CTTĐT - Ngày 30-6-1945, Xứ uỷ Bắc Kỳ đã quyết định thành lập Ban cán sự Đảng liên tỉnh Yên Bái - Phú Thọ do đồng chí Ngô Minh Loan làm Bí thư. Sự kiện thành lập Ban cán sự Đảng liên tỉnh đã mở ra bước ngoặt mới cho phong trào đấu tranh cách mạng ở địa phương.
Khu căn cứ cách mạng Vần - Hiền Lương, nơi Đảng bộ ra đời lãnh đạo cách mạng ở Yên Bái.
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, tình thế cách mạng trong nước ngày càng lớn, phong trào đấu tranh của công nông với các tầng lớp nhân dân lao động Yên Bái không ngừng lớn mạnh. Phạm vi hoạt động và khả năng lãnh đạo của chi bộ Đảng đầu tiên (chi bộ thị xã Yên Bái) không đáp ứng kịp thời với bước phát triển của phong trào. Được xứ uỷ Bắc Kỳ tăng cường thêm cán bộ, sáng ngày 30-6-1945, lễ mừng chiến thắng ở đình Hiền Lương được tổ chức có đại diện tầng lớp nhân dân trong vùng tham dự. Đồng chí Ngô Minh Loan đã báo cáo về hai chiến thắng quan trọng của quân ta, cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của nhân dân; đồng thời thông báo quyết định của Xứ ủy Bắc Kỳ về việc thành lập Ban cán sự Đảng liên tỉnh Yên Bái - Phú Thọ do đồng chí Ngô Minh Loan làm Bí thư, các đồng chí Bình Phương (mới được Xứ ủy Bắc Kỳ cử lên), Trần Quang Bình làm ủy viên. Buổi chiều Ban cán sự tổ chức cuộc họp ở nhà ông Đặng Bá Lâu (Nang Sa) quyết định thành lập ủy ban quân sự cách mạng và cử đồng chí Bình Phương làm chỉ huy trưởng, đồng chí Ngô Minh Loan làm chính ủy. ủy ban quân sự cách mạng có nhiệm vụ chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang, tổ chức các hoạt động quân sự làm nòng cốt cho phong trào quần chúng và các cuộc khởi nghĩa.
Hai chiến thắng liên tiếp của đội du kích Âu Cơ làm nức lòng nhân dân địa phương, cổ vũ mạnh mẽ phong trào kháng Nhật cứu nước ở khu căn cứ cách mạng cũng như nhiều nơi khác. Trong khu căn cứ, khí thế cách mạng sục sôi, quần chúng hăng hái góp tiền của ủng hộ cách mạng, hàng trăm thanh niên xin gia nhập đội du kích. Chỉ trong thời gian ngắn từ 23 chiến sỹ ban đấu, quân số đội du kích Âu Cơ đã lên đến 230 người.
Ở thị xã Yên Bái, chi bộ Đảng tổ chức giải thoát thành công cho 3 đồng chí đang bị giam ở nhà lao, trong đó có các đồng chí Nguyễn Phúc và Trần Đức Sắc. Sau khi được giải thoát, các đồng chí đã nhanh chóng trở về chiến khu hoạt động, lãnh đạo phong trào cách mạng. Trước tình thế cách mạng dâng lên mạnh mẽ, quân Nhật không dám hoạt động như trước nữa; chính quyền tay sai Nhật từ tỉnh đến cơ sở lung lay, rệu rã; hàng loạt lính bảo an bỏ hàng ngũ. Điều kiện để khởi nghĩa từng phần ở các châu, phủ và cơ sở đã chín muồi.
Đầu tháng 7 năm 1945, Ban cán sự đề ra các chủ trương là gấp rút xây dựng lực lượng chính trị, tổ chức các đoàn thể cứu quốc, củng cố vững chắc khu căn cứ cách mạng, từ đó mở rộng hoạt động ra các vùng khác; tổ chức lại du kích tập trung thành các đội, chỉ để lại một bộ phận nhỏ bảo vệ khu căn cứ, còn phần lớn tiến vào phía Tây của tỉnh. Trong hoạt động, các trung đội võ trang lấy tuyên truyền xung phong làm chủ yếu, vận động, hỗ trợ dân phá các kho thóc của giặc, thuyết phục chính quyền tay sai Nhật các cấp tự giải tán; nhanh chóng thành lập ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời ở các xã trong khu căn cứ và vùng mới được giải phóng, tổ chức du kích, tự vệ ở những nơi đó.
Được thành lập ở chiến khu Vần - Hiền Lương, chỉ trong một thời gian rất ngắn, với số lượng đảng viên ít ỏi, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã thực hiện đúng đắn, sáng tạo chủ trương của Trung ương Đảng và Xứ uỷ Bắc Kỳ đã lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng ngày một phát triển, khởi nghĩa thành công, là một trong những địa phương tiêu biểu trong cả nước sớm giành được chính quyền và ít hao tổn xương máu trong cách mạng tháng Tám năm 1945.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã không ngừng trưởng thành và phát triển, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là hạt nhân lãnh đạo mọi phong trào cách mạng ở địa phương.
1847 lượt xem
Ngọc Lan
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 30-6-1945, Xứ uỷ Bắc Kỳ đã quyết định thành lập Ban cán sự Đảng liên tỉnh Yên Bái - Phú Thọ do đồng chí Ngô Minh Loan làm Bí thư. Sự kiện thành lập Ban cán sự Đảng liên tỉnh đã mở ra bước ngoặt mới cho phong trào đấu tranh cách mạng ở địa phương.
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, tình thế cách mạng trong nước ngày càng lớn, phong trào đấu tranh của công nông với các tầng lớp nhân dân lao động Yên Bái không ngừng lớn mạnh. Phạm vi hoạt động và khả năng lãnh đạo của chi bộ Đảng đầu tiên (chi bộ thị xã Yên Bái) không đáp ứng kịp thời với bước phát triển của phong trào. Được xứ uỷ Bắc Kỳ tăng cường thêm cán bộ, sáng ngày 30-6-1945, lễ mừng chiến thắng ở đình Hiền Lương được tổ chức có đại diện tầng lớp nhân dân trong vùng tham dự. Đồng chí Ngô Minh Loan đã báo cáo về hai chiến thắng quan trọng của quân ta, cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của nhân dân; đồng thời thông báo quyết định của Xứ ủy Bắc Kỳ về việc thành lập Ban cán sự Đảng liên tỉnh Yên Bái - Phú Thọ do đồng chí Ngô Minh Loan làm Bí thư, các đồng chí Bình Phương (mới được Xứ ủy Bắc Kỳ cử lên), Trần Quang Bình làm ủy viên. Buổi chiều Ban cán sự tổ chức cuộc họp ở nhà ông Đặng Bá Lâu (Nang Sa) quyết định thành lập ủy ban quân sự cách mạng và cử đồng chí Bình Phương làm chỉ huy trưởng, đồng chí Ngô Minh Loan làm chính ủy. ủy ban quân sự cách mạng có nhiệm vụ chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang, tổ chức các hoạt động quân sự làm nòng cốt cho phong trào quần chúng và các cuộc khởi nghĩa.
Hai chiến thắng liên tiếp của đội du kích Âu Cơ làm nức lòng nhân dân địa phương, cổ vũ mạnh mẽ phong trào kháng Nhật cứu nước ở khu căn cứ cách mạng cũng như nhiều nơi khác. Trong khu căn cứ, khí thế cách mạng sục sôi, quần chúng hăng hái góp tiền của ủng hộ cách mạng, hàng trăm thanh niên xin gia nhập đội du kích. Chỉ trong thời gian ngắn từ 23 chiến sỹ ban đấu, quân số đội du kích Âu Cơ đã lên đến 230 người.
Ở thị xã Yên Bái, chi bộ Đảng tổ chức giải thoát thành công cho 3 đồng chí đang bị giam ở nhà lao, trong đó có các đồng chí Nguyễn Phúc và Trần Đức Sắc. Sau khi được giải thoát, các đồng chí đã nhanh chóng trở về chiến khu hoạt động, lãnh đạo phong trào cách mạng. Trước tình thế cách mạng dâng lên mạnh mẽ, quân Nhật không dám hoạt động như trước nữa; chính quyền tay sai Nhật từ tỉnh đến cơ sở lung lay, rệu rã; hàng loạt lính bảo an bỏ hàng ngũ. Điều kiện để khởi nghĩa từng phần ở các châu, phủ và cơ sở đã chín muồi.
Đầu tháng 7 năm 1945, Ban cán sự đề ra các chủ trương là gấp rút xây dựng lực lượng chính trị, tổ chức các đoàn thể cứu quốc, củng cố vững chắc khu căn cứ cách mạng, từ đó mở rộng hoạt động ra các vùng khác; tổ chức lại du kích tập trung thành các đội, chỉ để lại một bộ phận nhỏ bảo vệ khu căn cứ, còn phần lớn tiến vào phía Tây của tỉnh. Trong hoạt động, các trung đội võ trang lấy tuyên truyền xung phong làm chủ yếu, vận động, hỗ trợ dân phá các kho thóc của giặc, thuyết phục chính quyền tay sai Nhật các cấp tự giải tán; nhanh chóng thành lập ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời ở các xã trong khu căn cứ và vùng mới được giải phóng, tổ chức du kích, tự vệ ở những nơi đó.
Được thành lập ở chiến khu Vần - Hiền Lương, chỉ trong một thời gian rất ngắn, với số lượng đảng viên ít ỏi, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã thực hiện đúng đắn, sáng tạo chủ trương của Trung ương Đảng và Xứ uỷ Bắc Kỳ đã lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng ngày một phát triển, khởi nghĩa thành công, là một trong những địa phương tiêu biểu trong cả nước sớm giành được chính quyền và ít hao tổn xương máu trong cách mạng tháng Tám năm 1945.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã không ngừng trưởng thành và phát triển, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là hạt nhân lãnh đạo mọi phong trào cách mạng ở địa phương.