Nhiều cặp vợ chồng khi xảy ra những xung đột đã không lý giải được tại sao con người đẹp đẽ khi mình yêu lại trở thành con người xấu như bây giờ, hoặc luôn đổ lỗi cho người kia đã thay đổi... Để lý giải cho những điều này, phóng viên (PV) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với bà Trần Thị Kim Thu - Trưởng ban Gia đình và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
Gia đình hạnh phúc là môi trường tốt giáo dục đạo đức, lối sống cho con trẻ.
PV: Ý kiến của bà về những xung đột thường gặp trong gia đình trẻ hiện nay như thế nào?
Bà Trần Thị Kim Thu: Các nhà nghiên cứu đều cho rằng trong hôn nhân có 2 thời kỳ nhiều rủi ro nhất, một là 7 năm đầu khi kết hôn và thời gian dài sau kết hôn 16-20 năm. Thực ra xung đột trong hôn nhân là tất yếu, là bình thường, không thể tránh. Xung đột tự nó không có tính chất phá hoại vì xung đột chỉ có nghĩa là sự khác biệt, bất đồng, mâu thuẫn cần được giải quyết. Những bất đồng do sự khác biệt cá nhân và tính biệt lập của con người, đó là bất đồng về: chi tiêu, trách nhiệm trong gia đình, tình dục, chăm sóc dạy dỗ con cái, thói quen lối sống, về cách hành xử…
Bước vào đời sống hôn nhân, hai người đều khát khao yêu, được yêu và hạnh phúc. Nhưng khát khao càng lớn càng dễ bị tổn thương và thất vọng. Tâm lý muốn chiếm đoạt, muốn thay đổi, muốn kiểm soát người khác, kết quả là người bị thay đổi thì bất mãn và người muốn thay đổi mà không được càng bất bình, từ đó sẵn sàng cằn nhằn, chỉ trích, cáo buộc. Hay tâm lý là “người nhà”, nên không cần phải lịch sự trong lời nói, ăn mặc, ứng xử, “thương nhau để trong lòng” nên không cần phải nói lời yêu thương trìu mến cũng dễ gây ra những hiểu lầm, bất mãn, thất vọng về nửa kia…
Mặt khác, cuộc sống xã hội ngày nay tạo ra nhiều mâu thuẫn: vợ chồng cùng đi làm, cùng bị cuốn hút vào vòng quay công việc, kiếm tiền làm giàu, thăng tiến nghề nghiệp, thời gian vợ chồng gặp nhau rất ít. Người ta cảm thấy có thể sống tự lập, mỗi người muốn tạo một góc riêng tư cho riêng mình dễ bị cuốn hút vào vòng xoáy ngoại tình.
Tất cả những bất đồng trên lặp đi, lặp lại hàng giờ, hàng ngày trở thành những xung đột. Từ những tiếng nặng, tiếng nhẹ tới những cuộc cãi cọ gây stress cho nhau. Khi những xung đột lâu ngày dồn nén không được giải quyết, người ta có thể bắt đầu đối phó bằng sự im lặng, sự im lặng sẽ làm khoảng cách gia tăng. Cũng có khi những xung đột không được giải quyết đưa tới sự hờn tủi, cay đắng kéo dài làm phát sinh tức giận, ghét bỏ, căm thù. Hôn nhân suy yếu dần và tờ giấy ly hôn bắt đầu được nghĩ tới.
PV: Những xung đột đó ảnh hưởng như thế nào tới hạnh phúc gia đình, đặc biệt là trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho con trẻ, thưa bà?
Bà Trần Thị Kim Thu: Về tâm lý tình cảm, những xung đột sẽ gây tình yêu sứt mẻ, vợ chồng lạnh nhạt với nhau. Về đạo đức, dễ rơi vào những tệ nạn xã hội, ngoại tình, mất phẩm giá con người. Về gia đình, lơ là trong việc chăm sóc giáo dục con cái, dẫn đến ly thân, ly dị… Và đương nhiên, con trẻ là người phải gánh chịu hậu quả (bị tự kỉ, bị trầm cảm, tính tình hung hãn, hay gây gổ, đánh nhau), một cái nhìn đểu của bạn dẫn đến đánh nhau, bạo lực học đường, chán đời, bỏ học, quan hệ tình dục sớm ở tuổi vị thành niên mang thai ngoài ý muốn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV…
PV: Vậy lời khuyên của bà cho các cặp vợ chồng phải ứng xử như thế nào trước những xung đột để tránh những điều đáng tiếc và ảnh hưởng tới con trẻ?
Bà Trần Thị Kim Thu: Trong gia đình người chồng, người cha được coi là trụ cột trong cuộc sống, thì người vợ luôn sát cánh, cộng đồng trách nhiệm với chồng trong những khó khăn, vất vả của cuộc sống. Câu tục ngữ “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” đã khẳng định thiên chức làm vợ, làm mẹ và là người “giữ lửa”. Người xưa đã đúc kết, “Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa chẳng đời nào khê”, để không xảy ra xung đột trong gia đình, mỗi chị em phụ nữ cần tiếp tục phát huy phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam cả xưa và nay: “Trung hậu, đảm đang, vị tha, chung thủy, cần cù, sáng tạo trong lao động, tự tin, tự trọng”. Chúng ta hãy luôn xác định “Hạnh phúc không phải là một điểm đến mà là một hành trình đòi hỏi cả 2 vợ chồng tích cực tham gia”.
PV: Vâng. Xin cảm ơn bà về cuộc trao đổi rất ý nghĩa này!
Góc nhìn hạnh phúc
Ông Đoàn Mạnh Gập - tổ 8 phường Minh Tân, thành phố Yên Bái:
“Hôn nhân thời xưa và thời nay khác nhau rất nhiều. Ngày xưa, cuộc sống khó khăn, hai bên gia đình không giúp được nhiều, nên vợ chồng tự vận động. Chiến tranh chia cắt đất nước, người đàn ông - trụ cột chính của gia đình theo tiếng gọi của Tổ quốc nhập ngũ để lại đằng sau cha, mẹ già, vợ trẻ, con thơ. Người vợ ở nhà lo phụng dưỡng cha mẹ hai bên, nuôi con nhỏ, tảo tần sớm hôm, là hậu phương vững chắc cho chồng yên tâm chiến đấu. Hôn nhân thời chiến là sự hy sinh, chia xa, nhưng vẫn luôn hiểu, thủy chung và yêu thương nhau.
Ngày nay, được sống trong hòa bình, cuộc sống đủ đầy, vợ chồng nhất là các cặp vợ chồng trẻ cần phải tôn trọng nhau, biết sẻ chia, lắng nghe, thấu hiểu bạn đời của mình để cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con cái trưởng thành”.
Cháu Nguyễn Công Hiệp - tổ 7 phường Minh Tân, thành phố Yên Bái:
“Có lần bố mẹ cãi nhau, cháu thấy mẹ khóc còn bố bỏ đi ra ngoài hút thuốc. Mấy ngày sau cháu thấy mẹ không nói chuyện với bố mặc dù bố nói chuyện, làm đủ cách để mẹ cười. Mỗi lần như vậy bố bảo cháu là "sứ giả hòa bình" nói với mẹ bố biết lỗi, mẹ cho bố xin lỗi, mẹ cháu cười và tha lỗi cho bố”.
Cháu Bùi Mai Hiền - học sinh lớp 4A Trường tiểu học Nguyễn Trãi, thành phố Yên Bái:
“Bố mẹ cháu chẳng bao giờ cãi nhau, bố cháu là bộ đội phải thường xuyên đi xa nhà. Mỗi khi bố đi công tác về cả nhà cháu lại đi chơi, thăm ông bà con vui lắm. Cháu yêu bố mẹ!”.
Bà Nguyễn Thị Lan - phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái:
“Thời nào cũng vậy, để có được cuộc sống hôn nhân hạnh phúc rất cần sự chung lưng đấu cật của cả vợ, cả chồng. Thời ông bà ta, cuộc sống khó khăn nhưng cùng bảo ban nhau lao động cho con được ăn no, có manh áo lành, được đi học, đặt cái hạnh phúc chung làm trọng.
Thời nay, nhiều cặp vợ chồng trẻ chung sống với nhau không còn đặt hạnh phúc chung lên hàng đầu nữa, họ chưa biết cách lắng nghe, trao đổi tâm tư, tình cảm với người bạn đời mà lại đặt cái tôi, tư tưởng cá nhân của bản thân lên trên, từ đó bất cứ điều gì trong cuộc sống vợ chồng, dù nhỏ hay lớn, đều là yếu tố gây bất hòa ảnh hưởng hạnh phúc gia đình. Muốn có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc những cặp vợ chồng trẻ cần biết cho và nhận, lắng nghe nhau hàng ngày đó là nền móng vững chắc cho mối quan hệ vợ chồng, giữ hạnh phúc dài lâu”.
Thu Hiền (Thực hiện) |
1609 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Nhiều cặp vợ chồng khi xảy ra những xung đột đã không lý giải được tại sao con người đẹp đẽ khi mình yêu lại trở thành con người xấu như bây giờ, hoặc luôn đổ lỗi cho người kia đã thay đổi... Để lý giải cho những điều này, phóng viên (PV) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với bà Trần Thị Kim Thu - Trưởng ban Gia đình và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh. PV: Ý kiến của bà về những xung đột thường gặp trong gia đình trẻ hiện nay như thế nào?
Bà Trần Thị Kim Thu: Các nhà nghiên cứu đều cho rằng trong hôn nhân có 2 thời kỳ nhiều rủi ro nhất, một là 7 năm đầu khi kết hôn và thời gian dài sau kết hôn 16-20 năm. Thực ra xung đột trong hôn nhân là tất yếu, là bình thường, không thể tránh. Xung đột tự nó không có tính chất phá hoại vì xung đột chỉ có nghĩa là sự khác biệt, bất đồng, mâu thuẫn cần được giải quyết. Những bất đồng do sự khác biệt cá nhân và tính biệt lập của con người, đó là bất đồng về: chi tiêu, trách nhiệm trong gia đình, tình dục, chăm sóc dạy dỗ con cái, thói quen lối sống, về cách hành xử…
Bước vào đời sống hôn nhân, hai người đều khát khao yêu, được yêu và hạnh phúc. Nhưng khát khao càng lớn càng dễ bị tổn thương và thất vọng. Tâm lý muốn chiếm đoạt, muốn thay đổi, muốn kiểm soát người khác, kết quả là người bị thay đổi thì bất mãn và người muốn thay đổi mà không được càng bất bình, từ đó sẵn sàng cằn nhằn, chỉ trích, cáo buộc. Hay tâm lý là “người nhà”, nên không cần phải lịch sự trong lời nói, ăn mặc, ứng xử, “thương nhau để trong lòng” nên không cần phải nói lời yêu thương trìu mến cũng dễ gây ra những hiểu lầm, bất mãn, thất vọng về nửa kia…
Mặt khác, cuộc sống xã hội ngày nay tạo ra nhiều mâu thuẫn: vợ chồng cùng đi làm, cùng bị cuốn hút vào vòng quay công việc, kiếm tiền làm giàu, thăng tiến nghề nghiệp, thời gian vợ chồng gặp nhau rất ít. Người ta cảm thấy có thể sống tự lập, mỗi người muốn tạo một góc riêng tư cho riêng mình dễ bị cuốn hút vào vòng xoáy ngoại tình.
Tất cả những bất đồng trên lặp đi, lặp lại hàng giờ, hàng ngày trở thành những xung đột. Từ những tiếng nặng, tiếng nhẹ tới những cuộc cãi cọ gây stress cho nhau. Khi những xung đột lâu ngày dồn nén không được giải quyết, người ta có thể bắt đầu đối phó bằng sự im lặng, sự im lặng sẽ làm khoảng cách gia tăng. Cũng có khi những xung đột không được giải quyết đưa tới sự hờn tủi, cay đắng kéo dài làm phát sinh tức giận, ghét bỏ, căm thù. Hôn nhân suy yếu dần và tờ giấy ly hôn bắt đầu được nghĩ tới.
PV: Những xung đột đó ảnh hưởng như thế nào tới hạnh phúc gia đình, đặc biệt là trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho con trẻ, thưa bà?
Bà Trần Thị Kim Thu: Về tâm lý tình cảm, những xung đột sẽ gây tình yêu sứt mẻ, vợ chồng lạnh nhạt với nhau. Về đạo đức, dễ rơi vào những tệ nạn xã hội, ngoại tình, mất phẩm giá con người. Về gia đình, lơ là trong việc chăm sóc giáo dục con cái, dẫn đến ly thân, ly dị… Và đương nhiên, con trẻ là người phải gánh chịu hậu quả (bị tự kỉ, bị trầm cảm, tính tình hung hãn, hay gây gổ, đánh nhau), một cái nhìn đểu của bạn dẫn đến đánh nhau, bạo lực học đường, chán đời, bỏ học, quan hệ tình dục sớm ở tuổi vị thành niên mang thai ngoài ý muốn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV…
PV: Vậy lời khuyên của bà cho các cặp vợ chồng phải ứng xử như thế nào trước những xung đột để tránh những điều đáng tiếc và ảnh hưởng tới con trẻ?
Bà Trần Thị Kim Thu: Trong gia đình người chồng, người cha được coi là trụ cột trong cuộc sống, thì người vợ luôn sát cánh, cộng đồng trách nhiệm với chồng trong những khó khăn, vất vả của cuộc sống. Câu tục ngữ “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” đã khẳng định thiên chức làm vợ, làm mẹ và là người “giữ lửa”. Người xưa đã đúc kết, “Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa chẳng đời nào khê”, để không xảy ra xung đột trong gia đình, mỗi chị em phụ nữ cần tiếp tục phát huy phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam cả xưa và nay: “Trung hậu, đảm đang, vị tha, chung thủy, cần cù, sáng tạo trong lao động, tự tin, tự trọng”. Chúng ta hãy luôn xác định “Hạnh phúc không phải là một điểm đến mà là một hành trình đòi hỏi cả 2 vợ chồng tích cực tham gia”.
PV: Vâng. Xin cảm ơn bà về cuộc trao đổi rất ý nghĩa này!
Góc nhìn hạnh phúc
Ông Đoàn Mạnh Gập - tổ 8 phường Minh Tân, thành phố Yên Bái:
“Hôn nhân thời xưa và thời nay khác nhau rất nhiều. Ngày xưa, cuộc sống khó khăn, hai bên gia đình không giúp được nhiều, nên vợ chồng tự vận động. Chiến tranh chia cắt đất nước, người đàn ông - trụ cột chính của gia đình theo tiếng gọi của Tổ quốc nhập ngũ để lại đằng sau cha, mẹ già, vợ trẻ, con thơ. Người vợ ở nhà lo phụng dưỡng cha mẹ hai bên, nuôi con nhỏ, tảo tần sớm hôm, là hậu phương vững chắc cho chồng yên tâm chiến đấu. Hôn nhân thời chiến là sự hy sinh, chia xa, nhưng vẫn luôn hiểu, thủy chung và yêu thương nhau.
Ngày nay, được sống trong hòa bình, cuộc sống đủ đầy, vợ chồng nhất là các cặp vợ chồng trẻ cần phải tôn trọng nhau, biết sẻ chia, lắng nghe, thấu hiểu bạn đời của mình để cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con cái trưởng thành”.
Cháu Nguyễn Công Hiệp - tổ 7 phường Minh Tân, thành phố Yên Bái:
“Có lần bố mẹ cãi nhau, cháu thấy mẹ khóc còn bố bỏ đi ra ngoài hút thuốc. Mấy ngày sau cháu thấy mẹ không nói chuyện với bố mặc dù bố nói chuyện, làm đủ cách để mẹ cười. Mỗi lần như vậy bố bảo cháu là "sứ giả hòa bình" nói với mẹ bố biết lỗi, mẹ cho bố xin lỗi, mẹ cháu cười và tha lỗi cho bố”.
Cháu Bùi Mai Hiền - học sinh lớp 4A Trường tiểu học Nguyễn Trãi, thành phố Yên Bái:
“Bố mẹ cháu chẳng bao giờ cãi nhau, bố cháu là bộ đội phải thường xuyên đi xa nhà. Mỗi khi bố đi công tác về cả nhà cháu lại đi chơi, thăm ông bà con vui lắm. Cháu yêu bố mẹ!”.
Bà Nguyễn Thị Lan - phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái:
“Thời nào cũng vậy, để có được cuộc sống hôn nhân hạnh phúc rất cần sự chung lưng đấu cật của cả vợ, cả chồng. Thời ông bà ta, cuộc sống khó khăn nhưng cùng bảo ban nhau lao động cho con được ăn no, có manh áo lành, được đi học, đặt cái hạnh phúc chung làm trọng.
Thời nay, nhiều cặp vợ chồng trẻ chung sống với nhau không còn đặt hạnh phúc chung lên hàng đầu nữa, họ chưa biết cách lắng nghe, trao đổi tâm tư, tình cảm với người bạn đời mà lại đặt cái tôi, tư tưởng cá nhân của bản thân lên trên, từ đó bất cứ điều gì trong cuộc sống vợ chồng, dù nhỏ hay lớn, đều là yếu tố gây bất hòa ảnh hưởng hạnh phúc gia đình. Muốn có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc những cặp vợ chồng trẻ cần biết cho và nhận, lắng nghe nhau hàng ngày đó là nền móng vững chắc cho mối quan hệ vợ chồng, giữ hạnh phúc dài lâu”.
Thu Hiền (Thực hiện)