Thời gian qua, Hội chứng viêm đường hô hấp ở Trung Đông do vi rút Corona (MERS-COV) là một bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao và đang có diễn biến phức tạp. Đến nay, tại Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm MERS-COV nhưng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể tạo điều kiện cho dịch bệnh xâm nhập.
Chặn dịch MERS-CoV tại sân bay Nội Bài. Ảnh 24h.com.vn
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh xảy ra lần đầu tiên tại Ả Rập Xê Út từ năm 2012, tới nay đã lây lan ra 26 quốc gia với 1.148 trường hợp mắc, 431 trường hợp tử vong, 26 quốc gia đã ghi nhận bệnh nhân MERS-COV. Tại khu vực Trung Đông có 9 quốc gia: Ả Rập Xê Út, Quata, Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Oman, Yemen, Cô-oét, Li-băng, Gióc-đan và Iran; khu vực châu Âu có 9 quốc gia: Anh, Pháp, Đức, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italy, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ; châu Mỹ có 1 quốc gia là Mỹ; châu Phi có 3 quốc gia: Ai Cập, Tunisia và Algeria; châu Á có 4 quốc gia: Malaysia, Philippines, Hàn Quốc và Trung Quốc. Đặc biệt, hai nước lân cận với Việt Nam là Hàn Quốc, Trung Quốc đã xuất hiện có trường hợp mắc bệnh.
Trong 2 tuần nay, Hàn Quốc đã ghi nhận 12 người nhiễm MERS-COV, lây truyền từ người đầu tiên nhiễm bệnh sau khi trở về từ khu vực Trung Đông và đã lập danh sách theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình sức khỏe của 120 người trực tiếp hoặc gián tiếp đã tiếp xúc với những người nhiễm MERS-COV. Đối với Trung Quốc, ngày 29/5/2015, Ủy ban Kế hoạch hóa Gia đình và Y tế quốc gia (NHFPC) thông báo đã ghi nhận người đầu tiên nhiễm MERS-COV là công dân Hàn Quốc đến Trung Quốc ngày 26/5/2015.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh MERS-COV trên thế giới, ngày 3/6/2014, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1944/KH-BYT về việc ban hành Kế hoạch Hành động phòng chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS-COV) tại Việt Nam. Ngay lập tức, ngành y tế tỉnh Yên Bái đã có Kế hoạch số 106/KH-SYT phòng chống dịch bệnh này theo ba tình huống: khi chưa ghi nhận ca bệnh tại tỉnh; khi xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Yên Bái; khi dịch bệnh lây lan tại cộng đồng. Theo đó, với mỗi tình huống có các biện pháp phòng chống dịch như: giám sát ca bệnh, phòng lây lan, điều trị cách ly, tuyên tuyền phát hiện sớm được chú trọng ở từng giai đoạn khác nhau để phù hợp với tình hình.
Đặc biệt, tình huống khi chưa ghi nhận ca bệnh nào tại Việt Nam nói chung, tại Yên Bái nói riêng thì các hoạt động được chú trọng đẩy mạnh là phải giám sát tại các cơ sở điều trị để phát hiện sớm những trường hợp viêm hô hấp cấp tính nặng; giám sát cộng đồng được tăng cường ở khu vực có biến động dân cư cao, nhằm thu thập thông tin sức khỏe của những người từ nước ngoài trở về; tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông trực tiếp tại cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của người dân, để người dân chủ động khai báo khi có các dấu hiệu nghi ngờ. Mặt khác, liên tục cập nhật kiến thức chuyên môn, phổ biến kịp thời các hướng dẫn của Bộ Y tế cho cán bộ y tế các tuyến; sẵn sàng các trang thiết bị, nhân lực để có thể đáp ứng tốt với những tình huống dịch bệnh có thể xảy ra.
Về mức độ nguy hiểm của hội chứng này, thạc sỹ Lê Thị Hồng Vân - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái cho biết: “Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút và được xếp vào bệnh nhóm A tại Việt Nam, thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất, bệnh có khả năng lây từ người sang người. Tổ chức Y tế thế giới đánh giá nguy cơ lây lan vi rút Coronacao, khả năng di chuyển ra khắp thế giới. Người nhiễm bệnh nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp cấp và tử vong, song hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Về triệu chứng khởi phát thường gặp là, sốt, ho, ớn lạnh, đau họng, đau cơ, đau khớp, sau đó xuất hiện khó thở và biến chuyển nhanh thành viêm phổi. Ngoài ra, còn có các biểu hiện khác về tiêu hóa như: nôn, tiêu chảy. Một số bệnh nhân có triệu chứng suy hô hấp cấp tiến triển, khó thở tăng dần, chụp X.quang có hình ảnh viêm phổi lan tỏa rồi nhanh chóng dẫn đến tử vong nếu không có những biện pháp điều trị tích cực”.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh này, người dân nên thực hiện tốt những khuyến cáo của Bộ Y tế: hạn chế đi tới các quốc gia đang có dịch bệnh tại khu vực Trung Đông khi không cần thiết; trước khi đi du lịch, cần tìm hiểu các thông tin tình hình dịch bệnh tại nơi đến để chủ động có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân; giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng bằng nước sát khuẩn miệng; cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh, phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc; tránh tiếp xúc với động vật, vật nuôi, nếu đã tiếp xúc phải rửa tay bằng xà phòng. Những người trở về từ khu vực Trung Đông, trong vòng 14 ngày, nếu có dấu hiệu của viêm đường hô hấp cấp như: sốt trên 38 độ C, ho, khó thở hoặc có tiếp xúc gần với người có dấu hiệu như trên, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, kiểm tra, xét nghiệm MERS-COV.
1765 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Thời gian qua, Hội chứng viêm đường hô hấp ở Trung Đông do vi rút Corona (MERS-COV) là một bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao và đang có diễn biến phức tạp. Đến nay, tại Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm MERS-COV nhưng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể tạo điều kiện cho dịch bệnh xâm nhập.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh xảy ra lần đầu tiên tại Ả Rập Xê Út từ năm 2012, tới nay đã lây lan ra 26 quốc gia với 1.148 trường hợp mắc, 431 trường hợp tử vong, 26 quốc gia đã ghi nhận bệnh nhân MERS-COV. Tại khu vực Trung Đông có 9 quốc gia: Ả Rập Xê Út, Quata, Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Oman, Yemen, Cô-oét, Li-băng, Gióc-đan và Iran; khu vực châu Âu có 9 quốc gia: Anh, Pháp, Đức, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italy, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ; châu Mỹ có 1 quốc gia là Mỹ; châu Phi có 3 quốc gia: Ai Cập, Tunisia và Algeria; châu Á có 4 quốc gia: Malaysia, Philippines, Hàn Quốc và Trung Quốc. Đặc biệt, hai nước lân cận với Việt Nam là Hàn Quốc, Trung Quốc đã xuất hiện có trường hợp mắc bệnh.
Trong 2 tuần nay, Hàn Quốc đã ghi nhận 12 người nhiễm MERS-COV, lây truyền từ người đầu tiên nhiễm bệnh sau khi trở về từ khu vực Trung Đông và đã lập danh sách theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình sức khỏe của 120 người trực tiếp hoặc gián tiếp đã tiếp xúc với những người nhiễm MERS-COV. Đối với Trung Quốc, ngày 29/5/2015, Ủy ban Kế hoạch hóa Gia đình và Y tế quốc gia (NHFPC) thông báo đã ghi nhận người đầu tiên nhiễm MERS-COV là công dân Hàn Quốc đến Trung Quốc ngày 26/5/2015.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh MERS-COV trên thế giới, ngày 3/6/2014, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1944/KH-BYT về việc ban hành Kế hoạch Hành động phòng chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS-COV) tại Việt Nam. Ngay lập tức, ngành y tế tỉnh Yên Bái đã có Kế hoạch số 106/KH-SYT phòng chống dịch bệnh này theo ba tình huống: khi chưa ghi nhận ca bệnh tại tỉnh; khi xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Yên Bái; khi dịch bệnh lây lan tại cộng đồng. Theo đó, với mỗi tình huống có các biện pháp phòng chống dịch như: giám sát ca bệnh, phòng lây lan, điều trị cách ly, tuyên tuyền phát hiện sớm được chú trọng ở từng giai đoạn khác nhau để phù hợp với tình hình.
Đặc biệt, tình huống khi chưa ghi nhận ca bệnh nào tại Việt Nam nói chung, tại Yên Bái nói riêng thì các hoạt động được chú trọng đẩy mạnh là phải giám sát tại các cơ sở điều trị để phát hiện sớm những trường hợp viêm hô hấp cấp tính nặng; giám sát cộng đồng được tăng cường ở khu vực có biến động dân cư cao, nhằm thu thập thông tin sức khỏe của những người từ nước ngoài trở về; tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông trực tiếp tại cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của người dân, để người dân chủ động khai báo khi có các dấu hiệu nghi ngờ. Mặt khác, liên tục cập nhật kiến thức chuyên môn, phổ biến kịp thời các hướng dẫn của Bộ Y tế cho cán bộ y tế các tuyến; sẵn sàng các trang thiết bị, nhân lực để có thể đáp ứng tốt với những tình huống dịch bệnh có thể xảy ra.
Về mức độ nguy hiểm của hội chứng này, thạc sỹ Lê Thị Hồng Vân - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái cho biết: “Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút và được xếp vào bệnh nhóm A tại Việt Nam, thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất, bệnh có khả năng lây từ người sang người. Tổ chức Y tế thế giới đánh giá nguy cơ lây lan vi rút Coronacao, khả năng di chuyển ra khắp thế giới. Người nhiễm bệnh nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp cấp và tử vong, song hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Về triệu chứng khởi phát thường gặp là, sốt, ho, ớn lạnh, đau họng, đau cơ, đau khớp, sau đó xuất hiện khó thở và biến chuyển nhanh thành viêm phổi. Ngoài ra, còn có các biểu hiện khác về tiêu hóa như: nôn, tiêu chảy. Một số bệnh nhân có triệu chứng suy hô hấp cấp tiến triển, khó thở tăng dần, chụp X.quang có hình ảnh viêm phổi lan tỏa rồi nhanh chóng dẫn đến tử vong nếu không có những biện pháp điều trị tích cực”.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh này, người dân nên thực hiện tốt những khuyến cáo của Bộ Y tế: hạn chế đi tới các quốc gia đang có dịch bệnh tại khu vực Trung Đông khi không cần thiết; trước khi đi du lịch, cần tìm hiểu các thông tin tình hình dịch bệnh tại nơi đến để chủ động có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân; giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng bằng nước sát khuẩn miệng; cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh, phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc; tránh tiếp xúc với động vật, vật nuôi, nếu đã tiếp xúc phải rửa tay bằng xà phòng. Những người trở về từ khu vực Trung Đông, trong vòng 14 ngày, nếu có dấu hiệu của viêm đường hô hấp cấp như: sốt trên 38 độ C, ho, khó thở hoặc có tiếp xúc gần với người có dấu hiệu như trên, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, kiểm tra, xét nghiệm MERS-COV.