế. Bà con ai cũng phấn khởi, hăng hái lao động sản xuất”.
Hiện nay, HTX Quế hồi Việt Nam có 90 ha quế, sản lượng thu mua từ 40 - 50 tấn quế/tháng. Đào Thịnh có 90% số bà con sống bằng nghề trồng quế. Cũng như bao gia đình khác, gia đình ông Ninh Xuân Trường, thôn 7 đã gắn bó với cây quế vài chục năm nay, diện tích 1,5 ha quế của gia đình ông cho thu về 50 - 60 triệu đồng/năm. Trở thành thành viên HTX Quế hồi Việt Nam, nếu như trước đây quế tươi chỉ bán với giá 15.000 đồng/kg, thì nay giá quế bình quân đã lên 18.000 đồng/kg.
Ông Trường phấn khởi: "Lâu nay, chúng tôi đơn thuần là bán quế thô mà không qua bất cứ một khâu sơ chế nào, giá cả thì phụ thuộc vào thương lái. Trở thành thành viên HTX, gia đình tôi đã bán được quế với số lượng ổn định và giá cả cao hơn hẳn. Dự kiến với mức cung ứng cho HTX như hiện nay, cuối năm gia đình tôi có thể thu về từ 80 - 90 triệu đồng”.
Nằm giữa vùng trồng quế của huyện Trấn Yên, xã Đào Thịnh có hơn 800 ha quế với sản lượng quế tươi đạt hơn 450 tấn, hơn 40 tấn tinh dầu và trên 750m3 gỗ quế mỗi năm. Với sự giúp đỡ, hỗ trợ của Công ty Quế hồi Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, HTX Quế hồi Việt Nam sẽ xây dựng 2 nhà máy sản xuất trên địa bàn xã có tổng diện tích 2,5ha, vốn đầu tư khoảng 80 tỷ đồng với dây chuyền máy móc hiện đại thực hiện các khâu chế biến như: cắt, nghiến, thái, tháp tinh cất tinh dầu…
Nhà máy đang trong giai đoạn tạo mặt bằng, dự kiến tháng 3/2018 sẽ hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động với khả năng thu mua từ 80 - 100 tấn quế/tháng.
Đặc biệt, HTX sẽ xây dựng quy trình vùng sản xuất quế hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu sang các thị trường cao cấp với giá trị kinh tế cao; cung cấp cây quế giống và các dịch vụ có chất lượng cho thành viên, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người dân.
Trong đó, tập trung xây dựng quy trình vùng sản xuất quế hữu cơ. Mục đích hàng đầu là giúp bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, sinh thái bền vững; tạo ra sản phẩm quế an toàn, chất lượng cao; đảm bảo sức khỏe cho con người và động vật; đảm bảo công bằng xã hội…
Trong liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, chính quyền các cấp chính là cầu nối, là "trọng tài” và đề ra những quy định chặt chẽ bảo vệ quyền, lợi ích của nông dân; hướng dẫn nông dân thực hiện cam kết với doanh nghiệp để đơn vị hoạt động có hiệu quả.
Ông Chu Đức Hiền - Chủ tịch UBND xã Đào Thịnh cho biết: "Tập trung thực hiện sản xuất vùng nguyên liệu quế hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế là một định hướng mới. Bước đầu thực hiện tại xã chúng tôi đang có những tín hiệu tốt, song để duy trì và giữ được sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ cần có sự chung sức đồng lòng của tập thể Hội đồng Quản trị và các thành viên HTX cũng như người dân trên địa bàn xã”.
Trong thời gian tới, chính quyền xã Đào Thịnh mong muốn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành, nhất là Hội Nông dân của tỉnh để có nhiều hơn nữa các lớp tập huấn, tham quan, học hỏi, tuyên truyền và cử cán bộ kỹ thuật đến từng hộ thành viên hướng dẫn về quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch; xây dựng các mô hình mẫu để giới thiệu, từ đó nhân rộng ra địa bàn các xã.
Sau gần 6 tháng thành lập, HTX Quế hồi Việt Nam đã xuất khẩu lô hàng đầu tiên với khoảng 5 tấn sản phẩm quế, góp phần tạo việc làm cho 50 - 60 lao động, vào mùa vụ có thể lên tới 80 - 100 lao động trong xã với mức thu nhập trung bình 4 - 5 triệu đồng/tháng.
Cách làm, hướng đi mới này của tổ chức chẳng những tạo chuyển biến, nâng cao hơn chuỗi giá trị sản phẩm từ cây quế mà còn tạo động lực quan trọng để các hội viên nông dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, góp phần hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Yên Bái.
1512 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Sau gần 6 tháng thành lập, Hợp tác xã (HTX ) Quế hồi Việt Nam đã xuất khẩu lô hàng đầu tiên với khoảng 5 tấn sản phẩm quế, góp phần tạo việc làm cho 50 - 60 lao động, vào mùa vụ có thể lên tới 80 - 100 lao động trong xã với mức thu nhập trung bình 4 - 5 triệu đồng/tháng. Được giúp sức bởi Chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, từ diện tích 1,5 ha trồng quế hữu cơ ban đầu, tháng 4/2017, Công ty Quế hồi Việt Nam - Vina Samex đã liên kết các hộ dân trồng quế trên địa bàn xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên thành lập HTX Quế hồi Việt Nam. Từ đó, đã tạo sự chuyển biến đáng kể về nhận thức cho hội viên nông dân nhằm hướng đến nền sản xuất nông nghiệp địa phương theo chuỗi giá trị sản phẩm, hiệu quả kinh tế cao.
HTX Quế hồi Việt Nam có 22 xã viên. Khu sản xuất của HTX ở vị trí đắc địa, rộng rãi và sát trục đường chính tại thôn 5, xã Đào Thịnh. Đặt chân đến cổng HTX, chúng tôi đã dễ dàng cảm nhận được hương quế thơm nồng, cay cay nơi sống mũi.
Trong nhà kho tràn ngập quế vỏ đã sơ chế, sắp xếp và phân loại khá gọn gàng, ông Nguyễn Trí Tuệ - Phó Giám đốc HTX Quế hồi Việt Nam say sưa kể cho chúng tôi về những sản phẩm có trong kho.
Chỉ tay vào một bó quế, ông phấn khởi: "Giới thiệu với nhà báo, đây là quế "điếu thuốc” - một trong những sản phẩm đang được sơ chế để xuất khẩu. Sở dĩ sản phẩm có tên gọi là quế điếu thuốc vì quế được cuộn lại thành vòng tròn nhỏ như điếu thuốc. Thực chất, quế điếu thuốc dùng được làm như một ống hút khi uống cà phê mà người dân Ấn Độ và khu vực Trung Đông rất ưa chuộng”.
Những ống quế nhỏ bé được dùng làm ống hút uống cà phê bé nhỏ ấy lại đang là mặt hàng được xuất khẩu số lượng lớn do HTX sản xuất - một sản phẩm mà ở chính mảnh đất sinh ra quế chưa hề được biết đến và ứng dụng.
Trước khi có được những sản phẩm quế như thế, HTX đã thu mua toàn bộ sản lượng quế tươi của hội viên nông dân xã Đào Thịnh và một số xã lân cận. Quế được thu mua về, phân loại, sơ chế thành 12 loại sản phẩm: quế "điếu thuốc”, quế ống điếu, quế tăm, bột quế, tinh dầu quế… Hiện các sản phẩm từ quế này được xuất khẩu đi Ấn Độ và các nước Trung Đông; đồng thời, đang hướng đến một số thị trường cao cấp hơn như Mỹ, EU và Nhật Bản.
Ông Bùi Văn Minh - thành viên HTX Quế hồi Việt Nam chia sẻ: "Khi còn ở tổ hợp tác liên nhóm, chúng tôi luôn phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm quế. Từ khi tham gia HTX Quế hồi, chúng tôi có đầu ra ổn định, có cơ hội nâng tầm giá trị cây quế. Bà con ai cũng phấn khởi, hăng hái lao động sản xuất”.
Hiện nay, HTX Quế hồi Việt Nam có 90 ha quế, sản lượng thu mua từ 40 - 50 tấn quế/tháng. Đào Thịnh có 90% số bà con sống bằng nghề trồng quế. Cũng như bao gia đình khác, gia đình ông Ninh Xuân Trường, thôn 7 đã gắn bó với cây quế vài chục năm nay, diện tích 1,5 ha quế của gia đình ông cho thu về 50 - 60 triệu đồng/năm. Trở thành thành viên HTX Quế hồi Việt Nam, nếu như trước đây quế tươi chỉ bán với giá 15.000 đồng/kg, thì nay giá quế bình quân đã lên 18.000 đồng/kg.
Ông Trường phấn khởi: "Lâu nay, chúng tôi đơn thuần là bán quế thô mà không qua bất cứ một khâu sơ chế nào, giá cả thì phụ thuộc vào thương lái. Trở thành thành viên HTX, gia đình tôi đã bán được quế với số lượng ổn định và giá cả cao hơn hẳn. Dự kiến với mức cung ứng cho HTX như hiện nay, cuối năm gia đình tôi có thể thu về từ 80 - 90 triệu đồng”.
Nằm giữa vùng trồng quế của huyện Trấn Yên, xã Đào Thịnh có hơn 800 ha quế với sản lượng quế tươi đạt hơn 450 tấn, hơn 40 tấn tinh dầu và trên 750m3 gỗ quế mỗi năm. Với sự giúp đỡ, hỗ trợ của Công ty Quế hồi Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, HTX Quế hồi Việt Nam sẽ xây dựng 2 nhà máy sản xuất trên địa bàn xã có tổng diện tích 2,5ha, vốn đầu tư khoảng 80 tỷ đồng với dây chuyền máy móc hiện đại thực hiện các khâu chế biến như: cắt, nghiến, thái, tháp tinh cất tinh dầu…
Nhà máy đang trong giai đoạn tạo mặt bằng, dự kiến tháng 3/2018 sẽ hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động với khả năng thu mua từ 80 - 100 tấn quế/tháng.
Đặc biệt, HTX sẽ xây dựng quy trình vùng sản xuất quế hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu sang các thị trường cao cấp với giá trị kinh tế cao; cung cấp cây quế giống và các dịch vụ có chất lượng cho thành viên, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người dân.
Trong đó, tập trung xây dựng quy trình vùng sản xuất quế hữu cơ. Mục đích hàng đầu là giúp bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, sinh thái bền vững; tạo ra sản phẩm quế an toàn, chất lượng cao; đảm bảo sức khỏe cho con người và động vật; đảm bảo công bằng xã hội…
Trong liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, chính quyền các cấp chính là cầu nối, là "trọng tài” và đề ra những quy định chặt chẽ bảo vệ quyền, lợi ích của nông dân; hướng dẫn nông dân thực hiện cam kết với doanh nghiệp để đơn vị hoạt động có hiệu quả.
Ông Chu Đức Hiền - Chủ tịch UBND xã Đào Thịnh cho biết: "Tập trung thực hiện sản xuất vùng nguyên liệu quế hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế là một định hướng mới. Bước đầu thực hiện tại xã chúng tôi đang có những tín hiệu tốt, song để duy trì và giữ được sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ cần có sự chung sức đồng lòng của tập thể Hội đồng Quản trị và các thành viên HTX cũng như người dân trên địa bàn xã”.
Trong thời gian tới, chính quyền xã Đào Thịnh mong muốn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành, nhất là Hội Nông dân của tỉnh để có nhiều hơn nữa các lớp tập huấn, tham quan, học hỏi, tuyên truyền và cử cán bộ kỹ thuật đến từng hộ thành viên hướng dẫn về quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch; xây dựng các mô hình mẫu để giới thiệu, từ đó nhân rộng ra địa bàn các xã.
Sau gần 6 tháng thành lập, HTX Quế hồi Việt Nam đã xuất khẩu lô hàng đầu tiên với khoảng 5 tấn sản phẩm quế, góp phần tạo việc làm cho 50 - 60 lao động, vào mùa vụ có thể lên tới 80 - 100 lao động trong xã với mức thu nhập trung bình 4 - 5 triệu đồng/tháng.
Cách làm, hướng đi mới này của tổ chức chẳng những tạo chuyển biến, nâng cao hơn chuỗi giá trị sản phẩm từ cây quế mà còn tạo động lực quan trọng để các hội viên nông dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, góp phần hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Yên Bái.