Là tỉnh miền núi, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm hơn 53%, nên việc quan tâm, chăm lo phát triển đảng viên, trong đó có đảng viên nữ ở Yên Bái luôn được chú trọng. Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015 tỷ lệ cán bộ nữ lãnh đạo quản lý cấp huyện đạt 19,7%, cấp tỉnh đạt 14,8%, bảo đảm cơ cấu, tiêu chuẩn, độ tuổi theo quy định; nhiều đồng chí qua rèn luyện, thử thách, tiếp tục được quy hoạch vào cương vị lãnh đạo cao hơn.
Đồng chí Lò Thị Huân - Bí thư Thị ủy Nghĩa Lộ kiểm tra chất lượng công trình nhà sàn truyền thống ở xã Nghĩa An. Ảnh báo Yên Bái
Bí thư Thị ủy Nghĩa Lộ Lò Thị Huân vốn trưởng thành từ cơ sở. Kinh nghiệm thực tế đã giúp đồng chí giải quyết thành công nhiều vướng mắc trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng thị xã Nghĩa Lộ thành thị xã văn hóa - du lịch dân tộc miền núi. Ngoài việc quy hoạch, mở rộng không gian đô thị, riêng việc mở tuyến đường tránh thị xã khiến hơn 800 hộ dân bị ảnh hưởng, trong đó có hàng trăm hộ phải di dời, tái định cư mới. Vấn đề là bảo đảm nơi tái định cư mới phải bằng hoặc hơn nơi ở cũ; trong đó phải tính đến yếu tố văn hóa nhà sàn Thái, không thể áp dụng kiểu nhà ống (5 m x 20 m); vẫn bảo đảm được cảnh quan đô thị mang tính du lịch, văn hóa cao. Một thành công của nữ bí thư nơi đây là động viên các nhà văn hóa Thái cùng sưu tầm sáu điệu xòe Thái cổ; tổ chức thành công vòng đại xòe Thái lớn nhất Việt Nam với hơn 2.000 nghệ nhân cùng diễn viên quần chúng trong thị xã tham gia, thu hút hàng vạn du khách đến vùng đất Mường Lò xinh đẹp.
Vốn thông thạo tiếng Khơ Mú, tháng 11-2013 Hoàng Thị Phóng, nữ cán bộ trẻ người dân tộc Thái đang giữ chức Thường trực HÐND huyện, được Huyện ủy Văn Chấn điều động làm Bí thư Ðảng ủy xã Nghĩa Sơn, một vùng đặc biệt khó khăn, nơi người Khơ Mú chiếm hơn 73%. Xác định đây là một môi trường khắc nghiệt thử thách cán bộ trẻ, điều đầu tiên về cơ sở là bổ sung quy chế làm việc của ban thường vụ, ban chấp hành, các đoàn thể và cán bộ xã. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đảng ủy viên phụ trách từng lĩnh vực và phụ trách các bản, chi bộ; hằng tháng họp đánh giá kết quả việc hoàn thành nhiệm vụ của từng cấp ủy viên, đề ra các nhiệm vụ trong tháng tiếp theo. Do làm tốt công tác tự phê bình và phê bình trong Ðảng, Bí thư Ðảng ủy xã gương mẫu, đã chấm dứt được tình trạng cán bộ say rượu trong giờ làm việc ở trụ sở xã; chấm dứt tình trạng đi muộn, về sớm vốn dĩ quá quen với tác phong làm việc ở vùng cao này. Tại Ðại hội Ðảng bộ huyện Văn Chấn nhiệm kỳ 2015 - 2020, đồng chí Hoàng Thị Phóng được bầu tham gia ban thường vụ, cơ cấu là Phó Chủ tịch HÐND huyện. Từ thực tế này, Ðảng bộ Yên Bái rút ra bài học đối với đào tạo cán bộ nữ là tăng cường luân chuyển về vùng khó khăn thử thách để đào tạo, rèn luyện cán bộ.
Bên cạnh đó, việc đào tạo cán bộ nữ người dân tộc cần có kế hoạch lâu dài, ưu tiên tuyển vào các trường dân tộc nội trú huyện, nhất là học sinh nữ dân tộc Mông, Thái, Dao, Khơ Mú... bởi một thực tế vùng cao còn nhiều hủ tục nặng nề, nữ sinh ít được giao tiếp xã hội, lớn lên thì lấy chồng. Ngay như xã La Pán Tẩn huyện Mù Cang Chải, qua khảo sát có hơn 50% số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ không biết chữ, nói tiếng phổ thông khó khăn, do tái mù vì ngày ngày chỉ lên nương rẫy, ít giao tiếp với bên ngoài.
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phạm Thị Thanh Ðiệp khi trao đổi về công tác cán bộ nữ của Yên Bái đã đề xuất ý kiến rằng: Cần "nhìn việc xếp cán bộ" nhất là đối với cán bộ nữ; cần có quan điểm nhất quán từ quy hoạch, đào tạo, rèn luyện đến bố trí, sử dụng đội ngũ này cho phù hợp với khả năng, trình độ từng người, đặc biệt cần mạnh dạn phát hiện nhân tố mới trong công tác cán bộ nữ.
1736 lượt xem
(Theo Thanh Sơn/Báo Nhân dân)
Là tỉnh miền núi, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm hơn 53%, nên việc quan tâm, chăm lo phát triển đảng viên, trong đó có đảng viên nữ ở Yên Bái luôn được chú trọng. Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015 tỷ lệ cán bộ nữ lãnh đạo quản lý cấp huyện đạt 19,7%, cấp tỉnh đạt 14,8%, bảo đảm cơ cấu, tiêu chuẩn, độ tuổi theo quy định; nhiều đồng chí qua rèn luyện, thử thách, tiếp tục được quy hoạch vào cương vị lãnh đạo cao hơn.
Bí thư Thị ủy Nghĩa Lộ Lò Thị Huân vốn trưởng thành từ cơ sở. Kinh nghiệm thực tế đã giúp đồng chí giải quyết thành công nhiều vướng mắc trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng thị xã Nghĩa Lộ thành thị xã văn hóa - du lịch dân tộc miền núi. Ngoài việc quy hoạch, mở rộng không gian đô thị, riêng việc mở tuyến đường tránh thị xã khiến hơn 800 hộ dân bị ảnh hưởng, trong đó có hàng trăm hộ phải di dời, tái định cư mới. Vấn đề là bảo đảm nơi tái định cư mới phải bằng hoặc hơn nơi ở cũ; trong đó phải tính đến yếu tố văn hóa nhà sàn Thái, không thể áp dụng kiểu nhà ống (5 m x 20 m); vẫn bảo đảm được cảnh quan đô thị mang tính du lịch, văn hóa cao. Một thành công của nữ bí thư nơi đây là động viên các nhà văn hóa Thái cùng sưu tầm sáu điệu xòe Thái cổ; tổ chức thành công vòng đại xòe Thái lớn nhất Việt Nam với hơn 2.000 nghệ nhân cùng diễn viên quần chúng trong thị xã tham gia, thu hút hàng vạn du khách đến vùng đất Mường Lò xinh đẹp.
Vốn thông thạo tiếng Khơ Mú, tháng 11-2013 Hoàng Thị Phóng, nữ cán bộ trẻ người dân tộc Thái đang giữ chức Thường trực HÐND huyện, được Huyện ủy Văn Chấn điều động làm Bí thư Ðảng ủy xã Nghĩa Sơn, một vùng đặc biệt khó khăn, nơi người Khơ Mú chiếm hơn 73%. Xác định đây là một môi trường khắc nghiệt thử thách cán bộ trẻ, điều đầu tiên về cơ sở là bổ sung quy chế làm việc của ban thường vụ, ban chấp hành, các đoàn thể và cán bộ xã. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đảng ủy viên phụ trách từng lĩnh vực và phụ trách các bản, chi bộ; hằng tháng họp đánh giá kết quả việc hoàn thành nhiệm vụ của từng cấp ủy viên, đề ra các nhiệm vụ trong tháng tiếp theo. Do làm tốt công tác tự phê bình và phê bình trong Ðảng, Bí thư Ðảng ủy xã gương mẫu, đã chấm dứt được tình trạng cán bộ say rượu trong giờ làm việc ở trụ sở xã; chấm dứt tình trạng đi muộn, về sớm vốn dĩ quá quen với tác phong làm việc ở vùng cao này. Tại Ðại hội Ðảng bộ huyện Văn Chấn nhiệm kỳ 2015 - 2020, đồng chí Hoàng Thị Phóng được bầu tham gia ban thường vụ, cơ cấu là Phó Chủ tịch HÐND huyện. Từ thực tế này, Ðảng bộ Yên Bái rút ra bài học đối với đào tạo cán bộ nữ là tăng cường luân chuyển về vùng khó khăn thử thách để đào tạo, rèn luyện cán bộ.
Bên cạnh đó, việc đào tạo cán bộ nữ người dân tộc cần có kế hoạch lâu dài, ưu tiên tuyển vào các trường dân tộc nội trú huyện, nhất là học sinh nữ dân tộc Mông, Thái, Dao, Khơ Mú... bởi một thực tế vùng cao còn nhiều hủ tục nặng nề, nữ sinh ít được giao tiếp xã hội, lớn lên thì lấy chồng. Ngay như xã La Pán Tẩn huyện Mù Cang Chải, qua khảo sát có hơn 50% số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ không biết chữ, nói tiếng phổ thông khó khăn, do tái mù vì ngày ngày chỉ lên nương rẫy, ít giao tiếp với bên ngoài.
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phạm Thị Thanh Ðiệp khi trao đổi về công tác cán bộ nữ của Yên Bái đã đề xuất ý kiến rằng: Cần "nhìn việc xếp cán bộ" nhất là đối với cán bộ nữ; cần có quan điểm nhất quán từ quy hoạch, đào tạo, rèn luyện đến bố trí, sử dụng đội ngũ này cho phù hợp với khả năng, trình độ từng người, đặc biệt cần mạnh dạn phát hiện nhân tố mới trong công tác cán bộ nữ.