Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên địa bàn huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, là tiền đề cho người dân có rừng tiếp tục phát triển các nguồn lợi từ rừng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn.
Người dân đã được hưởng lợi khi quản lý và bảo vệ rừng.
Mù Cang Chải có tổng diện tích đất tự nhiên
119.773ha, trong đó diện tích đất có rừng 72.686ha (rừng tự nhiên trên
53.000ha, rừng trồng gần 19.500ha), tỷ lệ che phủ rừng đạt 61%. Toàn bộ diện
tích rừng nằm trên lưu vực sông Đà, sông Hồng, cung cấp dịch vụ cho các nhà máy
thủy điện: Hòa Bình, Sơn La, Nậm Chiến 1, 2, Huội Quảng và các thủy điện trong
tỉnh như: Mường Kim, Hồ Bốn, Khao Mang Thượng, Khao Mang… Vì vậy, công tác bảo
vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện có ý nghĩa quan trọng trong việc cung
cấp nguồn nước sinh hoạt, phục vụ sản xuất của nhân dân; bảo vệ môi trường sinh
thái vùng đầu nguồn, điều tiết nguồn nước cho các công trình thủy điện...
Qua thực hiện chính sách chi trả DVMTR, nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và
nhân dân địa phương về công tác bảo vệ, phát triển rừng đã được nâng lên rõ
rệt. Tỷ lệ che phủ rừng tiếp tục tăng lên, các vụ vi phạm liên quan đến rừng
được hạn chế. Đây là những kết quả bước đầu rất tích cực, là tiền đề cho người trồng
rừng, bảo vệ rừng yên tâm, có thu nhập ổn định từ rừng, góp phần quan trọng
trong việc nâng cao thu nhập từ rừng cho người dân địa phương. Năm 2014, trên
địa bàn toàn huyện đã có 39.683ha rừng được chi trả từ nguồn DVMTR với 7.650
lượt hộ gia đình được hưởng lợi từ nhận khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài, tổng
kinh phí chi trả trên 12 tỷ 184 triệu đồng. Số tiền này đã góp phần nâng cao
thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng cao.
Ông Lê Văn Hùng - Giám đốc Ban Quản lý rừng
phòng hộ huyện cho biết: "Việc giao khoán rừng để chi trả DVMTR trên địa
bàn huyện có ý nghĩa quan trọng đối với chủ trương quản lý rừng bền vững, làm
cho rừng thật sự có chủ và người dân được hưởng lợi khi quản lý, bảo vệ rừng,
qua đó, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các đối tượng được hưởng lợi từ rừng;
hiệu quả quản lý, sử dụng và bảo vệ rừng cũng được nâng lên".
Nậm Khắt là một trong những xã có diện tích
rừng lớn. Toàn xã có gần 4.300ha rừng được chi trả phí DVMTR, trong đó rừng tự
nhiên trên 3.000ha, rừng trồng phòng hộ gần 1.200ha, diện tích rừng phân đều ở
9 thôn, bản. Năm 2014, thực hiện chính sách chi trả DVMTR, xã đã nhận được tổng
số tiền 1.657.983.300 đồng. Số tiền này đã giúp cho 643 hộ gia đình trong toàn
xã vơi bớt khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
Anh Thào Tồng Pàng ở bản Nậm Khắt, đại diện
cho nhóm 113 hộ trong bản cho biết: "Bản mình có 767ha rừng được giao
khoán bảo vệ. Từ khi được nhận giao khoán bảo vệ và được Nhà nước trả tiền,
đồng bào vui lắm, ai cũng có ý thức bảo vệ chứ không phá rừng như ngày xưa nữa!
Nhận tiền của cán bộ rồi, chúng mình thường xuyên tuần tra, bảo vệ diện tích
rừng, nhất là vào mùa khô hanh, không để xảy ra cháy rừng, chăm sóc để rừng phát
triển thì bà con sẽ có cuộc sống ấm no".
Năm 2015, huyện có kế hoạch giao khoán bảo
vệ 37.657ha cho 7.757 hộ dân tham gia bảo vệ, trong đó, lưu vực sông Đà gồm các
xã: Nậm Khắt, Púng Luông, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha, Kim Nọi, Mồ Dề,
Chế Tạo, thị trấn Mù Cang Chải, Lao Chải, Khao Mang, Hồ Bồn; lưu vực sông Hồng
gồm 2 xã: Nậm Có, Cao Phạ. Hiện nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện đang làm
kế hoạch gửi cấp trên để phê duyệt kinh phí chi trả cho các hộ dân.
Chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện
vùng cao Mù Cang Chải đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, là tiền đề cho
người dân có rừng tiếp tục phát triển các nguồn lợi từ rừng, góp phần giảm tỷ
lệ hộ nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao tỷ lệ che phủ rừng trên
địa bàn.
1657 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên địa bàn huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, là tiền đề cho người dân có rừng tiếp tục phát triển các nguồn lợi từ rừng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn.
Mù Cang Chải có tổng diện tích đất tự nhiên
119.773ha, trong đó diện tích đất có rừng 72.686ha (rừng tự nhiên trên
53.000ha, rừng trồng gần 19.500ha), tỷ lệ che phủ rừng đạt 61%. Toàn bộ diện
tích rừng nằm trên lưu vực sông Đà, sông Hồng, cung cấp dịch vụ cho các nhà máy
thủy điện: Hòa Bình, Sơn La, Nậm Chiến 1, 2, Huội Quảng và các thủy điện trong
tỉnh như: Mường Kim, Hồ Bốn, Khao Mang Thượng, Khao Mang… Vì vậy, công tác bảo
vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện có ý nghĩa quan trọng trong việc cung
cấp nguồn nước sinh hoạt, phục vụ sản xuất của nhân dân; bảo vệ môi trường sinh
thái vùng đầu nguồn, điều tiết nguồn nước cho các công trình thủy điện...
Qua thực hiện chính sách chi trả DVMTR, nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và
nhân dân địa phương về công tác bảo vệ, phát triển rừng đã được nâng lên rõ
rệt. Tỷ lệ che phủ rừng tiếp tục tăng lên, các vụ vi phạm liên quan đến rừng
được hạn chế. Đây là những kết quả bước đầu rất tích cực, là tiền đề cho người trồng
rừng, bảo vệ rừng yên tâm, có thu nhập ổn định từ rừng, góp phần quan trọng
trong việc nâng cao thu nhập từ rừng cho người dân địa phương. Năm 2014, trên
địa bàn toàn huyện đã có 39.683ha rừng được chi trả từ nguồn DVMTR với 7.650
lượt hộ gia đình được hưởng lợi từ nhận khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài, tổng
kinh phí chi trả trên 12 tỷ 184 triệu đồng. Số tiền này đã góp phần nâng cao
thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng cao.
Ông Lê Văn Hùng - Giám đốc Ban Quản lý rừng
phòng hộ huyện cho biết: "Việc giao khoán rừng để chi trả DVMTR trên địa
bàn huyện có ý nghĩa quan trọng đối với chủ trương quản lý rừng bền vững, làm
cho rừng thật sự có chủ và người dân được hưởng lợi khi quản lý, bảo vệ rừng,
qua đó, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các đối tượng được hưởng lợi từ rừng;
hiệu quả quản lý, sử dụng và bảo vệ rừng cũng được nâng lên".
Nậm Khắt là một trong những xã có diện tích
rừng lớn. Toàn xã có gần 4.300ha rừng được chi trả phí DVMTR, trong đó rừng tự
nhiên trên 3.000ha, rừng trồng phòng hộ gần 1.200ha, diện tích rừng phân đều ở
9 thôn, bản. Năm 2014, thực hiện chính sách chi trả DVMTR, xã đã nhận được tổng
số tiền 1.657.983.300 đồng. Số tiền này đã giúp cho 643 hộ gia đình trong toàn
xã vơi bớt khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
Anh Thào Tồng Pàng ở bản Nậm Khắt, đại diện
cho nhóm 113 hộ trong bản cho biết: "Bản mình có 767ha rừng được giao
khoán bảo vệ. Từ khi được nhận giao khoán bảo vệ và được Nhà nước trả tiền,
đồng bào vui lắm, ai cũng có ý thức bảo vệ chứ không phá rừng như ngày xưa nữa!
Nhận tiền của cán bộ rồi, chúng mình thường xuyên tuần tra, bảo vệ diện tích
rừng, nhất là vào mùa khô hanh, không để xảy ra cháy rừng, chăm sóc để rừng phát
triển thì bà con sẽ có cuộc sống ấm no".
Năm 2015, huyện có kế hoạch giao khoán bảo
vệ 37.657ha cho 7.757 hộ dân tham gia bảo vệ, trong đó, lưu vực sông Đà gồm các
xã: Nậm Khắt, Púng Luông, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha, Kim Nọi, Mồ Dề,
Chế Tạo, thị trấn Mù Cang Chải, Lao Chải, Khao Mang, Hồ Bồn; lưu vực sông Hồng
gồm 2 xã: Nậm Có, Cao Phạ. Hiện nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện đang làm
kế hoạch gửi cấp trên để phê duyệt kinh phí chi trả cho các hộ dân.
Chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện
vùng cao Mù Cang Chải đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, là tiền đề cho
người dân có rừng tiếp tục phát triển các nguồn lợi từ rừng, góp phần giảm tỷ
lệ hộ nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao tỷ lệ che phủ rừng trên
địa bàn.