Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các cơ quan chức năng khắc phục những tồn tại, hạn chế; đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã.
Ảnh minh họa
Kinh tế hợp tác, hợp tác xã có vai trò và đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Trong thời gian qua, mặc dù còn khó khăn, nhiều hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, tạo thêm việc làm và thu nhập cho thành viên và người lao động và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (khoảng 5,6% GDP). Đến cuối năm 2017, cả nước có 20.092 hợp tác xã, 92.315 tổ hợp tác, 50 liên hiệp hợp tác xã, tỷ lệ hợp tác xã hoạt động có hiệu quả chiếm 45,3%. Trong đó có 11.688 hợp tác xã nông nghiệp, 3.939 hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 2.081 hợp tác xã thương mại, dịch vụ, 828 hợp tác xã xây dựng, 920 hợp tác xã giao thông vận tải, còn là hợp tác xã khác (môi trường, điện, y tế, du lịch…) và 1.178 quỹ tín dụng nhân dân.
Khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã đã hoạt động có hiệu quả tạo thêm việc làm và thu nhập cho thành viên và người lao động, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Nhiều hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới được thành lập, hoạt động đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực; số tổ hợp tác tiếp tục tăng; phần lớn các hợp tác xã đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi theo quy định của pháp luật, gần 50% hợp tác xã tăng trưởng về vốn kinh doanh.
Hệ thống Liên minh Hợp tác xã từ trung ương đến cơ sở đã thực hiện tốt các nhiệm vụ, chức trách được giao theo quy định là đại diện và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các thành viên.
Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, kinh tế hợp tác, hợp tác xã cũng còn nhiều hạn chế, phát triển còn chậm cả về số lượng và chất lượng (khoảng 20% hợp tác xã yếu kém); quản lý nhà nước còn chưa tập trung, bộ máy còn phân tán, chưa thống nhất từ trung ương đến địa phương, hoạt động chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý còn hạn chế, cơ chế chính sách thiếu đồng bộ và cụ thể hóa nên khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã gặp rất nhiều khó khăn...
Nguyên nhân là do nhận thức của một bộ phận người dân và đội ngũ cán bộ còn hạn chế, còn mặc cảm, lòng tin đối với hợp tác xã kiểu mới chưa cao; mặt khác, do ý thức trách nhiệm các cấp, các ngành và trình độ quản lý của các hợp tác xã còn hạn chế; công tác thông tin, báo cáo chưa sâu sát và kịp thời, việc đánh giá về kinh tế hợp tác chưa toàn diện, chưa thấy hết vai trò quan trọng của khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong phát triển kinh tế - chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, dẫn đến hạn chế trong đề xuất chính sách và quản lý nhà nước đối với kinh tế hợp tác, hợp tác xã.
Xây dựng, nhân rộng mô hình hiệu quả
Để khắc phục những hạn chế trên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu trong thời gian tới các đơn vị liên quan phải thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động cụ thể triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; Luật Hợp tác xã 2012, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII về kinh tế hợp tác, hợp tác xã, các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 22/5/2018; tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hợp tác xã, nâng cao nhận thức và tư duy về phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã; nâng cao vai trò và lợi ích của tổ chức hợp tác xã trong phát triển kinh tế - xã hội với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
Đồng thời, xây dựng, tổng kết, nhân rộng các mô hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, điển hình tiên tiến gắn với các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; triển khai Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Quyết định 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020; khẩn trương sửa đổi Nghị đinh 55/2015/NĐ-CP về tín dụng nông nghiệp và đề xuất chính sách về tích tụ ruộng đất trong nông nghiệp.
Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định trong Luật hợp tác xã; nghiên cứu, đề xuất giải pháp khắc phục những bất cập trong các quy định tại Luật hợp tác xã năm 2012; tạo điều kiện, phối hợp, hỗ trợ hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thực hiện vai trò nòng cốt phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã; ổn định tổ chức bộ máy, cơ chế, chính sách tương đương như các Bộ, ngành kinh tế có liên quan.
Đối với hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao theo Điều lệ của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tại Quyết định số 105/QĐ-TTg ngày 24/1/2017 và Chỉ thị 12/CT-TTg ngày 22/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, nhằm xây dựng hệ thống Liên minh hợp tác xã Việt Nam vững mạnh, đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã.
Cùng với đó là đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền chủ trương và chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển hợp tác xã, lợi ích của hợp tác xã mang lại cho các thành viên; tổng kết, nhân rộng các mô hình hợp tác xã hoạt động có hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức của người dân và các cấp, các ngành về hợp tác xã kiểu mới; phổ biến sáng kiến tuyên truyền có hiệu quả ở các địa phương; tổ chức diễn đàn, hội thảo, hội chợ theo vùng, toàn quốc; đẩy mạnh truyền thông về hợp tác xã sản xuất gắn với chuỗi giá trị.
Tăng cường phối hợp, hợp tác chặt chẽ với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, các tổ chức tín dụng khác, các tập đoàn và doanh nghiệp trong, ngoài nước để mở rộng cấp tín dụng đối với hợp tác xã; huy động các nguồn lực, tăng quy mô vốn, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã để nâng cao năng lực hỗ trợ, cung ứng dịch vụ cho hợp tác xã phù hợp chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác, khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ các tổ chức quốc tế phục vụ cho phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã; hợp tác quốc tế toàn diện, mở rộng quan hệ hợp tác, tìm kiếm, kêu gọi, mở rộng đối tác và khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ các tổ chức quốc tế phục vụ việc phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã; đổi mới và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đoàn, năng lực chỉ đạo, điều hành của các cơ quan hệ thống Liên minh hợp tác xã Việt Nam theo phương châm “Đoàn kết, Kỷ cương, Hành động, Sáng tạo, Hiệu quả”.
1172 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các cơ quan chức năng khắc phục những tồn tại, hạn chế; đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã.Kinh tế hợp tác, hợp tác xã có vai trò và đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Trong thời gian qua, mặc dù còn khó khăn, nhiều hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, tạo thêm việc làm và thu nhập cho thành viên và người lao động và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (khoảng 5,6% GDP). Đến cuối năm 2017, cả nước có 20.092 hợp tác xã, 92.315 tổ hợp tác, 50 liên hiệp hợp tác xã, tỷ lệ hợp tác xã hoạt động có hiệu quả chiếm 45,3%. Trong đó có 11.688 hợp tác xã nông nghiệp, 3.939 hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 2.081 hợp tác xã thương mại, dịch vụ, 828 hợp tác xã xây dựng, 920 hợp tác xã giao thông vận tải, còn là hợp tác xã khác (môi trường, điện, y tế, du lịch…) và 1.178 quỹ tín dụng nhân dân.
Khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã đã hoạt động có hiệu quả tạo thêm việc làm và thu nhập cho thành viên và người lao động, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Nhiều hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới được thành lập, hoạt động đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực; số tổ hợp tác tiếp tục tăng; phần lớn các hợp tác xã đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi theo quy định của pháp luật, gần 50% hợp tác xã tăng trưởng về vốn kinh doanh.
Hệ thống Liên minh Hợp tác xã từ trung ương đến cơ sở đã thực hiện tốt các nhiệm vụ, chức trách được giao theo quy định là đại diện và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các thành viên.
Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, kinh tế hợp tác, hợp tác xã cũng còn nhiều hạn chế, phát triển còn chậm cả về số lượng và chất lượng (khoảng 20% hợp tác xã yếu kém); quản lý nhà nước còn chưa tập trung, bộ máy còn phân tán, chưa thống nhất từ trung ương đến địa phương, hoạt động chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý còn hạn chế, cơ chế chính sách thiếu đồng bộ và cụ thể hóa nên khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã gặp rất nhiều khó khăn...
Nguyên nhân là do nhận thức của một bộ phận người dân và đội ngũ cán bộ còn hạn chế, còn mặc cảm, lòng tin đối với hợp tác xã kiểu mới chưa cao; mặt khác, do ý thức trách nhiệm các cấp, các ngành và trình độ quản lý của các hợp tác xã còn hạn chế; công tác thông tin, báo cáo chưa sâu sát và kịp thời, việc đánh giá về kinh tế hợp tác chưa toàn diện, chưa thấy hết vai trò quan trọng của khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong phát triển kinh tế - chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, dẫn đến hạn chế trong đề xuất chính sách và quản lý nhà nước đối với kinh tế hợp tác, hợp tác xã.
Xây dựng, nhân rộng mô hình hiệu quả
Để khắc phục những hạn chế trên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu trong thời gian tới các đơn vị liên quan phải thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động cụ thể triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; Luật Hợp tác xã 2012, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII về kinh tế hợp tác, hợp tác xã, các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 22/5/2018; tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hợp tác xã, nâng cao nhận thức và tư duy về phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã; nâng cao vai trò và lợi ích của tổ chức hợp tác xã trong phát triển kinh tế - xã hội với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
Đồng thời, xây dựng, tổng kết, nhân rộng các mô hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, điển hình tiên tiến gắn với các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; triển khai Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Quyết định 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020; khẩn trương sửa đổi Nghị đinh 55/2015/NĐ-CP về tín dụng nông nghiệp và đề xuất chính sách về tích tụ ruộng đất trong nông nghiệp.
Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định trong Luật hợp tác xã; nghiên cứu, đề xuất giải pháp khắc phục những bất cập trong các quy định tại Luật hợp tác xã năm 2012; tạo điều kiện, phối hợp, hỗ trợ hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thực hiện vai trò nòng cốt phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã; ổn định tổ chức bộ máy, cơ chế, chính sách tương đương như các Bộ, ngành kinh tế có liên quan.
Đối với hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao theo Điều lệ của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tại Quyết định số 105/QĐ-TTg ngày 24/1/2017 và Chỉ thị 12/CT-TTg ngày 22/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, nhằm xây dựng hệ thống Liên minh hợp tác xã Việt Nam vững mạnh, đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã.
Cùng với đó là đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền chủ trương và chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển hợp tác xã, lợi ích của hợp tác xã mang lại cho các thành viên; tổng kết, nhân rộng các mô hình hợp tác xã hoạt động có hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức của người dân và các cấp, các ngành về hợp tác xã kiểu mới; phổ biến sáng kiến tuyên truyền có hiệu quả ở các địa phương; tổ chức diễn đàn, hội thảo, hội chợ theo vùng, toàn quốc; đẩy mạnh truyền thông về hợp tác xã sản xuất gắn với chuỗi giá trị.
Tăng cường phối hợp, hợp tác chặt chẽ với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, các tổ chức tín dụng khác, các tập đoàn và doanh nghiệp trong, ngoài nước để mở rộng cấp tín dụng đối với hợp tác xã; huy động các nguồn lực, tăng quy mô vốn, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã để nâng cao năng lực hỗ trợ, cung ứng dịch vụ cho hợp tác xã phù hợp chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác, khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ các tổ chức quốc tế phục vụ cho phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã; hợp tác quốc tế toàn diện, mở rộng quan hệ hợp tác, tìm kiếm, kêu gọi, mở rộng đối tác và khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ các tổ chức quốc tế phục vụ việc phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã; đổi mới và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đoàn, năng lực chỉ đạo, điều hành của các cơ quan hệ thống Liên minh hợp tác xã Việt Nam theo phương châm “Đoàn kết, Kỷ cương, Hành động, Sáng tạo, Hiệu quả”.