Từ sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên, mà nòng cốt là trạm y tế xã, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em CSSKBMTEDTTS) không ngừng được nâng lên, góp phần nâng cao năng lực cải thiện sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em (BMTE) thông qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, thay đổi hành vi, giúp họ tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình.
Các bà mẹ dân tộc thiểu số thường xuyên đến Trạm Y tế xã để kiểm tra định kì.
Năm 2011, Dự án “Cải thiện sức khỏe BMTEDTTS thông qua hành vi có lợi cho sức khỏe” được triển khai trên địa bàn huyện Văn Yên và Phong Dụ Hạ là một trong những xã đầu tiên được triển khai Dự án. Là xã đặc biệt khó khăn, có nhiều đồng bào DTTS sinh sống, trong đó, dân tộc Tày chiếm trên 70%, trình độ dân trí không đồng đều, tập quán lạc hậu… nên việc CSSKBMTE gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ khám phụ khoa còn thấp; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng chỉ đạt mức độ trung bình; nhiều trường hợp kết hôn và mang thai sớm. Trước thực trạng này, cùng với sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền và sự nỗ lực Trạm Y tế xã nên thời gian gần đây, người dân đã có nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức, hành vi, nhất là đối tượng hưởng lợi từ Dự án.
Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền - Trưởng Trạm Y tế xã cho biết: xã có địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, có thôn cách trung tâm xã đến gần chục cây số, do đó, việc tổ chức chiến dịch CSSK sinh sản tại vùng đặc biệt khó khăn, nơi ít tiếp xúc với dịch vụ y tế, tư vấn sức khỏe cho các bà mẹ, khám thai định kỳ, chăm sóc thai nghén, chống suy dinh dưỡng trẻ từ trong bào thai... còn hạn chế. Hơn thế, nhiều hủ tục vẫn tồn tại trong tiềm thức của người dân như phải đẻ bằng được con trai để nối dõi; tỷ lệ đẻ mau chiếm khá cao; tình trạng kết hôn và mang thai sớm vẫn xảy ra, nhất là ở thôn 9, thôn 3. Tuy nhiên, những năm qua, bằng nhiều hoạt động thiết thực, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành nên tình trạng trên cơ bản được cải thiện.
Để đạt kết quả đó, trước hết phải nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân, đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe như: nói chuyện chuyên đề cho phụ nữ mang thai, thanh thiếu niên, lồng ghép qua các buổi họp thôn; phát các thông điệp trên đài truyền thanh của xã. Trạm Y tế xã đã thành lập điểm tư vấn dân số - sức khỏe sinh sản hoạt động thường xuyên, thu hút nhiều người tham gia. Đặc biệt, xã được sự can thiệp của Dự án đã tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế thôn bản, các cặp vợ chồng trẻ, mẹ chồng, thanh thiếu niên.
Ngoài ra, phát tài liệu cho 9/9 thôn, bản với nhiều nội dung đề cập về kết hôn và mang thai sớm, chuẩn bị cho cuộc đẻ an toàn, mất cân bằng giới tính khi sinh, những dấu hiệu nguy hiểm trong thời gian mang thai... Đồng thời, Trạm cùng với cán bộ y tế thôn bản chủ động tổ chức các chiến dịch CSSK sinh sản cho phụ nữ, đặc biệt là nơi còn khó khăn, nơi có mức sinh cao; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ tại cơ sở y tế, duy trì tỉ lệ giảm sinh, giảm có thai ngoài ý muốn, đa dạng hóa các phương pháp tránh thai và cung cấp dịch vụ tránh thai có chất lượng.
Bằng nhiều hoạt động thiết thực, việc chăm sóc cho trẻ em được duy trì thực hiện tốt tại các thôn, bản. Qua 6 tháng đầu năm 2015, trẻ em dưới 2 tuổi đều được cân, đo 1 lần/quý, trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng được cân hàng tháng, 99,8% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng... Do đó, 100% trẻ em được quản lý chăm sóc, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm đáng kể và chỉ còn 22%. Công tác CSSK bà mẹ mang thai và sau sinh cũng được đặc biệt chú trọng.
Hiện tại, Trạm quản lý tất cả bà mẹ đến theo dõi thai và khi sinh tại cơ sở y tế đều được chăm sóc sau sinh và tất cả các bà mẹ được tiêm phòng uốn ván mũi 2 trở lên, được tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ. Do đó, thời gian gần đây, xã không có trường hợp nào tai biến sản, sau khi sinh được cán bộ y tế thôn bản thăm và tư vấn. Bên cạnh đó, Trạm còn tăng cường công tác dự phòng và điều trị có hiệu quả các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, các bệnh lây qua đường tình dục, CSSK vị thành niên thông qua tư vấn và cung cấp các dịch vụ CSSK sinh sản phù hợp với lứa tuổi.
1419 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Từ sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên, mà nòng cốt là trạm y tế xã, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em CSSKBMTEDTTS) không ngừng được nâng lên, góp phần nâng cao năng lực cải thiện sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em (BMTE) thông qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, thay đổi hành vi, giúp họ tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình.
Năm 2011, Dự án “Cải thiện sức khỏe BMTEDTTS thông qua hành vi có lợi cho sức khỏe” được triển khai trên địa bàn huyện Văn Yên và Phong Dụ Hạ là một trong những xã đầu tiên được triển khai Dự án. Là xã đặc biệt khó khăn, có nhiều đồng bào DTTS sinh sống, trong đó, dân tộc Tày chiếm trên 70%, trình độ dân trí không đồng đều, tập quán lạc hậu… nên việc CSSKBMTE gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ khám phụ khoa còn thấp; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng chỉ đạt mức độ trung bình; nhiều trường hợp kết hôn và mang thai sớm. Trước thực trạng này, cùng với sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền và sự nỗ lực Trạm Y tế xã nên thời gian gần đây, người dân đã có nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức, hành vi, nhất là đối tượng hưởng lợi từ Dự án.
Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền - Trưởng Trạm Y tế xã cho biết: xã có địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, có thôn cách trung tâm xã đến gần chục cây số, do đó, việc tổ chức chiến dịch CSSK sinh sản tại vùng đặc biệt khó khăn, nơi ít tiếp xúc với dịch vụ y tế, tư vấn sức khỏe cho các bà mẹ, khám thai định kỳ, chăm sóc thai nghén, chống suy dinh dưỡng trẻ từ trong bào thai... còn hạn chế. Hơn thế, nhiều hủ tục vẫn tồn tại trong tiềm thức của người dân như phải đẻ bằng được con trai để nối dõi; tỷ lệ đẻ mau chiếm khá cao; tình trạng kết hôn và mang thai sớm vẫn xảy ra, nhất là ở thôn 9, thôn 3. Tuy nhiên, những năm qua, bằng nhiều hoạt động thiết thực, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành nên tình trạng trên cơ bản được cải thiện.
Để đạt kết quả đó, trước hết phải nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân, đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe như: nói chuyện chuyên đề cho phụ nữ mang thai, thanh thiếu niên, lồng ghép qua các buổi họp thôn; phát các thông điệp trên đài truyền thanh của xã. Trạm Y tế xã đã thành lập điểm tư vấn dân số - sức khỏe sinh sản hoạt động thường xuyên, thu hút nhiều người tham gia. Đặc biệt, xã được sự can thiệp của Dự án đã tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế thôn bản, các cặp vợ chồng trẻ, mẹ chồng, thanh thiếu niên.
Ngoài ra, phát tài liệu cho 9/9 thôn, bản với nhiều nội dung đề cập về kết hôn và mang thai sớm, chuẩn bị cho cuộc đẻ an toàn, mất cân bằng giới tính khi sinh, những dấu hiệu nguy hiểm trong thời gian mang thai... Đồng thời, Trạm cùng với cán bộ y tế thôn bản chủ động tổ chức các chiến dịch CSSK sinh sản cho phụ nữ, đặc biệt là nơi còn khó khăn, nơi có mức sinh cao; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ tại cơ sở y tế, duy trì tỉ lệ giảm sinh, giảm có thai ngoài ý muốn, đa dạng hóa các phương pháp tránh thai và cung cấp dịch vụ tránh thai có chất lượng.
Bằng nhiều hoạt động thiết thực, việc chăm sóc cho trẻ em được duy trì thực hiện tốt tại các thôn, bản. Qua 6 tháng đầu năm 2015, trẻ em dưới 2 tuổi đều được cân, đo 1 lần/quý, trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng được cân hàng tháng, 99,8% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng... Do đó, 100% trẻ em được quản lý chăm sóc, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm đáng kể và chỉ còn 22%. Công tác CSSK bà mẹ mang thai và sau sinh cũng được đặc biệt chú trọng.
Hiện tại, Trạm quản lý tất cả bà mẹ đến theo dõi thai và khi sinh tại cơ sở y tế đều được chăm sóc sau sinh và tất cả các bà mẹ được tiêm phòng uốn ván mũi 2 trở lên, được tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ. Do đó, thời gian gần đây, xã không có trường hợp nào tai biến sản, sau khi sinh được cán bộ y tế thôn bản thăm và tư vấn. Bên cạnh đó, Trạm còn tăng cường công tác dự phòng và điều trị có hiệu quả các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, các bệnh lây qua đường tình dục, CSSK vị thành niên thông qua tư vấn và cung cấp các dịch vụ CSSK sinh sản phù hợp với lứa tuổi.