Theo báo cáo của ngành thuế, kết thúc 5 tháng đầu năm, tình hình thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Yên Bái có mức tăng trưởng khá, đạt trên 523 tỷ đồng (bằng 43,5% dự toán Bộ Tài chính giao, 38% dự toán của tỉnh và 109% so cùng kỳ).
Cán bộ Cục Thuế tỉnh phát tài liệu tập huấn nộp thuế điện tử cho các doanh nghiệp.
Nếu trừ số thu tiền giao đất, tiền cấp
quyền khai thác khoáng sản (KTKS) thì tổng thu ngân sách 5 tháng đạt 466 tỷ
đồng (bằng 42% dự toán của tỉnh và 103% so cùng kỳ). Nếu tính theo tiến độ về
mặt thời gian thì số thu 5 tháng năm 2015 đã bảo đảm yêu cầu; trong đó khối
tỉnh quản lý đạt 184 tỷ đồng (bằng 32,5% dự toán tỉnh và 110% so cùng kỳ), khối
huyện, thị, thành phố thực hiện 339 tỷ đồng (bằng 42% dự toán tỉnh giao và 109%
so cùng kỳ).
Một số nguồn thu đạt khá gồm: khối quốc
doanh đạt 43%, xổ số đạt 46%, liên doanh đạt 56%, thuế thu nhập cá nhân đạt
55%, tiền thuê đất đạt 43%, lệ phí trước bạ đạt 50%. Các nguồn thu đạt thấp
gồm: thu ngoài quốc doanh đạt 38%, thuế bảo vệ môi trường đạt 36%, thu phí, lệ
phí đạt 36%, thu cấp quyền KTKS đạt 15% và thu tiền giao đất đạt 26% so với dự
toán. Thu cấp quyền KTKS đạt thấp so dự toán là do một số doanh nghiệp xin cấp
mỏ với trữ lượng quá lớn, không phù hợp với năng lực khai thác, sản xuất thực
tế của doanh nghiệp. Một số đơn vị chưa thực hiện khai thác, một số đơn vị xin
được gia hạn nhưng không thuộc đối tượng gia hạn với các lý do khó khăn về kinh
tế, tiêu thụ sản phẩm... nên việc nộp tiền cấp quyền KTKS còn chậm. Tuy vậy,
Cục Thuế tỉnh vẫn xác định, mục tiêu trọng tâm của năm 2015 là thực hiện tốt
nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước được UBND tỉnh giao là 1.370 tỷ đồng.
Bởi vậy, Cục Thuế tỉnh đã chỉ đạo các đơn
vị thực hiện quyết liệt những giải pháp trọng tâm như: thường xuyên theo dõi
sát tình hình phát triển kinh tế - xã hội và những nhân tố có thể làm ảnh hưởng
đến sự tăng, giảm nguồn thu ngân sách trên địa bàn để tham mưu cho cấp ủy, chính
quyền địa phương các biện pháp chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng
mắc; tăng cường phối hợp giữa cơ quan thuế với các cấp, ngành và các lực lượng
chức năng trong công tác quản lý thu, chống thất thu, xử lý nợ đọng.
Bên cạnh đó, ngành tổ chức quản lý tốt các
nguồn thu trên địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp có số thu lớn, các khoản
thu liên quan tới đất đai, tài nguyên khoáng sản... thực hiện mạnh việc tuyên
truyền, hỗ trợ người nộp thuế theo hướng hiện đại, trong đó chú ý nội dung về
cải cách thủ tục hành chính thuế, quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, đặc biệt
là nâng cao chất lượng tổ chức hội nghị đối thoại với người nộp thuế từ khâu
tuyên truyền, phổ biến đến tổ chức hội nghị, giải đáp vướng mắc trong và sau
hội nghị.
Mặt khác, ngành tiếp tục phối hợp có hiệu
quả với các cơ quan liên quan, rà soát, đối chiếu để xác định chính xác số đơn
vị đang hoạt động, ngừng nghỉ kinh doanh, bỏ trốn, mất tích; tập trung rà soát,
đôn đốc việc kê khai nộp thuế của các tổ chức, cá nhân; phát hiện kịp thời các trường
hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để có biện pháp thu hồi kịp
thời; kiên quyết xử lý doanh nghiệp không nộp, chậm nộp hồ sơ khai thuế; phối
hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm đối
với các hành vi gian lận, lợi dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng, thu
hồi đầy đủ số tiền hoàn thuế gian lận vào ngân sách Nhà nước; đẩy mạnh công tác
thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp theo kế hoạch; phấn đấu thực hiện kiểm tra
100% lượt hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế.
Để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ thu ngân
sách nội địa năm 2015, Cục Thuế tỉnh đã xây dựng dự toán thu ngân sách 6 tháng
đầu năm đạt trên 700 tỷ đồng (bằng 50% dự toán tỉnh giao và 58% dự toán Bộ Tài
chính giao). Theo đó, ngành sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền thực
hiện dịch vụ nộp thuế điện tử, tuyên truyền thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các
tổ chức, cá nhân đặc biệt là nghĩa vụ về nộp tiền cấp quyền KTKS, tiền chậm nộp
tiền thuế; triển khai các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo
quy định; tập trung phân tích, phân loại đối tượng nợ thuế, từ đó, đề ra giải
pháp biện pháp thu nợ phù hợp, hiệu quả; tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra thuế, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật thuế; thu hồi kịp thời số
tiền thuế truy thu phát hiện qua thanh tra, kiểm tra và tiền xử lý vi phạm hành
chính vào ngân sách Nhà nước; đẩy mạnh công tác phòng, chống buôn lậu và gian
lận thương mại.
1768 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Theo báo cáo của ngành thuế, kết thúc 5 tháng đầu năm, tình hình thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Yên Bái có mức tăng trưởng khá, đạt trên 523 tỷ đồng (bằng 43,5% dự toán Bộ Tài chính giao, 38% dự toán của tỉnh và 109% so cùng kỳ).
Nếu trừ số thu tiền giao đất, tiền cấp
quyền khai thác khoáng sản (KTKS) thì tổng thu ngân sách 5 tháng đạt 466 tỷ
đồng (bằng 42% dự toán của tỉnh và 103% so cùng kỳ). Nếu tính theo tiến độ về
mặt thời gian thì số thu 5 tháng năm 2015 đã bảo đảm yêu cầu; trong đó khối
tỉnh quản lý đạt 184 tỷ đồng (bằng 32,5% dự toán tỉnh và 110% so cùng kỳ), khối
huyện, thị, thành phố thực hiện 339 tỷ đồng (bằng 42% dự toán tỉnh giao và 109%
so cùng kỳ).
Một số nguồn thu đạt khá gồm: khối quốc
doanh đạt 43%, xổ số đạt 46%, liên doanh đạt 56%, thuế thu nhập cá nhân đạt
55%, tiền thuê đất đạt 43%, lệ phí trước bạ đạt 50%. Các nguồn thu đạt thấp
gồm: thu ngoài quốc doanh đạt 38%, thuế bảo vệ môi trường đạt 36%, thu phí, lệ
phí đạt 36%, thu cấp quyền KTKS đạt 15% và thu tiền giao đất đạt 26% so với dự
toán. Thu cấp quyền KTKS đạt thấp so dự toán là do một số doanh nghiệp xin cấp
mỏ với trữ lượng quá lớn, không phù hợp với năng lực khai thác, sản xuất thực
tế của doanh nghiệp. Một số đơn vị chưa thực hiện khai thác, một số đơn vị xin
được gia hạn nhưng không thuộc đối tượng gia hạn với các lý do khó khăn về kinh
tế, tiêu thụ sản phẩm... nên việc nộp tiền cấp quyền KTKS còn chậm. Tuy vậy,
Cục Thuế tỉnh vẫn xác định, mục tiêu trọng tâm của năm 2015 là thực hiện tốt
nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước được UBND tỉnh giao là 1.370 tỷ đồng.
Bởi vậy, Cục Thuế tỉnh đã chỉ đạo các đơn
vị thực hiện quyết liệt những giải pháp trọng tâm như: thường xuyên theo dõi
sát tình hình phát triển kinh tế - xã hội và những nhân tố có thể làm ảnh hưởng
đến sự tăng, giảm nguồn thu ngân sách trên địa bàn để tham mưu cho cấp ủy, chính
quyền địa phương các biện pháp chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng
mắc; tăng cường phối hợp giữa cơ quan thuế với các cấp, ngành và các lực lượng
chức năng trong công tác quản lý thu, chống thất thu, xử lý nợ đọng.
Bên cạnh đó, ngành tổ chức quản lý tốt các
nguồn thu trên địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp có số thu lớn, các khoản
thu liên quan tới đất đai, tài nguyên khoáng sản... thực hiện mạnh việc tuyên
truyền, hỗ trợ người nộp thuế theo hướng hiện đại, trong đó chú ý nội dung về
cải cách thủ tục hành chính thuế, quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, đặc biệt
là nâng cao chất lượng tổ chức hội nghị đối thoại với người nộp thuế từ khâu
tuyên truyền, phổ biến đến tổ chức hội nghị, giải đáp vướng mắc trong và sau
hội nghị.
Mặt khác, ngành tiếp tục phối hợp có hiệu
quả với các cơ quan liên quan, rà soát, đối chiếu để xác định chính xác số đơn
vị đang hoạt động, ngừng nghỉ kinh doanh, bỏ trốn, mất tích; tập trung rà soát,
đôn đốc việc kê khai nộp thuế của các tổ chức, cá nhân; phát hiện kịp thời các trường
hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để có biện pháp thu hồi kịp
thời; kiên quyết xử lý doanh nghiệp không nộp, chậm nộp hồ sơ khai thuế; phối
hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm đối
với các hành vi gian lận, lợi dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng, thu
hồi đầy đủ số tiền hoàn thuế gian lận vào ngân sách Nhà nước; đẩy mạnh công tác
thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp theo kế hoạch; phấn đấu thực hiện kiểm tra
100% lượt hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế.
Để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ thu ngân
sách nội địa năm 2015, Cục Thuế tỉnh đã xây dựng dự toán thu ngân sách 6 tháng
đầu năm đạt trên 700 tỷ đồng (bằng 50% dự toán tỉnh giao và 58% dự toán Bộ Tài
chính giao). Theo đó, ngành sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền thực
hiện dịch vụ nộp thuế điện tử, tuyên truyền thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các
tổ chức, cá nhân đặc biệt là nghĩa vụ về nộp tiền cấp quyền KTKS, tiền chậm nộp
tiền thuế; triển khai các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo
quy định; tập trung phân tích, phân loại đối tượng nợ thuế, từ đó, đề ra giải
pháp biện pháp thu nợ phù hợp, hiệu quả; tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra thuế, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật thuế; thu hồi kịp thời số
tiền thuế truy thu phát hiện qua thanh tra, kiểm tra và tiền xử lý vi phạm hành
chính vào ngân sách Nhà nước; đẩy mạnh công tác phòng, chống buôn lậu và gian
lận thương mại.