Là xã vùng cao của huyện Văn Chấn (Yên Bái), Suối Giàng có 595 hộ dân, gần 3.000 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào Mông sinh sống ở 8 thôn, bản. Do trình độ dân trí thấp, phong tục, tập quán lạc hậu, cộng với đặc thù là điểm thăm quan, du lịch thu hút ngày càng nhiều du khách nên việc bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở đây đang trở nên khó khăn.
Lực lượng Công an và dân quân xã Suối Giàng cùng lực lượng cảnh sát giao thông Công an huyện Văn Chấn kiểm tra giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện giao thông.
Những năm qua, Đảng ủy, chính quyền xã Suối
Giàng và lực lượng Công an huyện Văn Chấn đã dành sự quan tâm, chỉ đạo về công
tác bảo đảm an ninh trật tự (ANTT), Ban Công an xã đã được củng cố và có nhiều
cố gắng. Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” được phát động. Việc
tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được cán bộ,
đảng viên, nhất là lực lượng Công an xã làm rất tích cực. Nhiều buổi họp thôn,
sinh hoạt của các đoàn thể được tổ chức nhằm tập trung tuyên truyền hoặc lồng
ghép tuyên truyền những vấn đề về ANTT như: phòng cháy, chữa cháy rừng, quản lý
vũ khí, vật liệu nổ; bài trừ ma túy, chống truyền đạo trái phép…
Riêng năm 2014, Ban Công an xã Suối Giàng
đã tổ chức 8 buổi họp chuyên đề tại 8 thôn, bản, thu hút 1.251 người ở 517 hộ
tham gia. Lực lượng Công an xã với sự giúp đỡ của các đội nghiệp vụ Công an
huyện, đặc biệt là cán bộ trực tiếp phụ trách địa bàn đã xây dựng nhiều phương
án, kế hoạch, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ nhằm nắm chắc địa bàn, đấu tranh
ngăn chặn có hiệu quả đối với các loại hình tội phạm. Công tác quản lý hộ khẩu
theo Nghị định số 51 của Chính phủ được tổ chức thực hiện tốt.
Việc điều chỉnh, tách, ghép hộ thời gian
gần đây diễn ra khá nhiều (do quy mô hộ gia đình của đồng bào Mông đang có xu
thế giảm) nhưng vẫn được Ban Công an xã thực hiện đầy đủ. Bên cạnh đó, lực
lượng công an viên còn củng cố, duy trì tốt các điểm trình báo tạm trú, tạm
vắng, tuyên truyền, hướng dẫn để bà con thực hiện nghiêm việc trình báo tạm trú,
tạm vắng, góp phần quản lý dân cư, ngăn chặn tình trạng vượt biên trái phép,
đặc biệt là đấu tranh, ngăn chặn các thế lực thù địch cài cắm vào địa bàn tuyên
truyền, chống phá Đảng, Nhà nước, phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, lợi dụng sự
thiếu hiểu biết của bà con để truyền bá tà đạo.
Việc thực hiện Nghị định số 147 của Chính
phủ về công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ cũng được xã thường xuyên tổ chức
thực hiện. Nói để người dân không sản xuất, tàng trữ, sử dụng các loại súng săn
là chuyện không dễ. Khẩu súng kíp từ bao đời đã là “người bạn” của đàn ông
Mông. Việc săn bắn thú rừng làm thức ăn cũng đã trở thành thói quen và là sự thích
thú của nhiều người nhưng phải tuyên truyền để bà con hiểu, săn bắn thú rừng là
phạm pháp. Hơn nữa, có súng trong tay, đôi khi dẫn đến những hậu quả khôn
lường, từ chuyện súng cướp cò, săn bắn nhầm người đến việc mâu thuẫn, thiếu kìm
chế rồi lấy súng ra “giải quyết”… Với sự kiên trì vận động và nhất là nêu những
thí dụ về tác hại của súng kíp, các công an viên đã giúp nhiều người
tự giác giao nộp súng.
Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, của
lực lượng công an, Suối Giàng đang bình yên và no ấm, an ninh chính trị ngày
càng được giữ vững. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển về kinh tế đã kéo theo
những tai tệ nạn xã hội, phát sinh những vấn đề liên quan đến trật tự xã hội.
Người dân Suối Giàng bây giờ dùng mô tô, xe máy để thay đôi chân và vó ngựa nhưng
còn rất nhiều người Mông đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, chở hàng cồng kềnh,
phóng nhanh, vượt ẩu; sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông; xe thiếu các
thiết bị hoặc các thiết bị bảo đảm an toàn như: đèn, phanh, gương chiếu
hậu... không tác dụng rất phổ biến. Tiếc là ở Suối Giàng và nhiều vùng quê khác
vẫn còn nhiều người có tư tưởng đội mũ bảo hiểm chỉ để công an không… phạt, chứ
không nghĩ đội mũ là để an toàn cho bản thân mình!
Một vấn đề đang trở nên nhức nhối ở Suối
Giàng chính là tình trạng mẫu thuẫn trong nội bộ nhân dân liên quan đến tranh
chấp đất đai và gây rối ANTT, đánh cãi nhau đôi khi chỉ vì những lý do rất nhỏ
hoặc chỉ vì… rượu. Thống kê của Ban Công an xã cho thấy, năm 2014, trên địa bàn
xã đã xảy ra 23 vụ việc/40 đối tượng, trong đó chủ yếu vẫn là mâu thuẫn gia đình,
tranh chấp đất đai, gia súc phá hoại hoa màu; 6 tháng đầu năm 2015, số này
đã là 17 vụ/37 đối tượng và lý do vẫn chủ yếu là tranh chấp đất đai và gây rối
trật tự.
Từ những vấn đề trên cho thấy, công tác
tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân ở Suối Giàng cần có sự đổi mới,
sát với tình hình thực tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ
hòa giải, đề cao vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng. Nâng cao ý
thức, trách nhiệm của người dân trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, pháp
luật của Nhà nước; nắm bắt tình hình, ngăn chặn hiệu quả, không để phát sinh và
giải quyết dứt điểm mọi vụ việc ngay tại cơ sở là những việc làm thiết thực để
Suối Giàng bình yên, là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
1340 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Là xã vùng cao của huyện Văn Chấn (Yên Bái), Suối Giàng có 595 hộ dân, gần 3.000 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào Mông sinh sống ở 8 thôn, bản. Do trình độ dân trí thấp, phong tục, tập quán lạc hậu, cộng với đặc thù là điểm thăm quan, du lịch thu hút ngày càng nhiều du khách nên việc bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở đây đang trở nên khó khăn.
Những năm qua, Đảng ủy, chính quyền xã Suối
Giàng và lực lượng Công an huyện Văn Chấn đã dành sự quan tâm, chỉ đạo về công
tác bảo đảm an ninh trật tự (ANTT), Ban Công an xã đã được củng cố và có nhiều
cố gắng. Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” được phát động. Việc
tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được cán bộ,
đảng viên, nhất là lực lượng Công an xã làm rất tích cực. Nhiều buổi họp thôn,
sinh hoạt của các đoàn thể được tổ chức nhằm tập trung tuyên truyền hoặc lồng
ghép tuyên truyền những vấn đề về ANTT như: phòng cháy, chữa cháy rừng, quản lý
vũ khí, vật liệu nổ; bài trừ ma túy, chống truyền đạo trái phép…
Riêng năm 2014, Ban Công an xã Suối Giàng
đã tổ chức 8 buổi họp chuyên đề tại 8 thôn, bản, thu hút 1.251 người ở 517 hộ
tham gia. Lực lượng Công an xã với sự giúp đỡ của các đội nghiệp vụ Công an
huyện, đặc biệt là cán bộ trực tiếp phụ trách địa bàn đã xây dựng nhiều phương
án, kế hoạch, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ nhằm nắm chắc địa bàn, đấu tranh
ngăn chặn có hiệu quả đối với các loại hình tội phạm. Công tác quản lý hộ khẩu
theo Nghị định số 51 của Chính phủ được tổ chức thực hiện tốt.
Việc điều chỉnh, tách, ghép hộ thời gian
gần đây diễn ra khá nhiều (do quy mô hộ gia đình của đồng bào Mông đang có xu
thế giảm) nhưng vẫn được Ban Công an xã thực hiện đầy đủ. Bên cạnh đó, lực
lượng công an viên còn củng cố, duy trì tốt các điểm trình báo tạm trú, tạm
vắng, tuyên truyền, hướng dẫn để bà con thực hiện nghiêm việc trình báo tạm trú,
tạm vắng, góp phần quản lý dân cư, ngăn chặn tình trạng vượt biên trái phép,
đặc biệt là đấu tranh, ngăn chặn các thế lực thù địch cài cắm vào địa bàn tuyên
truyền, chống phá Đảng, Nhà nước, phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, lợi dụng sự
thiếu hiểu biết của bà con để truyền bá tà đạo.
Việc thực hiện Nghị định số 147 của Chính
phủ về công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ cũng được xã thường xuyên tổ chức
thực hiện. Nói để người dân không sản xuất, tàng trữ, sử dụng các loại súng săn
là chuyện không dễ. Khẩu súng kíp từ bao đời đã là “người bạn” của đàn ông
Mông. Việc săn bắn thú rừng làm thức ăn cũng đã trở thành thói quen và là sự thích
thú của nhiều người nhưng phải tuyên truyền để bà con hiểu, săn bắn thú rừng là
phạm pháp. Hơn nữa, có súng trong tay, đôi khi dẫn đến những hậu quả khôn
lường, từ chuyện súng cướp cò, săn bắn nhầm người đến việc mâu thuẫn, thiếu kìm
chế rồi lấy súng ra “giải quyết”… Với sự kiên trì vận động và nhất là nêu những
thí dụ về tác hại của súng kíp, các công an viên đã giúp nhiều người
tự giác giao nộp súng.
Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, của
lực lượng công an, Suối Giàng đang bình yên và no ấm, an ninh chính trị ngày
càng được giữ vững. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển về kinh tế đã kéo theo
những tai tệ nạn xã hội, phát sinh những vấn đề liên quan đến trật tự xã hội.
Người dân Suối Giàng bây giờ dùng mô tô, xe máy để thay đôi chân và vó ngựa nhưng
còn rất nhiều người Mông đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, chở hàng cồng kềnh,
phóng nhanh, vượt ẩu; sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông; xe thiếu các
thiết bị hoặc các thiết bị bảo đảm an toàn như: đèn, phanh, gương chiếu
hậu... không tác dụng rất phổ biến. Tiếc là ở Suối Giàng và nhiều vùng quê khác
vẫn còn nhiều người có tư tưởng đội mũ bảo hiểm chỉ để công an không… phạt, chứ
không nghĩ đội mũ là để an toàn cho bản thân mình!
Một vấn đề đang trở nên nhức nhối ở Suối
Giàng chính là tình trạng mẫu thuẫn trong nội bộ nhân dân liên quan đến tranh
chấp đất đai và gây rối ANTT, đánh cãi nhau đôi khi chỉ vì những lý do rất nhỏ
hoặc chỉ vì… rượu. Thống kê của Ban Công an xã cho thấy, năm 2014, trên địa bàn
xã đã xảy ra 23 vụ việc/40 đối tượng, trong đó chủ yếu vẫn là mâu thuẫn gia đình,
tranh chấp đất đai, gia súc phá hoại hoa màu; 6 tháng đầu năm 2015, số này
đã là 17 vụ/37 đối tượng và lý do vẫn chủ yếu là tranh chấp đất đai và gây rối
trật tự.
Từ những vấn đề trên cho thấy, công tác
tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân ở Suối Giàng cần có sự đổi mới,
sát với tình hình thực tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ
hòa giải, đề cao vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng. Nâng cao ý
thức, trách nhiệm của người dân trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, pháp
luật của Nhà nước; nắm bắt tình hình, ngăn chặn hiệu quả, không để phát sinh và
giải quyết dứt điểm mọi vụ việc ngay tại cơ sở là những việc làm thiết thực để
Suối Giàng bình yên, là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.