Nhằm bảo đảm yêu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa và nhu yếu phẩm thiết yếu để ứng cứu kịp thời khi có bão lũ xảy ra, Sở Công thương đã sớm triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa phục vụ công tác phòng, chống lụt bão năm 2015. Sở quyết tâm không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.
Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra chất lượng, xuất xứ các mặt hàng công nghệ phẩm.
Xác định việc dự trữ hàng hóa là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng, chống lụt bão, ngay từ đầu năm,
Sở đã xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu phòng, chống
thiên tai trên địa bàn tỉnh. Theo đó, lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm
thiết yếu cung ứng cho nhân dân khi bị lũ lụt chia cắt được xác định là giải pháp
tình thế bao gồm: mỳ ăn liền, nước uống đóng chai, lương khô...
Đối với phương án dự trữ hàng hóa khắc phục
hậu quả sau bão lũ, nhóm lương thực, thực phẩm được xác định gồm: gạo, muối,
dầu ăn, xăng dầu phục vụ sản xuất, tấm lợp các loại và những nhu yếu phẩm thiết
yếu khác. Việc dự trữ hàng hóa được thực hiện theo phương châm "4 tại
chỗ", chủ yếu là các doanh nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã và thành
phố. Ngay sau khi xây dựng xong kế hoạch dự trữ hàng hóa, Sở đã chỉ đạo các doanh
nghiệp kinh doanh hàng hóa thiết yếu trên địa bàn chủ động nguồn vốn, tích cực
tìm kiếm nguồn hàng dự trữ nhằm bảo đảm sẵn sàng ứng cứu cho các địa phương
trong tỉnh khi bị lũ lụt cô lập và gây ách tắc giao thông.
Về việc dự trữ gạo phòng, chống lụt bão do
Công ty cổ phần Lương thực Yên Bái thuộc Tổng công ty Lương thực miền Bắc dự
trữ và kinh doanh thường xuyên 545 tấn gạo, trị giá gần 5 tỷ đồng. Đối với các
mặt hàng thiết yếu khác, đến thời điểm này, một số nhà phân phối, đại lý chính duy
trì, ổn định các mặt hàng như: mỳ tôm, lương khô, nước khoáng đóng chai, dầu
ăn, nước mắm, muối ăn, mỳ chính… để kinh doanh thường xuyên và bảo đảm đáp ứng
đầy đủ khi có mưa bão xảy ra.
Theo kế hoạch dự trữ hàng hóa phòng, chống
lụt bão năm 2015, tổng giá trị hàng hóa các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm,
hàng tiêu dùng thiết yếu trên địa bàn thực hiện 7,2 tỷ đồng. Cụ thể, địa bàn
huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải và thị xã Nghĩa Lộ do Công ty cổ phần Thương
mại miền Tây kinh doanh tập trung chủ yếu là mặt hàng công nghệ phẩm, hàng tiêu
dùng, trị giá 100 triệu đồng; địa bàn thành phố Yên Bái có các doanh nghiệp:
Công ty cổ phần Thương mại - Du lịch và Đầu tư Yên Bái tập trung vào các mặt
hàng lương khô, nước khoáng đóng chai và hàng công nghệ phẩm, trị giá 600 triệu
đồng; Công ty TNHH Thương mại Thành Ngọc kinh doanh dầu ăn và hàng công nghệ
phẩm, trị giá 1 tỷ đồng; Công ty TNHH Hùng Cường kinh doanh mỳ tôm và các mặt
hàng công nghệ phẩm khác, trị giá 1 tỷ đồng; Công ty TNHH Hải Phượng kinh doanh
mỳ tôm, lương khô, nước khoáng đóng chai và công nghệ phẩm khác trị giá 2 tỷ đồng…
Cùng với các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho
mùa mưa bão, xăng dầu cũng là mặt hàng nhiên liệu không thể thiếu để phục vụ
cho phương tiện vận chuyển hàng hóa cứu trợ. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh
có 94 cửa hàng xăng dầu, trong đó có 2 tổng đại lý trong tỉnh và 5 tổng đại lý ngoài
tỉnh có cửa hàng xăng dầu phân bố trên 9 huyện, thị xã, thành phố. Lượng xăng
dầu duy trì thường xuyên ở các đại lý và cửa hàng ở mức 8.000m3/tháng và bảo
đảm cung cấp đủ cho tiêu dùng tối thiểu 10 ngày liên tục khi xảy ra lụt bão.
Cho đến thời điểm này, hầu hết các doanh
nghiệp đầu mối đều đã chuẩn bị đầy đủ số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa
dự trữ, bảo đảm thời gian dự trữ theo yêu cầu của tỉnh, xây dựng phương án ứng
cứu kịp thời, thuận tiện nhất khi có sự cố lũ lụt, bão lớn xảy ra trên địa bàn
đồng thời cam kết đảm nhận ứng cứu ngắn hạn từ 5 đến 10 ngày sau khi lũ rút. Cùng
với công tác kiểm tra, giám sát chất lượng hàng hóa dự trữ phục vụ phòng, chống
lụt bão năm 2015, hiện tại, Sở Công thương đang tiếp tục vận động các doanh
nghiệp tham gia cứu trợ, củng cố mạng lưới phân phối hàng hóa, nhu yếu phẩm
thiết yếu từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố và đặc biệt là vùng sâu,
vùng xa.
Trong trường hợp có bão lụt xảy ra, ngành
sẽ phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, địa phương để nắm tình hình và
tổng hợp các nhu cầu về hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu của người dân ở các
vùng bị thiệt hại để tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức ứng cứu kịp thời, hỗ trợ
khắc phục nhanh hậu quả. Ngành sẽ chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh phối hợp
với ban quản lý các chợ, phòng kinh tế - hạ tầng các huyện, thị tổ chức lực
lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm chống các hành vi lợi dụng bão lụt để
đầu cơ găm hàng, tăng giá bất hợp lý và thu lợi bất chính.
1787 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Nhằm bảo đảm yêu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa và nhu yếu phẩm thiết yếu để ứng cứu kịp thời khi có bão lũ xảy ra, Sở Công thương đã sớm triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa phục vụ công tác phòng, chống lụt bão năm 2015. Sở quyết tâm không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.
Xác định việc dự trữ hàng hóa là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng, chống lụt bão, ngay từ đầu năm,
Sở đã xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu phòng, chống
thiên tai trên địa bàn tỉnh. Theo đó, lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm
thiết yếu cung ứng cho nhân dân khi bị lũ lụt chia cắt được xác định là giải pháp
tình thế bao gồm: mỳ ăn liền, nước uống đóng chai, lương khô...
Đối với phương án dự trữ hàng hóa khắc phục
hậu quả sau bão lũ, nhóm lương thực, thực phẩm được xác định gồm: gạo, muối,
dầu ăn, xăng dầu phục vụ sản xuất, tấm lợp các loại và những nhu yếu phẩm thiết
yếu khác. Việc dự trữ hàng hóa được thực hiện theo phương châm "4 tại
chỗ", chủ yếu là các doanh nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã và thành
phố. Ngay sau khi xây dựng xong kế hoạch dự trữ hàng hóa, Sở đã chỉ đạo các doanh
nghiệp kinh doanh hàng hóa thiết yếu trên địa bàn chủ động nguồn vốn, tích cực
tìm kiếm nguồn hàng dự trữ nhằm bảo đảm sẵn sàng ứng cứu cho các địa phương
trong tỉnh khi bị lũ lụt cô lập và gây ách tắc giao thông.
Về việc dự trữ gạo phòng, chống lụt bão do
Công ty cổ phần Lương thực Yên Bái thuộc Tổng công ty Lương thực miền Bắc dự
trữ và kinh doanh thường xuyên 545 tấn gạo, trị giá gần 5 tỷ đồng. Đối với các
mặt hàng thiết yếu khác, đến thời điểm này, một số nhà phân phối, đại lý chính duy
trì, ổn định các mặt hàng như: mỳ tôm, lương khô, nước khoáng đóng chai, dầu
ăn, nước mắm, muối ăn, mỳ chính… để kinh doanh thường xuyên và bảo đảm đáp ứng
đầy đủ khi có mưa bão xảy ra.
Theo kế hoạch dự trữ hàng hóa phòng, chống
lụt bão năm 2015, tổng giá trị hàng hóa các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm,
hàng tiêu dùng thiết yếu trên địa bàn thực hiện 7,2 tỷ đồng. Cụ thể, địa bàn
huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải và thị xã Nghĩa Lộ do Công ty cổ phần Thương
mại miền Tây kinh doanh tập trung chủ yếu là mặt hàng công nghệ phẩm, hàng tiêu
dùng, trị giá 100 triệu đồng; địa bàn thành phố Yên Bái có các doanh nghiệp:
Công ty cổ phần Thương mại - Du lịch và Đầu tư Yên Bái tập trung vào các mặt
hàng lương khô, nước khoáng đóng chai và hàng công nghệ phẩm, trị giá 600 triệu
đồng; Công ty TNHH Thương mại Thành Ngọc kinh doanh dầu ăn và hàng công nghệ
phẩm, trị giá 1 tỷ đồng; Công ty TNHH Hùng Cường kinh doanh mỳ tôm và các mặt
hàng công nghệ phẩm khác, trị giá 1 tỷ đồng; Công ty TNHH Hải Phượng kinh doanh
mỳ tôm, lương khô, nước khoáng đóng chai và công nghệ phẩm khác trị giá 2 tỷ đồng…
Cùng với các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho
mùa mưa bão, xăng dầu cũng là mặt hàng nhiên liệu không thể thiếu để phục vụ
cho phương tiện vận chuyển hàng hóa cứu trợ. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh
có 94 cửa hàng xăng dầu, trong đó có 2 tổng đại lý trong tỉnh và 5 tổng đại lý ngoài
tỉnh có cửa hàng xăng dầu phân bố trên 9 huyện, thị xã, thành phố. Lượng xăng
dầu duy trì thường xuyên ở các đại lý và cửa hàng ở mức 8.000m3/tháng và bảo
đảm cung cấp đủ cho tiêu dùng tối thiểu 10 ngày liên tục khi xảy ra lụt bão.
Cho đến thời điểm này, hầu hết các doanh
nghiệp đầu mối đều đã chuẩn bị đầy đủ số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa
dự trữ, bảo đảm thời gian dự trữ theo yêu cầu của tỉnh, xây dựng phương án ứng
cứu kịp thời, thuận tiện nhất khi có sự cố lũ lụt, bão lớn xảy ra trên địa bàn
đồng thời cam kết đảm nhận ứng cứu ngắn hạn từ 5 đến 10 ngày sau khi lũ rút. Cùng
với công tác kiểm tra, giám sát chất lượng hàng hóa dự trữ phục vụ phòng, chống
lụt bão năm 2015, hiện tại, Sở Công thương đang tiếp tục vận động các doanh
nghiệp tham gia cứu trợ, củng cố mạng lưới phân phối hàng hóa, nhu yếu phẩm
thiết yếu từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố và đặc biệt là vùng sâu,
vùng xa.
Trong trường hợp có bão lụt xảy ra, ngành
sẽ phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, địa phương để nắm tình hình và
tổng hợp các nhu cầu về hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu của người dân ở các
vùng bị thiệt hại để tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức ứng cứu kịp thời, hỗ trợ
khắc phục nhanh hậu quả. Ngành sẽ chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh phối hợp
với ban quản lý các chợ, phòng kinh tế - hạ tầng các huyện, thị tổ chức lực
lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm chống các hành vi lợi dụng bão lụt để
đầu cơ găm hàng, tăng giá bất hợp lý và thu lợi bất chính.