Với mục tiêu đưa vụ 3 thành vụ sản xuất chính để nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, căn cứ vào chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất vụ đông của huyện Yên Bình giao, tùy thuộc vào địa hình từng thôn, xã Yên Bình tập trung chỉ đạo nhân dân không được bỏ trống bất cứ diện tích đất nào để đảm bảo kế hoạch.
Nông dân xã Yên Bình trồng ngô đông.
Ông Vũ Quốc Toàn - Chủ tịch UBND xã Yên Bình cho biết, theo kế hoạch huyện giao, vụ đông 2017, xã Yên Bình phấn đấu gieo trồng 48 ha ngô, trong đó ngô trên đất 2 vụ lúa là 28 ha, còn lại 20 ha là ngô trên đất soi bãi, ngô đồi và 55 ha khoang lang, rau màu các loại.
Để đảm bảo kế hoạch sản xuất vụ đông trong khung thời vụ tốt nhất, đồng thời chủ động được kế hoạch sản xuất vụ xuân năm 2018, xã đã xây dựng kế hoạch về trồng cây vụ đông; kiện toàn Ban Chỉ đạo sản xuất vụ đông và phân công các thành viên đôn đốc các thôn sản xuất.
"Vinh dự cho địa phương năm nay được tỉnh chọn làm điểm để tổ chức lễ phát động sản xuất vụ đông, bởi vậy, chúng tôi phải cố gắng hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch đề ra" - ông Toàn cho chia sẻ.
Với phương châm "Sáng lúa chiều ngô”, khi lúa chín từ 90 - 95%, xã chỉ đạo gặt và gặt đến đâu làm đất đến đó để xuống giống ngô kịp thời vụ. Phương pháp làm đất tối thiểu được áp dụng sẽ rút ngắn thời gian không phải cày ải mà vẫn đảm bảo sinh trưởng của ngô.
Thời điểm này, diện tích ngô soi bãi, nương đồi thấp, trồng trên chân ruộng 2 vụ đã cơ bản hoàn thành kế hoạch. Xã tập trung chỉ đạo trồng các loại rau màu để kết thúc thời vụ gieo trồng trước 30/10.
Để sản xuất vụ đông trở thành vụ chính, xã chỉ đạo khuyến nông viên tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây vụ đông cho nông dân; mỗi cán bộ, đảng viên phải làm tốt việc tuyên truyền, vận động nhân dân làm vụ đông.
Để đảm bảo tỷ lệ ngô sống cao, sinh trưởng tốt, xã chỉ đạo làm bầu ngô, tăng mật độ từ 5,5 - 6 vạn cây/ha, tập trung bón lân để ngô sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh; chú trọng phòng, chống sâu bệnh hại và lưu ý sử dụng thuốc trừ sâu đúng loại; theo dõi đồng ruộng thường xuyên để phòng, chống sâu bệnh hiệu quả; phòng chống mưa ngập úng, hạn; trồng các loại rau màu có giá trị kinh tế.
Trên con đường đến các thôn: Đức Tiến 1, Cây Thị, Cây Vối, Linh Môn... người dân đang tấp nập ra đồng trồng và chăm sóc rau màu. Chị Nguyễn Thị Hiền, thôn Đức Tiến 1 cho biết: "Nhà tôi có hơn 4 sào ruộng, vụ đông nào cũng trồng ngô và cây rau màu, nhưng ngô vẫn là cây trồng chủ lực. Ngoài việc dùng ngô vào phát triển chăn nuôi thì mục đích chính vẫn là sản xuất hàng hóa. Toàn bộ diện tích ngô của tôi đều sinh trưởng, phát triển tốt”.
Chị Hoàng Thị Thịnh thôn Cây Thị cũng vậy, với gần 7 sào ruộng, vụ đông nào chị cũng để một nửa diện tích trồng ngô, còn lại trồng rau. Chị Thịnh cho biết: "Ngô để chăn nuôi, còn rau màu thì trồng rau gia vị, rau cải ngồng ngọt, cải bẹ mào gà, đậu tứ quý số 2 và trồng rải vụ để hiệu quả kinh tế cao”. Với những giải pháp đồng bộ, sự quyết tâm cao của toàn bộ hệ thống chính trị và nông dân, chắc chăn xã Yên Bình sẽ từng bước đưa vụ đông thành vụ chính.
1445 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Với mục tiêu đưa vụ 3 thành vụ sản xuất chính để nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, căn cứ vào chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất vụ đông của huyện Yên Bình giao, tùy thuộc vào địa hình từng thôn, xã Yên Bình tập trung chỉ đạo nhân dân không được bỏ trống bất cứ diện tích đất nào để đảm bảo kế hoạch. Ông Vũ Quốc Toàn - Chủ tịch UBND xã Yên Bình cho biết, theo kế hoạch huyện giao, vụ đông 2017, xã Yên Bình phấn đấu gieo trồng 48 ha ngô, trong đó ngô trên đất 2 vụ lúa là 28 ha, còn lại 20 ha là ngô trên đất soi bãi, ngô đồi và 55 ha khoang lang, rau màu các loại.
Để đảm bảo kế hoạch sản xuất vụ đông trong khung thời vụ tốt nhất, đồng thời chủ động được kế hoạch sản xuất vụ xuân năm 2018, xã đã xây dựng kế hoạch về trồng cây vụ đông; kiện toàn Ban Chỉ đạo sản xuất vụ đông và phân công các thành viên đôn đốc các thôn sản xuất.
"Vinh dự cho địa phương năm nay được tỉnh chọn làm điểm để tổ chức lễ phát động sản xuất vụ đông, bởi vậy, chúng tôi phải cố gắng hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch đề ra" - ông Toàn cho chia sẻ.
Với phương châm "Sáng lúa chiều ngô”, khi lúa chín từ 90 - 95%, xã chỉ đạo gặt và gặt đến đâu làm đất đến đó để xuống giống ngô kịp thời vụ. Phương pháp làm đất tối thiểu được áp dụng sẽ rút ngắn thời gian không phải cày ải mà vẫn đảm bảo sinh trưởng của ngô.
Thời điểm này, diện tích ngô soi bãi, nương đồi thấp, trồng trên chân ruộng 2 vụ đã cơ bản hoàn thành kế hoạch. Xã tập trung chỉ đạo trồng các loại rau màu để kết thúc thời vụ gieo trồng trước 30/10.
Để sản xuất vụ đông trở thành vụ chính, xã chỉ đạo khuyến nông viên tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây vụ đông cho nông dân; mỗi cán bộ, đảng viên phải làm tốt việc tuyên truyền, vận động nhân dân làm vụ đông.
Để đảm bảo tỷ lệ ngô sống cao, sinh trưởng tốt, xã chỉ đạo làm bầu ngô, tăng mật độ từ 5,5 - 6 vạn cây/ha, tập trung bón lân để ngô sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh; chú trọng phòng, chống sâu bệnh hại và lưu ý sử dụng thuốc trừ sâu đúng loại; theo dõi đồng ruộng thường xuyên để phòng, chống sâu bệnh hiệu quả; phòng chống mưa ngập úng, hạn; trồng các loại rau màu có giá trị kinh tế.
Trên con đường đến các thôn: Đức Tiến 1, Cây Thị, Cây Vối, Linh Môn... người dân đang tấp nập ra đồng trồng và chăm sóc rau màu. Chị Nguyễn Thị Hiền, thôn Đức Tiến 1 cho biết: "Nhà tôi có hơn 4 sào ruộng, vụ đông nào cũng trồng ngô và cây rau màu, nhưng ngô vẫn là cây trồng chủ lực. Ngoài việc dùng ngô vào phát triển chăn nuôi thì mục đích chính vẫn là sản xuất hàng hóa. Toàn bộ diện tích ngô của tôi đều sinh trưởng, phát triển tốt”.
Chị Hoàng Thị Thịnh thôn Cây Thị cũng vậy, với gần 7 sào ruộng, vụ đông nào chị cũng để một nửa diện tích trồng ngô, còn lại trồng rau. Chị Thịnh cho biết: "Ngô để chăn nuôi, còn rau màu thì trồng rau gia vị, rau cải ngồng ngọt, cải bẹ mào gà, đậu tứ quý số 2 và trồng rải vụ để hiệu quả kinh tế cao”. Với những giải pháp đồng bộ, sự quyết tâm cao của toàn bộ hệ thống chính trị và nông dân, chắc chăn xã Yên Bình sẽ từng bước đưa vụ đông thành vụ chính.