Ngày 16/6, đoàn công tác của Trung ương do đồng chí Huỳnh Văn Tí - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Yên Bái để đánh giá kết quả sáp nhập các trung tâm giáo dục thường xuyên hướng nghiệp dạy nghề vào trung tâm dạy nghề cấp huyện trên địa bàn tỉnh.
Thứ trưởng Huỳnh Văn Tí phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Yên Bái.
Tỉnh Yên Bái có đồng chí Ngô Thị Chinh - Ủy
viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Nội vụ, Sở
Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH); đại diện
các trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên các huyện.
Tháng 3/2014, Yên Bái có 19 trung tâm dạy
nghề, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường
xuyên và trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp dạy nghề. Trong đó, có
3 trung tâm cấp tỉnh: Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Kỹ thuật tổng
hợp - Hướng nghiệp và Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học. 16 trung tâm cấp huyện gồm
7 trung tâm dạy nghề và 9 trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp dạy
nghề. Đến ngày 1/4/2014, đã có 7 trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên cấp
huyện sáp nhập.
Hiện nay, ở cấp tỉnh còn 3 trung tâm
và cấp huyện còn 2 trung tâm ở thị xã Nghĩa Lộ và huyện Lục Yên. Hơn
một năm đi vào hoạt động, các trung tâm đã mang lại hiệu quả nhất định như: đầu
mối công việc được giải quyết thống nhất; cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ
nhau… Song các trung tâm gặp không ít khó khăn do hai cơ sở cách xa nhau nên
quản lý khó khăn, hoạt động các trung tâm chưa đồng nhất về thời gian, chế độ làm
việc, thi đua - khen thưởng…
Tại buổi làm việc, các đại biểu các sở,
ban, ngành đã tham gia ý kiến vào dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn tổ chức
lại các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp -
hướng nghiệp dạy nghề và trung tâm dạy nghề công lập trên địa bàn cấp
huyện của ba Bộ: LĐTB&XH, Nội vụ và Giáo dục - Đào tạo.
Tại buổi làm việc, thay mặt UBND tỉnh, đồng
chí Ngô Thị Chinh - Phó chủ tịch UBND tỉnh (ảnh)
tiếp thu, đồng tình ý kiến chỉ đạo của đồng chí Thứ trưởng là giao cho UBND
huyện quản lý, tuyển dụng đội ngũ giáo viên theo quy định, không giao thẩm
quyền tuyển dụng cho trung tâm, bổ nhiệm ban giám đốc giao cho cấp huyện. Đồng
thời, đồng chí đề nghị: Trung ương sớm có văn bản, thông tư hướng dẫn để hoạt
động của các trung tâm phát huy hiệu quả; các văn bản hướng dẫn của Trung ương
cần quan tâm tháo gỡ điểm chung tại các địa phương; Trung ương phải có phân cấp
thẩm quyền cụ thể. Bên cạnh đó, đồng chí đề nghị các trung tâm phải chủ động
tham mưu cho UBND huyện bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị hợp lý; rà soát
và sắp xếp lại đội ngũ giáo viên dạy nghề và giáo viên văn hóa; quan tâm thực
hiện chỉ tiêu đào tạo nghề năm 2015.
Phát biểu kết thúc buổi làm việc,Thứ trưởng
Huỳnh Văn Tí đề nghị: các cơ quan Trung ương nghiên cứu kỹ văn bản, hướng dẫn,
điều lệ mẫu tránh trùng lặp, xử lý văn bản, thông tư hướng dẫn thống nhất; cách
tiếp cận vấn đề sáp nhập như thế nào để phù hợp với thực tiễn; những vấn đề
phát sinh phải nghiên cứu sâu (thẩm quyền phân cấp cụ thể, mối quan hệ giữa các
trung tâm còn chưa chặt chẽ…).
1684 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Ngày 16/6, đoàn công tác của Trung ương do đồng chí Huỳnh Văn Tí - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Yên Bái để đánh giá kết quả sáp nhập các trung tâm giáo dục thường xuyên hướng nghiệp dạy nghề vào trung tâm dạy nghề cấp huyện trên địa bàn tỉnh.
.ExternalClass18129E687E264574A02DC7F3A20A490C .shape {
}
Tỉnh Yên Bái có đồng chí Ngô Thị Chinh - Ủy
viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Nội vụ, Sở
Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH); đại diện
các trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên các huyện.
Tháng 3/2014, Yên Bái có 19 trung tâm dạy
nghề, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường
xuyên và trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp dạy nghề. Trong đó, có
3 trung tâm cấp tỉnh: Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Kỹ thuật tổng
hợp - Hướng nghiệp và Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học. 16 trung tâm cấp huyện gồm
7 trung tâm dạy nghề và 9 trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp dạy
nghề. Đến ngày 1/4/2014, đã có 7 trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên cấp
huyện sáp nhập.
Hiện nay, ở cấp tỉnh còn 3 trung tâm
và cấp huyện còn 2 trung tâm ở thị xã Nghĩa Lộ và huyện Lục Yên. Hơn
một năm đi vào hoạt động, các trung tâm đã mang lại hiệu quả nhất định như: đầu
mối công việc được giải quyết thống nhất; cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ
nhau… Song các trung tâm gặp không ít khó khăn do hai cơ sở cách xa nhau nên
quản lý khó khăn, hoạt động các trung tâm chưa đồng nhất về thời gian, chế độ làm
việc, thi đua - khen thưởng…
Tại buổi làm việc, các đại biểu các sở,
ban, ngành đã tham gia ý kiến vào dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn tổ chức
lại các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp -
hướng nghiệp dạy nghề và trung tâm dạy nghề công lập trên địa bàn cấp
huyện của ba Bộ: LĐTB&XH, Nội vụ và Giáo dục - Đào tạo.
Tại buổi làm việc, thay mặt UBND tỉnh, đồng
chí Ngô Thị Chinh - Phó chủ tịch UBND tỉnh (ảnh)
tiếp thu, đồng tình ý kiến chỉ đạo của đồng chí Thứ trưởng là giao cho UBND
huyện quản lý, tuyển dụng đội ngũ giáo viên theo quy định, không giao thẩm
quyền tuyển dụng cho trung tâm, bổ nhiệm ban giám đốc giao cho cấp huyện. Đồng
thời, đồng chí đề nghị: Trung ương sớm có văn bản, thông tư hướng dẫn để hoạt
động của các trung tâm phát huy hiệu quả; các văn bản hướng dẫn của Trung ương
cần quan tâm tháo gỡ điểm chung tại các địa phương; Trung ương phải có phân cấp
thẩm quyền cụ thể. Bên cạnh đó, đồng chí đề nghị các trung tâm phải chủ động
tham mưu cho UBND huyện bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị hợp lý; rà soát
và sắp xếp lại đội ngũ giáo viên dạy nghề và giáo viên văn hóa; quan tâm thực
hiện chỉ tiêu đào tạo nghề năm 2015.
Phát biểu kết thúc buổi làm việc,Thứ trưởng
Huỳnh Văn Tí đề nghị: các cơ quan Trung ương nghiên cứu kỹ văn bản, hướng dẫn,
điều lệ mẫu tránh trùng lặp, xử lý văn bản, thông tư hướng dẫn thống nhất; cách
tiếp cận vấn đề sáp nhập như thế nào để phù hợp với thực tiễn; những vấn đề
phát sinh phải nghiên cứu sâu (thẩm quyền phân cấp cụ thể, mối quan hệ giữa các
trung tâm còn chưa chặt chẽ…).