Chiều 4/6, dưới sự chủ trì của đồng chí Dương Văn Thống – Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội ( ĐBQH) tỉnh Yên Bái, đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Bình, Nam Định đã tham gia thảo luận tại tổ về Dự án Luật Thống kê (sửa đổi) và Dự án Luật Tố tụng hành chính ( sửa đổi).
Về Dự án Luật Thống kê (sửa đổi), các đại
biểu tập trung thảo luận về phạm vi điều chỉnh của Dự Luật (Điều 1); hệ thống
thông tin thống kê Nhà nước (Chương II); hệ thống chỉ tiệu thống kê quốc
gia; thẩm định hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành (Điều 19) thẩm định phân loại
thống kê ngành, lĩnh vực (Điều 25); thẩm định phương án điều tra thống kê và
thẩm định chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
Tham gia ý kiến vào Dự thảo Luật này, đại
biểu Dương Văn Thống – Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái cơ bản đồng tình
với Dự luật. Đại biểu cho rằng việc sửa đổi Luật Thống kê lần này phải
khắc phục được những hạn chế của Luật Thống kê năm 2003. Thực tế hiện
nay, các thông tin, số liệu thống kê giữa các bộ, ngành, địa phương còn vênh
nhau nhất là các số liệu thống kê về tăng trưởng kinh tế, lao động qua đào tạo,
giảm nghèo, trồng rừng chưa được thống kê một cách chính xác. Về nguyên tắc thống
kê, đại biểu đề nghị bổ sung thêm là cấm các cơ quan tổ chức can thiệp vào công
tác thống kê. Về xử lý vi phạm tại Điều 11, đại biểu đề nghị giao cho Chính phủ
xem xét quy định xử lý sai phạm trong các thông tin, số liệu thống kê.
Đồng tình với quan điểm của đại biểu Dương
Văn Thống, đại biểu Phùng Quốc Hiển - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách
của Quốc hội, Đoàn Yên Bái đề nghị cần xem xét lại phạm vi và nguyên tắc thống
kê cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và không nên đưa thông tin thống
kê ngoài Nhà nước và Dự thảo Luật.
Tham gia ý kiến về Dự án Luật Tố tụng hành
chính (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Công Bình – Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái (ảnh trên) cơ bản nhất trí với Dự thảo
Luật. Về Điều 27, Khoản 3, Dự luật quy định về khởi kiện người chưa thành niên,
đại biểu cho rằng quy định của Dự thảo như vậy khó thực hiện, không đảm bảo
tính khách quan. Bày tỏ băn khoăn về những quyết định hành chính, hành vi
hành chính mang tính nội bộ cơ quan, tổ chức không thuộc thẩm quyền giải quyết
của toà án (trừ khiếu kiện quyết định kỷ luật “buộc thôi việc” được quy định
tại các Điều 32, 33) chưa phù hợp với quy định của Luật Khiếu nại và đáp ứng
nhu cầu thực tiễn, quyền công dân, quyền con người, đại biểu Nguyễn Công Bình
cho rằng có nhiều hình thức kỷ luật song chỉ có hình thức kỷ luật “buộc
thôi việc” mới có quyền khởi kiện ra toà là không công bằng vì có những quyết
định hành chính, hành vi hành chính làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao
động như cảnh cáo, hạ bậc lương…
Đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm – Đoàn Yên
Bái đề nghị về xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính cần quy
định một khoản riêng ngay trong Dự án Luật; về trình tự thẩm quyền xử phạt quy
định tại Điều 324 nên giao cho Toà án nhân dân Tối cao quy định. Đại biểu cũng
cho rằng thủ tục tranh tụng trong tố tụng hành chính chưa được thể hiện rõ, cần
nghiên cứu, bổ sung cụ thể vấn đề bảo vệ người chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự…Tại Khoản 7, Điều 182, đại biểu đề nghị cần cân nhắc
kỹ, bởi vì trong cộng đồng dân tộc thiểu số vẫn tồn tại những phong tục, tập
quán không còn phù hợp với nếp sống mới, được cộng đồng thừa nhận nhưng
không được quy định trong Dự thảo Luật.
Buổi sáng, các đại biểu làm việc tại Hội
trường nghe Tờ trình, báo cáo thẩm tra Dự án Luật An toàn thông tin; nghe Tờ
trình, báo cáo thẩm tra và thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư xây
dựng Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Ủy ban Thường vụ Quốc hội
trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long
Thành và giao Chính phủ chỉ đạo lập báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1 Dự
án và báo cáo Quốc hội trước khi quyết định đầu tư. Căn cứ yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước, Chính phủ chỉ đạo lập báo cáo nghiên cứu khả thi
giai đoạn 2, giai đoạn 3 và báo cáo Quốc hội trước khi quyết định đầu tư.
2531 lượt xem
(Theo Mạnh Cường/Báo Yên Bái)
Chiều 4/6, dưới sự chủ trì của đồng chí Dương Văn Thống – Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội ( ĐBQH) tỉnh Yên Bái, đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Bình, Nam Định đã tham gia thảo luận tại tổ về Dự án Luật Thống kê (sửa đổi) và Dự án Luật Tố tụng hành chính ( sửa đổi).
Về Dự án Luật Thống kê (sửa đổi), các đại
biểu tập trung thảo luận về phạm vi điều chỉnh của Dự Luật (Điều 1); hệ thống
thông tin thống kê Nhà nước (Chương II); hệ thống chỉ tiệu thống kê quốc
gia; thẩm định hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành (Điều 19) thẩm định phân loại
thống kê ngành, lĩnh vực (Điều 25); thẩm định phương án điều tra thống kê và
thẩm định chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
Tham gia ý kiến vào Dự thảo Luật này, đại
biểu Dương Văn Thống – Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái cơ bản đồng tình
với Dự luật. Đại biểu cho rằng việc sửa đổi Luật Thống kê lần này phải
khắc phục được những hạn chế của Luật Thống kê năm 2003. Thực tế hiện
nay, các thông tin, số liệu thống kê giữa các bộ, ngành, địa phương còn vênh
nhau nhất là các số liệu thống kê về tăng trưởng kinh tế, lao động qua đào tạo,
giảm nghèo, trồng rừng chưa được thống kê một cách chính xác. Về nguyên tắc thống
kê, đại biểu đề nghị bổ sung thêm là cấm các cơ quan tổ chức can thiệp vào công
tác thống kê. Về xử lý vi phạm tại Điều 11, đại biểu đề nghị giao cho Chính phủ
xem xét quy định xử lý sai phạm trong các thông tin, số liệu thống kê.
Đồng tình với quan điểm của đại biểu Dương
Văn Thống, đại biểu Phùng Quốc Hiển - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách
của Quốc hội, Đoàn Yên Bái đề nghị cần xem xét lại phạm vi và nguyên tắc thống
kê cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và không nên đưa thông tin thống
kê ngoài Nhà nước và Dự thảo Luật.
Tham gia ý kiến về Dự án Luật Tố tụng hành
chính (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Công Bình – Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái (ảnh trên) cơ bản nhất trí với Dự thảo
Luật. Về Điều 27, Khoản 3, Dự luật quy định về khởi kiện người chưa thành niên,
đại biểu cho rằng quy định của Dự thảo như vậy khó thực hiện, không đảm bảo
tính khách quan. Bày tỏ băn khoăn về những quyết định hành chính, hành vi
hành chính mang tính nội bộ cơ quan, tổ chức không thuộc thẩm quyền giải quyết
của toà án (trừ khiếu kiện quyết định kỷ luật “buộc thôi việc” được quy định
tại các Điều 32, 33) chưa phù hợp với quy định của Luật Khiếu nại và đáp ứng
nhu cầu thực tiễn, quyền công dân, quyền con người, đại biểu Nguyễn Công Bình
cho rằng có nhiều hình thức kỷ luật song chỉ có hình thức kỷ luật “buộc
thôi việc” mới có quyền khởi kiện ra toà là không công bằng vì có những quyết
định hành chính, hành vi hành chính làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao
động như cảnh cáo, hạ bậc lương…
Đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm – Đoàn Yên
Bái đề nghị về xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính cần quy
định một khoản riêng ngay trong Dự án Luật; về trình tự thẩm quyền xử phạt quy
định tại Điều 324 nên giao cho Toà án nhân dân Tối cao quy định. Đại biểu cũng
cho rằng thủ tục tranh tụng trong tố tụng hành chính chưa được thể hiện rõ, cần
nghiên cứu, bổ sung cụ thể vấn đề bảo vệ người chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự…Tại Khoản 7, Điều 182, đại biểu đề nghị cần cân nhắc
kỹ, bởi vì trong cộng đồng dân tộc thiểu số vẫn tồn tại những phong tục, tập
quán không còn phù hợp với nếp sống mới, được cộng đồng thừa nhận nhưng
không được quy định trong Dự thảo Luật.
Buổi sáng, các đại biểu làm việc tại Hội
trường nghe Tờ trình, báo cáo thẩm tra Dự án Luật An toàn thông tin; nghe Tờ
trình, báo cáo thẩm tra và thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư xây
dựng Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Ủy ban Thường vụ Quốc hội
trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long
Thành và giao Chính phủ chỉ đạo lập báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1 Dự
án và báo cáo Quốc hội trước khi quyết định đầu tư. Căn cứ yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước, Chính phủ chỉ đạo lập báo cáo nghiên cứu khả thi
giai đoạn 2, giai đoạn 3 và báo cáo Quốc hội trước khi quyết định đầu tư.