Trong 5 năm qua, bằng các nguồn vốn Trung ương và địa phương, huyện Văn Chấn đầu tư nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất các đơn vị trường bán trú với tổng kinh phí 28 tỷ đồng. Huyện triển khai đầy đủ các chính sách hỗ trợ cho học sinh vùng cao, vùng dân tộc thiểu số.
Học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Nậm Lành chăm sóc vườn hoa.
Đã có một thời gian dài, sự nghiệp giáo dục
dân tộc ở huyện Văn Chấn rất khó khăn, việc huy động học sinh ra lớp không bền
vững; tình trạng học sinh bỏ học có lúc, có nơi diễn ra khá trầm trọng. Địa hình
miền núi, đời sống nhân dân còn khó khăn, trình độ nhận thức của một bộ phận
không nhỏ người dân và trách nhiệm xã hội với sự nghiệp “trồng người” còn hời
hợt là nguyên nhân chính làm cho công tác giáo dục dân tộc chậm chuyển biến. Đó
là chuyện của nhiều năm trước, còn bây giờ cụm từ “trường bán trú” được con em
đồng bào các dân tộc và những thầy cô giáo nhắc đến như một mái ấm cho con chữ
“neo đậu”…
Cô giáo Nguyễn Thị Hà – Phó trưởng phòng
Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Văn Chấn phấn khởi nói: “Mô hình trường bán trú
được phát triển nhanh chóng trong những trong 5 năm qua là thành công lớn của
sự nghiệp giáo dục đào tạo. Học sinh không còn bỏ học vì trường xa, vì
gia cảnh thiếu thốn. Lớp không vắng trò vì trò ra lớp ngày một đông. Những em
khó khăn đã được Nhà nước, tỉnh, huyện quan tâm hỗ trợ. Đó là sự thể hiện quan
tâm của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, của huyện, của toàn xã hội với công tác giáo
dục dân tộc, vùng cao”. Cô giáo Hà cho biết, từ chỗ chỉ có duy nhất trường phổ
thông dân tộc nội trú, nay quy mô đã phát triển lên 15 trường bán trú. Hơn
2.000 học sinh là con em của đồng bào Thái, Mường, Tày, Dao… đã được đến
trường, học tại trường, ăn ở tại trường, được các thầy cô chăm lo đời sống, ổn
định sức khỏe, phấn khởi học tập, chất lượng giáo dục từ đó cũng được nâng lên
rõ rệt.
Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT)
THCS xã Nậm Lành là một trong những trường phổ thông chuyển đổi sang mô hình
dân tộc bán trú thành công và đang dẫn tốp đầu trong các trường PTDTBT của Văn
Chấn. Tại đây, chúng tôi đã gặp em Bàn Tòn Liều, ở thôn Tà Lành, xã Nậm Lành
khi em đang cùng các bạn chăm sóc vườn rau. Sự rụt rè của những học sinh vùng
cao trước đây không còn thấy ở em. Liều tự tin giao tiếp, tự tin trao đổi với
thầy cô, với chúng tôi về chuyện ăn, ở, học hành.
Liều chia sẻ: “Nhà em ở cách trường 8km
đường rừng, ngay từ khi vào lớp 6 em được thầy cô sắp xếp cho chỗ ở trong ký
túc, có bếp ăn tập thể, em vui lắm. Ngoài giờ học, em và các bạn phụ giúp thầy
cô trồng rau, nuôi lợn. Chúng em còn được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa,
rất vui và bổ ích”.
Trường PTDTBT THCS Nậm Lành chuyển đổi từ
Trường THCS Nậm Lành năm 2011. Sau 4 năm, sự thay đổi theo chiều hướng tích
cực. Việc huy động học sinh ra lớp, rồi chất lượng giáo dục được nâng lên như
thế nào thì thầy Bùi Văn Chinh - Hiệu trưởng nhà trường - người đã có 30 năm
công tác trong ngành giáo dục và 11 năm ở Nậm Lành hiểu rõ hơn ai hết. Thầy Chinh
phấn khởi: “Trước đây, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp của trường cao nhất cũng
chỉ đạt 85 - 90% nhưng nay là 98 - 100%.
Hai năm nay, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp
của nhà trường đạt 100%. Chất lượng giáo dục có sự thay đổi lớn, trước tỷ lệ
học sinh khá giỏi của trường rất thấp, đặc biệt không có học sinh giỏi cấp
huyện, nay tỷ lệ học sinh khá giỏi của trường đạt trên 30%, tỷ lệ học sinh lên
lớp đạt 98%, năm học này nhà trường đã có 4 học sinh giỏi cấp huyện”. Theo thầy
Chinh, nhà trường còn thường xuyên quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống cho các
em, cùng với các hoạt động văn hóa thể thao, giúp học sinh tự tin hơn rất
nhiều.
Cũng giống như Trường PTDTBT THCS Nậm Lành,
khi chúng tôi đến thăm Trường PTDTBT Tiểu học xã Suối Giàng đã cảm nhận được sự
đổi thay lớn về mọi mặt ở một ngôi trường trên đất núi. Trường được chuyển đổi
từ Trường Tiểu học Suối Giàng từ đầu năm 2012. Qua 3 năm học, tỷ lệ học sinh ra
lớp luôn đạt 100%, chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh nâng lên rõ rệt.
Thầy Trần Thanh Sơn - Hiệu trưởng nhà
trường cho biết: “Các em học sinh rất tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài
giờ lên lớp. Năm học 2012 – 2013, trường đạt giải Ba Giải Bóng đá nhi đồng toàn
huyện. Năm học 2013 – 2014, trường có học sinh đạt giải cuộc thi Tiếng hát Họa
Mi do Tỉnh đoàn tổ chức. Tỷ lệ học sinh hàng năm thi vào lớp 6 trường nội trú
huyện luôn đạt cao. Đặc biệt, trường đã duy trì phổ cập tiểu học đúng độ tuổi
cấp độ 2 nhờ có mô hình bán trú”.
Trường PTDTBT Tiểu học xã Suối Giàng cũng
như các trường PTDTBT và trường có học sinh bán trú trên địa bàn huyện đều
thành lập ban quản lý nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh, ban quản sinh, xây dựng
nội quy bán trú, kế hoạch thời gian biểu hoạt động hằng ngày của các em bán
trú. Nhiều đơn vị trường đã phân công cán bộ, giáo viên, nhân viên phụ trách từng
phòng ở để thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở học sinh. Nói như thầy Bùi Văn
Chinh – Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS xã Nậm Lành: “Cái mà các em có được là
nếp sống gia đình, không tạm bợ, yên tâm học hành”.
Để có được thành công mô hình trường PTDTBT
ở Văn Chấn, cô giáo Nguyễn Thị Hà - Phó trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo
huyện cho hay là được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể;
sự chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục - Đào tạo. Văn Chấn đã làm tốt công tác
tuyên truyền, vận động nên được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh, của
các nhà hảo tâm. Nhiều hộ đã hiến đất làm trường bán trú, nhiều cá nhân, tổ
chức đã tài trợ, ủng hộ, hỗ trợ các em và cả kinh phí giúp nhà trường xây dựng
cơ sở vật chất, cải thiện bữa ăn cho học sinh. “Tỷ lệ học sinh huy động ra lớp
toàn huyện đạt 98% trở lên. Trong đó, bậc tiểu học là 100%, giảm hẳn tỷ lệ học
sinh bỏ học, không còn học sinh bỏ học vì nhà xa, hay không có chỗ ở” – cô Hà
nói. Sự vui mừng ấy của cô giáo cũng là điều dễ hiểu bởi đây là sự “thay da đổi
thịt” chưa từng thấy trong công tác giáo dục dân tộc nơi này.
Trong 5 năm qua, bằng
các nguồn vốn Trung ương và địa phương, huyện Văn Chấn đầu tư nâng cấp, sửa
chữa cơ sở vật chất các đơn vị trường bán trú với tổng kinh phí là 28 tỷ
đồng. Huyện triển khai đầy đủ các chính sách hỗ trợ cho học sinh vùng cao,
vùng dân tộc thiểu số. Mỗi tháng học sinh bán trú được hỗ trợ tiền ăn bằng
40% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học
sinh. Huyện được bổ sung kinh phí chi thường xuyên hàng năm với mức 100.000
đồng/học sinh bán trú/năm để mua sắm, sửa chữa dụng cụ thể dục thể thao và
phương tiện phục vụ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ cho học sinh bán trú; bổ sung
kinh phí chi thường xuyên hàng năm với mức 50.000đ/học sinh bán trú/năm học
để lập tủ thuốc dùng chung cho học sinh bán trú. Mỗi tháng các em học sinh
bán trú được hỗ trợ 15kg gạo. Cùng với đó, trong 5 năm qua, các trường bán
trú và trường có học sinh bán trú luôn nhận được sự quan tâm về mọi mặt của
các tổ chức, cá nhân, các ban, ngành, đoàn thể; các chi, đảng bộ được Huyện
ủy phân công đỡ đầu và các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm ủng hộ, đóng góp với
số tiền mặt và hàng hóa lên đến hàng tỷ đồng.
|
1946 lượt xem
(Theo Thanh Ba/Báo Yên Bái)
Trong 5 năm qua, bằng các nguồn vốn Trung ương và địa phương, huyện Văn Chấn đầu tư nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất các đơn vị trường bán trú với tổng kinh phí 28 tỷ đồng. Huyện triển khai đầy đủ các chính sách hỗ trợ cho học sinh vùng cao, vùng dân tộc thiểu số.
Đã có một thời gian dài, sự nghiệp giáo dục
dân tộc ở huyện Văn Chấn rất khó khăn, việc huy động học sinh ra lớp không bền
vững; tình trạng học sinh bỏ học có lúc, có nơi diễn ra khá trầm trọng. Địa hình
miền núi, đời sống nhân dân còn khó khăn, trình độ nhận thức của một bộ phận
không nhỏ người dân và trách nhiệm xã hội với sự nghiệp “trồng người” còn hời
hợt là nguyên nhân chính làm cho công tác giáo dục dân tộc chậm chuyển biến. Đó
là chuyện của nhiều năm trước, còn bây giờ cụm từ “trường bán trú” được con em
đồng bào các dân tộc và những thầy cô giáo nhắc đến như một mái ấm cho con chữ
“neo đậu”…
Cô giáo Nguyễn Thị Hà – Phó trưởng phòng
Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Văn Chấn phấn khởi nói: “Mô hình trường bán trú
được phát triển nhanh chóng trong những trong 5 năm qua là thành công lớn của
sự nghiệp giáo dục đào tạo. Học sinh không còn bỏ học vì trường xa, vì
gia cảnh thiếu thốn. Lớp không vắng trò vì trò ra lớp ngày một đông. Những em
khó khăn đã được Nhà nước, tỉnh, huyện quan tâm hỗ trợ. Đó là sự thể hiện quan
tâm của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, của huyện, của toàn xã hội với công tác giáo
dục dân tộc, vùng cao”. Cô giáo Hà cho biết, từ chỗ chỉ có duy nhất trường phổ
thông dân tộc nội trú, nay quy mô đã phát triển lên 15 trường bán trú. Hơn
2.000 học sinh là con em của đồng bào Thái, Mường, Tày, Dao… đã được đến
trường, học tại trường, ăn ở tại trường, được các thầy cô chăm lo đời sống, ổn
định sức khỏe, phấn khởi học tập, chất lượng giáo dục từ đó cũng được nâng lên
rõ rệt.
Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT)
THCS xã Nậm Lành là một trong những trường phổ thông chuyển đổi sang mô hình
dân tộc bán trú thành công và đang dẫn tốp đầu trong các trường PTDTBT của Văn
Chấn. Tại đây, chúng tôi đã gặp em Bàn Tòn Liều, ở thôn Tà Lành, xã Nậm Lành
khi em đang cùng các bạn chăm sóc vườn rau. Sự rụt rè của những học sinh vùng
cao trước đây không còn thấy ở em. Liều tự tin giao tiếp, tự tin trao đổi với
thầy cô, với chúng tôi về chuyện ăn, ở, học hành.
Liều chia sẻ: “Nhà em ở cách trường 8km
đường rừng, ngay từ khi vào lớp 6 em được thầy cô sắp xếp cho chỗ ở trong ký
túc, có bếp ăn tập thể, em vui lắm. Ngoài giờ học, em và các bạn phụ giúp thầy
cô trồng rau, nuôi lợn. Chúng em còn được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa,
rất vui và bổ ích”.
Trường PTDTBT THCS Nậm Lành chuyển đổi từ
Trường THCS Nậm Lành năm 2011. Sau 4 năm, sự thay đổi theo chiều hướng tích
cực. Việc huy động học sinh ra lớp, rồi chất lượng giáo dục được nâng lên như
thế nào thì thầy Bùi Văn Chinh - Hiệu trưởng nhà trường - người đã có 30 năm
công tác trong ngành giáo dục và 11 năm ở Nậm Lành hiểu rõ hơn ai hết. Thầy Chinh
phấn khởi: “Trước đây, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp của trường cao nhất cũng
chỉ đạt 85 - 90% nhưng nay là 98 - 100%.
Hai năm nay, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp
của nhà trường đạt 100%. Chất lượng giáo dục có sự thay đổi lớn, trước tỷ lệ
học sinh khá giỏi của trường rất thấp, đặc biệt không có học sinh giỏi cấp
huyện, nay tỷ lệ học sinh khá giỏi của trường đạt trên 30%, tỷ lệ học sinh lên
lớp đạt 98%, năm học này nhà trường đã có 4 học sinh giỏi cấp huyện”. Theo thầy
Chinh, nhà trường còn thường xuyên quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống cho các
em, cùng với các hoạt động văn hóa thể thao, giúp học sinh tự tin hơn rất
nhiều.
Cũng giống như Trường PTDTBT THCS Nậm Lành,
khi chúng tôi đến thăm Trường PTDTBT Tiểu học xã Suối Giàng đã cảm nhận được sự
đổi thay lớn về mọi mặt ở một ngôi trường trên đất núi. Trường được chuyển đổi
từ Trường Tiểu học Suối Giàng từ đầu năm 2012. Qua 3 năm học, tỷ lệ học sinh ra
lớp luôn đạt 100%, chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh nâng lên rõ rệt.
Thầy Trần Thanh Sơn - Hiệu trưởng nhà
trường cho biết: “Các em học sinh rất tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài
giờ lên lớp. Năm học 2012 – 2013, trường đạt giải Ba Giải Bóng đá nhi đồng toàn
huyện. Năm học 2013 – 2014, trường có học sinh đạt giải cuộc thi Tiếng hát Họa
Mi do Tỉnh đoàn tổ chức. Tỷ lệ học sinh hàng năm thi vào lớp 6 trường nội trú
huyện luôn đạt cao. Đặc biệt, trường đã duy trì phổ cập tiểu học đúng độ tuổi
cấp độ 2 nhờ có mô hình bán trú”.
Trường PTDTBT Tiểu học xã Suối Giàng cũng
như các trường PTDTBT và trường có học sinh bán trú trên địa bàn huyện đều
thành lập ban quản lý nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh, ban quản sinh, xây dựng
nội quy bán trú, kế hoạch thời gian biểu hoạt động hằng ngày của các em bán
trú. Nhiều đơn vị trường đã phân công cán bộ, giáo viên, nhân viên phụ trách từng
phòng ở để thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở học sinh. Nói như thầy Bùi Văn
Chinh – Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS xã Nậm Lành: “Cái mà các em có được là
nếp sống gia đình, không tạm bợ, yên tâm học hành”.
Để có được thành công mô hình trường PTDTBT
ở Văn Chấn, cô giáo Nguyễn Thị Hà - Phó trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo
huyện cho hay là được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể;
sự chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục - Đào tạo. Văn Chấn đã làm tốt công tác
tuyên truyền, vận động nên được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh, của
các nhà hảo tâm. Nhiều hộ đã hiến đất làm trường bán trú, nhiều cá nhân, tổ
chức đã tài trợ, ủng hộ, hỗ trợ các em và cả kinh phí giúp nhà trường xây dựng
cơ sở vật chất, cải thiện bữa ăn cho học sinh. “Tỷ lệ học sinh huy động ra lớp
toàn huyện đạt 98% trở lên. Trong đó, bậc tiểu học là 100%, giảm hẳn tỷ lệ học
sinh bỏ học, không còn học sinh bỏ học vì nhà xa, hay không có chỗ ở” – cô Hà
nói. Sự vui mừng ấy của cô giáo cũng là điều dễ hiểu bởi đây là sự “thay da đổi
thịt” chưa từng thấy trong công tác giáo dục dân tộc nơi này.
Trong 5 năm qua, bằng
các nguồn vốn Trung ương và địa phương, huyện Văn Chấn đầu tư nâng cấp, sửa
chữa cơ sở vật chất các đơn vị trường bán trú với tổng kinh phí là 28 tỷ
đồng. Huyện triển khai đầy đủ các chính sách hỗ trợ cho học sinh vùng cao,
vùng dân tộc thiểu số. Mỗi tháng học sinh bán trú được hỗ trợ tiền ăn bằng
40% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học
sinh. Huyện được bổ sung kinh phí chi thường xuyên hàng năm với mức 100.000
đồng/học sinh bán trú/năm để mua sắm, sửa chữa dụng cụ thể dục thể thao và
phương tiện phục vụ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ cho học sinh bán trú; bổ sung
kinh phí chi thường xuyên hàng năm với mức 50.000đ/học sinh bán trú/năm học
để lập tủ thuốc dùng chung cho học sinh bán trú. Mỗi tháng các em học sinh
bán trú được hỗ trợ 15kg gạo. Cùng với đó, trong 5 năm qua, các trường bán
trú và trường có học sinh bán trú luôn nhận được sự quan tâm về mọi mặt của
các tổ chức, cá nhân, các ban, ngành, đoàn thể; các chi, đảng bộ được Huyện
ủy phân công đỡ đầu và các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm ủng hộ, đóng góp với
số tiền mặt và hàng hóa lên đến hàng tỷ đồng.