Từ năm 2010 đến nay, Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên (DN&GDTX) huyện Văn Yên đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trong công tác dạy nghề, giới thiệu việc làm, góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng về nghề cho LĐNT.
Giờ học thực hành nghề may tại xã Viễn Sơn.
Để đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề, hàng năm, huyện đã chú trọng công tác tuyên truyền thông qua hệ thống đài truyền thanh của huyện, xã, thị trấn, phát tờ rơi về học nghề và phối hợp với các tổ chức đoàn thể tuyên truyền miệng tại các buổi họp, xã, thôn, bản…
Trung tâm DN&GDTX huyện thực hiện các cuộc điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề để mở các lớp dạy nghề tại cơ sở sát với tình hình phát triển kinh tế của từng địa phương. Ngoài ra, Trung tâm còn chú trọng cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và dùng phương pháp giảng dạy tích cực theo phương thức "Cầm tay chỉ việc”, giới thiệu lý thuyết đến đâu, hướng dẫn thực hành đến đó để cho học viên dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với đối tượng học nghề của LĐNT hiện nay.
Từ năm 2010 đến nay, huyện đã mở 161 lớp đào tạo nghề LĐNT cho 4.811 người tham gia. Trong đó học nghề nông nghiệp là 3.474 người, chiếm 72,21% và nghề phi nông nghiệp là 1.337 người, chiếm 27,79%. Nhóm đối tượng học nghề gồm: lao động thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi có công với cách mạng 36 người; lao động khuyết tật 6 người; lao động thuộc hộ cận nghèo 73 người; lao động thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh 143 người; lao động dân tộc thiểu số 2.516 người và lao động khác 1.654 người, nâng tỷ lệ đào tạo nghề cho LĐNT của huyện đạt 42,54%.
Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nghề từ năm 2010 đến nay, đã có 4.616 lao động đã có việc làm chiếm 98%.
Hiện nay, Trung tâm DN&GDTX huyện Văn Yên đang thực hiện đào tạo gần 20 nghề, trong đó nghề phi nông nghiệp gồm: chế biến gỗ rừng trồng, kỹ thuật nấu ăn, may mặc, điện dân dụng…; nghề nông nghiệp gồm: kỹ thuật trồng lúa, trồng nấm, chăn nuôi thú y, nuôi cá nước ngọt, sản xuất rau an toàn…
Để đổi mới chương trình, giáo trình giảng dạy, Trung tâm đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến tham gia của các nhà quản lý, các kỹ sư nông nghiệp để ra mắt 5 bộ giáo trình giảng dạy theo tiêu chí: đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hiện, phù hợp với khả năng tiếp thu của LĐNT.
Nhiều giáo trình được đánh giá cao áp dụng trong giảng dạy như: nghề chăn nuôi lợn và kỹ thuật trồng lúa biên soạn năm 2011; giáo trình về kỹ thuật trồng nấm và nghề chế biến gỗ rừng trồng năm 2012; giáo trình đào tạo nghề cho LĐNT năm 2014.
Ông Nguyễn Hùng Thịnh - Phó Giám đốc Trung tâm DN&GDTX huyện cho biết: "Sau 7 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT, huyện đã chi phí trên 5,4 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương trên 2,7 tỷ đồng và ngân sách địa phương trên 2,6 tỷ đồng. Từ năm 2010 đến nay, đã có 112 người qua học nghề đã thành lập được tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp, có 194 người được doanh nghiệp tuyển dụng và số người tham gia học nghề 1 năm thoát nghèo trung bình đạt gần 200 người/năm".
"Dù vậy, công tác dạy nghề cũng gặp một số khó khăn như: chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa dạy nghề với các doanh nghiệp để tạo việc làm sau khi học nghề; tỷ lệ người đăng ký tham gia học nghề phi nông nghiệp còn thấp; một số chính quyền địa phương chưa thực sự vào cuộc trong công tác đào tạo nghề… ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả đào tạo nghề của huyện theo yêu cầu đặt ra” ông Thịnh thông tin.
Đào tạo nghề cho LĐNT, góp phần nâng cao nguồn nhân lực, tạo cơ hội việc làm, tăng năng suất chất lượng lao động, từng bước nâng cao đời sống người dân.
Đây là chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Song, công tác đào tạo nghề hiện nay cũng đòi hỏi những yêu cầu cao của thị trường tuyển dụng lao động về tay nghề, tác phong làm việc công nghiệp, khả năng làm việc theo tổ nhóm…
Đây là yêu cầu mà các cơ sở dạy nghề cần đặc biệt quan tâm trong quá trình hội nhập. Từ đó, công tác đào tạo nghề mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra hiện nay.
1205 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Từ năm 2010 đến nay, Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên (DN&GDTX) huyện Văn Yên đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trong công tác dạy nghề, giới thiệu việc làm, góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng về nghề cho LĐNT.Để đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề, hàng năm, huyện đã chú trọng công tác tuyên truyền thông qua hệ thống đài truyền thanh của huyện, xã, thị trấn, phát tờ rơi về học nghề và phối hợp với các tổ chức đoàn thể tuyên truyền miệng tại các buổi họp, xã, thôn, bản…
Trung tâm DN&GDTX huyện thực hiện các cuộc điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề để mở các lớp dạy nghề tại cơ sở sát với tình hình phát triển kinh tế của từng địa phương. Ngoài ra, Trung tâm còn chú trọng cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và dùng phương pháp giảng dạy tích cực theo phương thức "Cầm tay chỉ việc”, giới thiệu lý thuyết đến đâu, hướng dẫn thực hành đến đó để cho học viên dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với đối tượng học nghề của LĐNT hiện nay.
Từ năm 2010 đến nay, huyện đã mở 161 lớp đào tạo nghề LĐNT cho 4.811 người tham gia. Trong đó học nghề nông nghiệp là 3.474 người, chiếm 72,21% và nghề phi nông nghiệp là 1.337 người, chiếm 27,79%. Nhóm đối tượng học nghề gồm: lao động thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi có công với cách mạng 36 người; lao động khuyết tật 6 người; lao động thuộc hộ cận nghèo 73 người; lao động thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh 143 người; lao động dân tộc thiểu số 2.516 người và lao động khác 1.654 người, nâng tỷ lệ đào tạo nghề cho LĐNT của huyện đạt 42,54%.
Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nghề từ năm 2010 đến nay, đã có 4.616 lao động đã có việc làm chiếm 98%.
Hiện nay, Trung tâm DN&GDTX huyện Văn Yên đang thực hiện đào tạo gần 20 nghề, trong đó nghề phi nông nghiệp gồm: chế biến gỗ rừng trồng, kỹ thuật nấu ăn, may mặc, điện dân dụng…; nghề nông nghiệp gồm: kỹ thuật trồng lúa, trồng nấm, chăn nuôi thú y, nuôi cá nước ngọt, sản xuất rau an toàn…
Để đổi mới chương trình, giáo trình giảng dạy, Trung tâm đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến tham gia của các nhà quản lý, các kỹ sư nông nghiệp để ra mắt 5 bộ giáo trình giảng dạy theo tiêu chí: đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hiện, phù hợp với khả năng tiếp thu của LĐNT.
Nhiều giáo trình được đánh giá cao áp dụng trong giảng dạy như: nghề chăn nuôi lợn và kỹ thuật trồng lúa biên soạn năm 2011; giáo trình về kỹ thuật trồng nấm và nghề chế biến gỗ rừng trồng năm 2012; giáo trình đào tạo nghề cho LĐNT năm 2014.
Ông Nguyễn Hùng Thịnh - Phó Giám đốc Trung tâm DN&GDTX huyện cho biết: "Sau 7 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT, huyện đã chi phí trên 5,4 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương trên 2,7 tỷ đồng và ngân sách địa phương trên 2,6 tỷ đồng. Từ năm 2010 đến nay, đã có 112 người qua học nghề đã thành lập được tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp, có 194 người được doanh nghiệp tuyển dụng và số người tham gia học nghề 1 năm thoát nghèo trung bình đạt gần 200 người/năm".
"Dù vậy, công tác dạy nghề cũng gặp một số khó khăn như: chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa dạy nghề với các doanh nghiệp để tạo việc làm sau khi học nghề; tỷ lệ người đăng ký tham gia học nghề phi nông nghiệp còn thấp; một số chính quyền địa phương chưa thực sự vào cuộc trong công tác đào tạo nghề… ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả đào tạo nghề của huyện theo yêu cầu đặt ra” ông Thịnh thông tin.
Đào tạo nghề cho LĐNT, góp phần nâng cao nguồn nhân lực, tạo cơ hội việc làm, tăng năng suất chất lượng lao động, từng bước nâng cao đời sống người dân.
Đây là chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Song, công tác đào tạo nghề hiện nay cũng đòi hỏi những yêu cầu cao của thị trường tuyển dụng lao động về tay nghề, tác phong làm việc công nghiệp, khả năng làm việc theo tổ nhóm…
Đây là yêu cầu mà các cơ sở dạy nghề cần đặc biệt quan tâm trong quá trình hội nhập. Từ đó, công tác đào tạo nghề mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra hiện nay.