CTTĐT - Xác định phát triển công nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân, thời gian qua, huyện Trấn Yên đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành của tỉnh đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, thu hút được nhiều dự án đầu tư vào địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp.
Công ty TNHH quốc tế Vina KNF hoạt động ổn định tại huyện Trấn Yên.
Xuất phát điểm là một huyện có cơ cấu kinh tế thuần túy nông nghiệp, giá trị sản xuất thấp, những năm gần đây, với sự nỗ lực xây dựng và phát triển, Trấn Yên đã có nhiều sự thay đổi theo hướng tích cực. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch sang công nghiệp, dịch vụ - thương mại và nông nghiệp, trong đó giá trị ngành công nghiệp đang dần đóng vai trò chủ đạo thay cho ngành nông nghiệp. Bộ mặt nông thôn có sự thay đổi rõ nét.
Là một trong những địa phương có nhiều lợi thế của tỉnh, như: vị trí địa lý, đường giao thông thuận tiện, diện tích đất tự nhiên lớn, nguồn nhân lực dồi dào, nơi đây cũng tập trung nhiều mỏ khoáng sản, với trữ lượng lớn và nhiều vùng chuyên canh tập trung, thuận lợi cho công nghiệp chế biến. Chính vì vậy, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Trấn Yên khóa XXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển Công nghiệp và thu hút đầu tư, với mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp bình quân đạt 15,5%/năm, giá trị đến năm 2020 đạt 700 tỷ đồng; tổng nguồn vốn huy động ngoài ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển đạt trên 3.300 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 12,4%/năm. Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành, cấp ủy huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, xác định nội dung, công việc cần triển khai tổ chức thực hiện; kịp thời chỉ đạo, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc đối với thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, các nguồn vốn, các chính sách hỗ trợ…
Một trong những việc được huyện Trấn Yên quan tâm đó là thực hiện một cách thực chất và có hiệu quả công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư. Theo đó, Huyện đã chỉ đạo các ngành đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao chỉ số cải cách hành chính trên địa bàn huyện, áp dụng và triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn. Xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch dịch vụ, cải thiện môi trường đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, chú trọng liên kết, liên doanh tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, nên giá trị sản xuất công nghiệp của huyện Trấn Yên liên tục tăng qua các năm. Năm 2016, giá trị sản xuất hiện hành của 310 cơ sở đạt gần 530 tỷ đồng, trong đó công nghiệp địa phương tăng 19%, công nghịêp có vốn nước ngoài tăng 140,93% so với năm 2015. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn như: chế biến gỗ rừng trồng; sản xuất, chế biến chè; khai thác, chế biến khoáng sản, may mặc…. các cơ sở này đã giải quyết việc làm ổn định cho 2.100 lao động ở nông thôn.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà chuyên môn, thì lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn huyện chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của huyện, bởi 4 lý do. Đó là: Công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị quyết của Huyện ủy chưa đầy đủ đến cộng đồng dân cư, các cơ sở sản xuất kinh doanh; một số cơ sở kinh doanh chưa chủ động, tích cực trong việc trao đổi với các cơ quan quản lý nhà nước. Việc khảo sát, điều tra, tổng hợp các ý kiến, kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa kịp thời. Kết cấu hạ tầng của huyện bước đầu đã được chú trọng, đầu tư xây dựng, nhưng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển; nguồn vốn đầu tư giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng còn thấp, nên chưa tạo ra được quỹ đất để thu hút các dự án đầu tư vào địa bàn. Và cuối cùng là tốc độ tăng trưởng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn còn thấp và chậm so với nhu cầu phát triển, sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, chưa bền vững, đa phần sản phẩm sản xuất ra chất lượng thấp, khả năng cạnh tranh kém, thị trường tiêu thụ nhỏ chưa ổn định…
Nhờ xác định rõ được những hạn chế trong thu hút đầu tư, nên huyện Trấn Yên đã đề ra được những giải pháp cụ thể để giải quyết bài toán khó này. Đó là, đẩy nhanh và sớm hoàn thiện các dự án xây dựng nhà máy sản xuất, lắp giáp linh kiện điện tử; nhà máy sản xuất xứ dân dụng; nhà máy gạch men ốp lát; tiếp tục kêu gọi thu hút vốn đầu tư phát triển các cụm công nghiệp tại xã Minh Quân, Y Can, Báo Đáp và Hưng Khánh; tiếp tục thành lập 2 cụm công nghiệp tại nút giao IC12 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai tại xã Bảo Hưng, trong đó ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản, dệt may, gắn với vùng nguyên liệu và đầu ra ổn định cho sản phẩm. Cùng với đó là xây dựng các công trình hoàn thiện kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là ở khu vực nông thôn; tổ chức tốt công tác giải phóng mặt bằng; chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành của tỉnh, các đơn vị tư vấn tổ chức các hoạt động hội thảo xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh của huyện và của các cơ sở sản xuất kinh doanh; sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các nguồn đầu tư khác. Huyện cũng thực hiện một cách thực chất và có hiệu quả công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư…
Với các giải pháp phù hợp, tin rằng Trấn Yên sẽ thực hiện thành công Nghị quyết về phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư, đây sẽ là tiền đề tốt để Trấn Yên thực hiện tốt công cuộc CNH,HĐH và xây dựng thành công huyện NTM vào năm 2020./.
2078 lượt xem
CTV: Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định phát triển công nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân, thời gian qua, huyện Trấn Yên đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành của tỉnh đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, thu hút được nhiều dự án đầu tư vào địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp.
Xuất phát điểm là một huyện có cơ cấu kinh tế thuần túy nông nghiệp, giá trị sản xuất thấp, những năm gần đây, với sự nỗ lực xây dựng và phát triển, Trấn Yên đã có nhiều sự thay đổi theo hướng tích cực. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch sang công nghiệp, dịch vụ - thương mại và nông nghiệp, trong đó giá trị ngành công nghiệp đang dần đóng vai trò chủ đạo thay cho ngành nông nghiệp. Bộ mặt nông thôn có sự thay đổi rõ nét.
Là một trong những địa phương có nhiều lợi thế của tỉnh, như: vị trí địa lý, đường giao thông thuận tiện, diện tích đất tự nhiên lớn, nguồn nhân lực dồi dào, nơi đây cũng tập trung nhiều mỏ khoáng sản, với trữ lượng lớn và nhiều vùng chuyên canh tập trung, thuận lợi cho công nghiệp chế biến. Chính vì vậy, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Trấn Yên khóa XXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển Công nghiệp và thu hút đầu tư, với mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp bình quân đạt 15,5%/năm, giá trị đến năm 2020 đạt 700 tỷ đồng; tổng nguồn vốn huy động ngoài ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển đạt trên 3.300 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 12,4%/năm. Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành, cấp ủy huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, xác định nội dung, công việc cần triển khai tổ chức thực hiện; kịp thời chỉ đạo, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc đối với thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, các nguồn vốn, các chính sách hỗ trợ…
Một trong những việc được huyện Trấn Yên quan tâm đó là thực hiện một cách thực chất và có hiệu quả công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư. Theo đó, Huyện đã chỉ đạo các ngành đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao chỉ số cải cách hành chính trên địa bàn huyện, áp dụng và triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn. Xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch dịch vụ, cải thiện môi trường đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, chú trọng liên kết, liên doanh tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, nên giá trị sản xuất công nghiệp của huyện Trấn Yên liên tục tăng qua các năm. Năm 2016, giá trị sản xuất hiện hành của 310 cơ sở đạt gần 530 tỷ đồng, trong đó công nghiệp địa phương tăng 19%, công nghịêp có vốn nước ngoài tăng 140,93% so với năm 2015. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn như: chế biến gỗ rừng trồng; sản xuất, chế biến chè; khai thác, chế biến khoáng sản, may mặc…. các cơ sở này đã giải quyết việc làm ổn định cho 2.100 lao động ở nông thôn.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà chuyên môn, thì lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn huyện chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của huyện, bởi 4 lý do. Đó là: Công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị quyết của Huyện ủy chưa đầy đủ đến cộng đồng dân cư, các cơ sở sản xuất kinh doanh; một số cơ sở kinh doanh chưa chủ động, tích cực trong việc trao đổi với các cơ quan quản lý nhà nước. Việc khảo sát, điều tra, tổng hợp các ý kiến, kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa kịp thời. Kết cấu hạ tầng của huyện bước đầu đã được chú trọng, đầu tư xây dựng, nhưng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển; nguồn vốn đầu tư giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng còn thấp, nên chưa tạo ra được quỹ đất để thu hút các dự án đầu tư vào địa bàn. Và cuối cùng là tốc độ tăng trưởng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn còn thấp và chậm so với nhu cầu phát triển, sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, chưa bền vững, đa phần sản phẩm sản xuất ra chất lượng thấp, khả năng cạnh tranh kém, thị trường tiêu thụ nhỏ chưa ổn định…
Nhờ xác định rõ được những hạn chế trong thu hút đầu tư, nên huyện Trấn Yên đã đề ra được những giải pháp cụ thể để giải quyết bài toán khó này. Đó là, đẩy nhanh và sớm hoàn thiện các dự án xây dựng nhà máy sản xuất, lắp giáp linh kiện điện tử; nhà máy sản xuất xứ dân dụng; nhà máy gạch men ốp lát; tiếp tục kêu gọi thu hút vốn đầu tư phát triển các cụm công nghiệp tại xã Minh Quân, Y Can, Báo Đáp và Hưng Khánh; tiếp tục thành lập 2 cụm công nghiệp tại nút giao IC12 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai tại xã Bảo Hưng, trong đó ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản, dệt may, gắn với vùng nguyên liệu và đầu ra ổn định cho sản phẩm. Cùng với đó là xây dựng các công trình hoàn thiện kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là ở khu vực nông thôn; tổ chức tốt công tác giải phóng mặt bằng; chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành của tỉnh, các đơn vị tư vấn tổ chức các hoạt động hội thảo xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh của huyện và của các cơ sở sản xuất kinh doanh; sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các nguồn đầu tư khác. Huyện cũng thực hiện một cách thực chất và có hiệu quả công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư…
Với các giải pháp phù hợp, tin rằng Trấn Yên sẽ thực hiện thành công Nghị quyết về phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư, đây sẽ là tiền đề tốt để Trấn Yên thực hiện tốt công cuộc CNH,HĐH và xây dựng thành công huyện NTM vào năm 2020./.