Mùa hè, thời tiết nắng nóng, côn trùng, vi khuẩn phát triển là thời điểm dễ phát sinh các loại bệnh lây qua đường tiêu hóa, bệnh lây do côn trùng, vi khuẩn như: tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết… Những năm gần đây, không ít loại bệnh trước đây thường chỉ xuất hiện vào mùa đông thì nay xuất hiện vào cả mùa hè. Đặc biệt, bệnh tay - chân - miệng (TCM) đang diễn biến phức tạp. Vì vậy, mỗi người cần nâng cao ý thức chủ động phòng, tránh cho bản thân, gia đình và xã hội.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Trấn Yên, từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên địa bàn cơ bản ổn định, không có dịch lớn xảy ra. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp mắc cúm, viêm kết mạc, thủy đậu và TCM, chủ yếu ở các trường học. Bác sỹ Trần Duy Khiêm - Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện cho biết: “Mặc dù đến thời điểm này, bệnh dịch đang ổn định nhưng cũng đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Hiện đang là thời điểm mùa hè, tình hình thời tiết đang diễn biến phức tạp và bất thường, là nguyên nhân có thể bùng phát các loại dịch bệnh như tả, lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết, TCM, cúm A(H5N1), A(H1N1), sốt phát ban và sốt do các vi rút khác gây ra”.
Để chủ động phòng, chống các dịch bệnh mùa hè, Trung tâm Y tế huyện đã tham mưu với UBND huyện triển khai kế hoạch phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm năm 2015 và chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng chống dịch. Trong đó, chỉ đạo, theo dõi việc giám sát dịch bệnh trên địa bàn toàn huyện, đặc biệt là các ổ dịch cũ để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh và xử lý kịp thời; tăng cường giám sát từ các phòng khám bệnh, khoa truyền nhiễm, phòng khám đa khoa khu vực đến trạm y tế xã và cộng đồng để phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh dịch đầu tiên, kịp thời thu dung điều trị bệnh nhân.
Đồng thời, tiến hành các biện pháp xử lý dịch không để lây lan ra diện rộng; tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng cách phát hiện các loại dịch bệnh và biện pháp dự phòng tại cộng đồng; vận động nhân dân thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm; chuẩn bị đầy đủ thuốc, hóa chất và trang thiết bị cần thiết phục vụ khi có dịch xảy ra.
Khi xảy ra dịch, phải triển khai khẩn cấp các biện pháp chống dịch và thực hiện nghiêm túc chế độ khai báo thông tin, báo cáo thường xuyên. Đặc biệt, huyện cũng đề ra các mục tiêu cụ thể để thực hiện như: 100% ca bệnh cúm A (H5N1), cúm A (H7N9), cúm A (H5N8), tả, viêm hô hấp cấp tính nặng do corona - virus chủng mới, dịch hạch, Ebola được giám sát chủ động; 100% ca bệnh dại được điều tra, giám sát; tỷ lệ tiêm phòng vắcxin cho trẻ em và phụ nữ có thai đạt 99,5% trở lên và không có trường hợp tử vong do dịch bệnh.
Theo khuyến cáo của ngành y tế, mọi người đều có thể mắc các bệnh truyền nhiễm vào mùa hè nhưng đối tượng dễ mắc nhất vẫn là trẻ em. Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch của trẻ đang từng bước hình thành, chưa thành ý thức để tự giác phòng bệnh, khi mắc bệnh dễ lây cho các trẻ xung quanh. Vì vậy, các trường học cần chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ, thành lập và kiện toàn ban chỉ đạo công tác y tế học đường; xây dựng kế hoạch chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho học sinh; phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh và báo cho y tế địa phương để áp dụng các biện pháp phù hợp.
Trước tình hình bệnh dịch có thể diễn biến phức tạp, nhưng công tác phòng, chống dịch còn gặp không ít khó khăn do thiếu cán bộ; nhận thức của người dân còn hạn chế, nhất là thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa tốt. Vì vậy, ngành y tế, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ, tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế cơ sở, đẩy mạnh tuyên truyền tới mỗi người dân để họ biết cách tự phòng tránh.
Để công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè đạt hiệu quả, sự vào cuộc của cán bộ y tế là chưa đủ, mà cần có sự tham gia phòng chống, giám sát, kịp thời phát hiện ca bệnh của mỗi người dân. Đặc biệt, cần trang bị các kiến thức cơ bản để tự bảo vệ mình trước những nguy cơ dịch bệnh.
1938 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Mùa hè, thời tiết nắng nóng, côn trùng, vi khuẩn phát triển là thời điểm dễ phát sinh các loại bệnh lây qua đường tiêu hóa, bệnh lây do côn trùng, vi khuẩn như: tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết… Những năm gần đây, không ít loại bệnh trước đây thường chỉ xuất hiện vào mùa đông thì nay xuất hiện vào cả mùa hè. Đặc biệt, bệnh tay - chân - miệng (TCM) đang diễn biến phức tạp. Vì vậy, mỗi người cần nâng cao ý thức chủ động phòng, tránh cho bản thân, gia đình và xã hội.Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Trấn Yên, từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên địa bàn cơ bản ổn định, không có dịch lớn xảy ra. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp mắc cúm, viêm kết mạc, thủy đậu và TCM, chủ yếu ở các trường học. Bác sỹ Trần Duy Khiêm - Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện cho biết: “Mặc dù đến thời điểm này, bệnh dịch đang ổn định nhưng cũng đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Hiện đang là thời điểm mùa hè, tình hình thời tiết đang diễn biến phức tạp và bất thường, là nguyên nhân có thể bùng phát các loại dịch bệnh như tả, lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết, TCM, cúm A(H5N1), A(H1N1), sốt phát ban và sốt do các vi rút khác gây ra”.
Để chủ động phòng, chống các dịch bệnh mùa hè, Trung tâm Y tế huyện đã tham mưu với UBND huyện triển khai kế hoạch phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm năm 2015 và chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng chống dịch. Trong đó, chỉ đạo, theo dõi việc giám sát dịch bệnh trên địa bàn toàn huyện, đặc biệt là các ổ dịch cũ để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh và xử lý kịp thời; tăng cường giám sát từ các phòng khám bệnh, khoa truyền nhiễm, phòng khám đa khoa khu vực đến trạm y tế xã và cộng đồng để phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh dịch đầu tiên, kịp thời thu dung điều trị bệnh nhân.
Đồng thời, tiến hành các biện pháp xử lý dịch không để lây lan ra diện rộng; tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng cách phát hiện các loại dịch bệnh và biện pháp dự phòng tại cộng đồng; vận động nhân dân thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm; chuẩn bị đầy đủ thuốc, hóa chất và trang thiết bị cần thiết phục vụ khi có dịch xảy ra.
Khi xảy ra dịch, phải triển khai khẩn cấp các biện pháp chống dịch và thực hiện nghiêm túc chế độ khai báo thông tin, báo cáo thường xuyên. Đặc biệt, huyện cũng đề ra các mục tiêu cụ thể để thực hiện như: 100% ca bệnh cúm A (H5N1), cúm A (H7N9), cúm A (H5N8), tả, viêm hô hấp cấp tính nặng do corona - virus chủng mới, dịch hạch, Ebola được giám sát chủ động; 100% ca bệnh dại được điều tra, giám sát; tỷ lệ tiêm phòng vắcxin cho trẻ em và phụ nữ có thai đạt 99,5% trở lên và không có trường hợp tử vong do dịch bệnh.
Theo khuyến cáo của ngành y tế, mọi người đều có thể mắc các bệnh truyền nhiễm vào mùa hè nhưng đối tượng dễ mắc nhất vẫn là trẻ em. Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch của trẻ đang từng bước hình thành, chưa thành ý thức để tự giác phòng bệnh, khi mắc bệnh dễ lây cho các trẻ xung quanh. Vì vậy, các trường học cần chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ, thành lập và kiện toàn ban chỉ đạo công tác y tế học đường; xây dựng kế hoạch chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho học sinh; phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh và báo cho y tế địa phương để áp dụng các biện pháp phù hợp.
Trước tình hình bệnh dịch có thể diễn biến phức tạp, nhưng công tác phòng, chống dịch còn gặp không ít khó khăn do thiếu cán bộ; nhận thức của người dân còn hạn chế, nhất là thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa tốt. Vì vậy, ngành y tế, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ, tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế cơ sở, đẩy mạnh tuyên truyền tới mỗi người dân để họ biết cách tự phòng tránh. Để công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè đạt hiệu quả, sự vào cuộc của cán bộ y tế là chưa đủ, mà cần có sự tham gia phòng chống, giám sát, kịp thời phát hiện ca bệnh của mỗi người dân. Đặc biệt, cần trang bị các kiến thức cơ bản để tự bảo vệ mình trước những nguy cơ dịch bệnh.